【ket qua galatasaray】Ứng dụng AI và công nghệ học máy trong quản lý hải quan và biên giới
Hợp tác trong ứng dụng công nghệ giúp công tác quản lý hải quan đạt hiệu quả hơn Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại Công nghệ có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát biên giới Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu |
Các đại biểu tham gia Phiên thảo luận tại Hội nghị và Triển lãm Công nghệ của Tổ chúc Hải quan thế giới do Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội từ 10 đến 12/10/2023. |
Lợi ích của AI và công nghệ ML đối với hoạt động chuyên ngành và kiểm soát biên giới
Theo báo cáo của WCO, sử dụng dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, AI và ML trong hải quan và quản lý biên giới mang lại cơ hội to lớn cho việc lưu thông qua lại biên giới của người dân cũng như tạo thuận lợi cho thương mại giữa các nước.
Ngày nay, khi việc đi lại của người dân cũng như giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, chỉ có áp dụng công nghệ mới có thể giúp cơ quan quản lý lưu giữ và phân tích được lượng dữ liệu khổng lồ ngày càng tăng này.
Những công nghệ này có thể được sử dụng để quản lý dữ liệu, phân tích, phát hiện và dự đoán các mẫu chính xác hơn con người. Công nghệ kiểm tra trực quan và nhận dạng khuôn mặt cũng như phân tích hành vi và dự đoán, cũng có thể được nghiên cứu thêm để sử dụng trong hải quan và quản lý biên giới.
Ứng dụng AI trong quản lý hải quan và biên giới nhằm: xây dựng mô hình thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế tại biên giới; phân loại sản phẩm theo Hệ thống hài hòa (HS), đơn giản hóa các vấn đề cho người dùng và tạo điều kiện cho cả Hải quan và DN tuân thủ tốt hơn; hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra hải quan, nhằm xác định các điểm bất thường nhanh hơn, chính xác hơn và từ đó giúp công chức Hải quan tập trung kiểm tra các lĩnh vực, đối tượng rủi ro cao về không tuân thủ; cải thiện việc nhắm mục tiêu dựa trên rủi ro đối với các lô hàng thương mại, cũng như cung cấp và phân tích dữ liệu trong quá trình kiểm tra lô hàng bằng cách sử dụng công nghệ kính thực tế ảo tăng cường/hỗn hợp để phát hiện hàng lậu và hàng giả; phân tích hình ảnh container chụp bằng máy soi tia X-quang để nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hóa; giám sát và kiểm soát hậu cần tại kho hải quan và khu ngoại quan; xác định hành khách và phương tiện có nguy cơ cao bằng cách sử dụng công nghệ tìm kiếm trực quan và nhận dạng khuôn mặt tại biên giới.
Điều này có thể được mở rộng hơn nữa để tạo ra các phân tích thông minh nhằm dự đoán kết quả trong tương lai, tạo điều kiện cho việc chuẩn bị và quản lý rủi ro tốt hơn; cung cấp dịch vụ tốt hơn bằng cách đặt robot điều tra cho hành khách tại biên giới; cung cấp dịch vụ tự nộp thuế hải quan bằng cách phát triển ứng dụng thanh toán di động tại biên giới...
Không những thế, WCO đã phát triển một số công cụ để hỗ trợ các cơ quan Hải quan thành viên phát triển công nghệ phân tích dữ liệu và nâng cao khả năng phân tích dữ liệu.
Ví dụ như “Sổ tay về phân tích dữ liệu” (2018) nhằm mục đích trình bày tổng quan về công nghệ phân tích dữ liệu và cụ thể hơn các vấn đề như phân tích dữ liệu là gì. Phân tích dữ liệu hoạt động như thế nào và lợi ích mà phân tích dữ liệu đối với Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Sổ tay cung cấp hướng dẫn về cách tận dụng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, phác thảo các vấn đề liên quan đến quản trị dữ liệu và giới thiệu một số công cụ phân tích dữ liệu phổ biến, chẳng hạn như phân tích dự đoán, điện toán biết nhận thức và ngôn ngữ lập trình thống kê.
Ngoài “Sổ tay về phân tích dữ liệu”, WCO còn xây dựng “Khung xây dựng năng lực về Phân tích dữ liệu” giúp nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho công chức Hải quan nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn dữ liệu gia tăng nhanh chóng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, sáng suốt dựa trên dữ liệu.
Ứng dụng AI và công nghệ ML của một số cơ quan Hải quan trên thế giới
Trong các hội thảo WCO về các công nghệ tổ chức thường niên qua các năm 2021, 2022 và 2023, một số cơ quan Hải quan thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc ứng dụng công nghệ trong công tác nghiệp vụ hải quan.
