【kết quả vô địch quốc gia phần lan】Nên biến tất cả các trường thành trường chuyên
Có quan niệm sai lầm từ lâu: chuyên là để đào tạo học sinh giỏi!
Nguồn gốc sâu xa của việc dạy chuyên không phải là để đào tạo học sinh giỏi mà là giúp học sinh có thể đi sâu vào các định hướng phát triển nghề nghiệp sau này. Dễ thấy rằng những kiến thức cơ bản phổ cập thì chương trình lớp 9 (hết cấp 2) hiện nay chỉ cần bớt nội dung của một số môn và thêm vào một số nội dung mới là đủ cho một người bình thường.
Có nên xóa trường chuyên, lớp chọn
Nếu như vẫn còn e ngại thì một vài nội dung có thể bổ sung trong năm lớp 10 như các môn bắt buộc. Gần như toàn bộ thời gian và nội dung còn lại trong chương trình cấp 3 nên là định hướng nghề nghiệp sau này sao cho phù hợp với năng lực, sở thích, năng khiếu, lựa chọn tương lai của học sinh và nhu cầu xã hội.
Chẳng có lý do gì để một người sau này làm thợ điện lại phải học các nội dung toán, lý, hóa, sinh vật, văn học hay lích sử trong chương trình lớp 11, 12 hiện nay. Thay vào đó nên học sâu hơn về diện dân dụng, các kỹ năng thực hành, và những ứng dụng liên quan.
Đã có những nỗ lực cải tiến theo hướng đó như việc phân ban đã từng áp dụng trước đây, tuy nhiên việc đó mắc những sai lầm về nguyên tắc:
- Phân ban cũng chỉ là để theo định hướng thi đại học
- Phân ban theo môn học chứ không theo định hướng nghề nghiệp
- Phân ban nhưng chỉ là để các môn trong ban học nhiều hơn
- Phân ban nhưng toàn bộ chương trình (các môn khác) giữ nguyên
Cái đó là cải tiến nửa vời, hiển nhiên sẽ không mang lại thay đổi cơ bản cho giáo dục. Không bớt được nội dung đang có nên không thể bổ sung một cách thực sự, đủ những gì mà xã hội hiện đại cần như ngoại ngữ, tin học, phương pháp tư duy, kỹ năng viết, kỹ năng thực hành,...
Trong khi đó hầu hết các nước, kể các cả nước ASEAN như Thailand, Philippines, Malaysia,... đã thay đổi căn bản nền giáo dục của họ theo hướng phù hợp với thế giới hiện đại và dễ dàng hòa nhập với các nước tiên tiến phương tây, Hàn