Hải quan Botswana triển khai thanh toán trực tuyến thông qua ứng dụng di động (BURS Mtax), mang lại một số lợi ích cho Cộng đồng thương mại cũng như cơ quan thu thuế.
“TaxOnApp” của Hải quan Zambia là một ví dụ khác về kiểu triển khai này. Hệ thống phát hiện gian lận thông minh của Hệ thống thông tin hải quan tích hợp Nigeria (NICIS) là công nghệ AI/ML được thiết kế để hỗ trợ nhân viên dịch vụ Hải quan Nigeria thực hiện phân tích rủi ro đối với thông tin khai báo, xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian ngắn nhất.
Hải quan Azerbaijan đang thực hiện một dự án xử lý tờ khai bằng AI/ML. Hải quan El Salvador đã thành lập “Cục trí tuệ nhân tạo” nhằm cải thiện một số quy trình bằng cách triển khai AI, chẳng hạn như quản lý rủi ro, xử lý hình ảnh và định giá hàng hóa.
Hải quan Indonesia sử dụng AI/ML cho mục đích quản lý rủi ro hành khách và quản lý rủi ro nhập khẩu.
Hải quan Liên bang Nga cũng sử dụng AI cho mục đích quản lý rủi ro. Hải quan Nhật Bản sử dụng AI cho mục đích quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan.
Tại Hội nghị và Triển lãm Công nghệ của WCO 2023 diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam, ông Philippe Duponteil, Cục trưởng phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số về thuế và hải quan thuộc Tổng cục Thuế và Hải quan, Ủy ban châu Âu đã có những chia sẻ về ứng dụng AI trong hoạt động hải quan.
AI có nhiều ứng dụng thực tế khác nhau trong hoạt động hải quan và có thể mang lại nhiều lợi ích. Theo đó AI được ứng dụng trong quản lý rủi ro và phân tích dự đoán. AI chắc chắn có thể phân tích khối lượng dữ liệu lớn hơn con người và có thể nhận diện các xu hướng chưa rõ ràng.
AI không chỉ có thể phân tích khối lượng lớn dữ liệu văn bản (như tờ khai hải quan), mà còn phân tích hình ảnh và đối chiếu với nội dung trong tờ khai hải quan.
Bên cạnh việc ứng dụng AI trong quản lý rủi ro và phân tích dự đoán, AI cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực hải quan và cho mục đích đào tạo. Ví dụ: tại Ủy ban châu Âu, AI được sử dụng để tạo các mô hình học tập điện tử về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến hoạt động hải quan và thuế. Thông thường, một kịch bản sẽ được chuẩn bị sẵn, sau đó AI sẽ tạo ra giáo viên kỹ thuật số có giọng nói trình bày và giảng dạy.
Tuy nhiên, chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào AI trong công việc. Bởi vì AI có thể đưa ra những quyết định chưa chính xác. Những quyết định này có thể ảnh hưởng đến cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân, đồng thời làm mất lòng tin của họ, theo đó gây thiệt hại về số thu ngân sách.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thủ tướng: Phát triển ngành Halal vừa là 'cơ hội vàng', vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
- ·Đà Nẵng thu hút đầu tư có chọn lọc
- ·Sắp có tàu đường sắt du lịch bằng đầu máy hơi nước đoạn Huế
- ·Hiểu về việc hoàn thành khối lượng công việc của hợp đồng tương tự
- ·Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số Việt Nam
- ·Công an TP.Tân Uyên: Xử phạt nhiều trường hợp vi phạm giao thông từ hình ảnh người dân cung cấp
- ·[Infographic] 13 chỉ tiêu kinh tế
- ·Một số điểm mới về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới
- ·Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng
- ·Dấu mốc lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia
- ·Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
- ·Nhanh chóng được nhận lại tiền sau khi chuyển khoản nhầm
- ·Đề xuất vay 188 triệu USD ODA Hàn Quốc xây cầu Mỹ Thuận 2
- ·Kỷ lục FDI 10 tháng và dấu ấn các nền kinh tế APEC
- ·Cách sử dụng máy phát điện an toàn, tránh ngộ độc khí
- ·[Infographic] Quy hoạch 5 đường trên cao chạy quanh Thủ đô Hà Nội
- ·Đề xuất thêm phương án xây cầu Mỹ Thuận 2 gần 6.000 tỷ đồng bằng hình thức PPP
- ·Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng xây dựng Nhà máy nước sạch DNP – Bắc Giang
- ·Vụ tử vong sau hút mỡ bụng tại BV Thẩm mỹ GangWhoo: Sở Y tế xử phạt hành chính
- ·Kinh doanh casino: Ưu đãi lớn ở các đặc khu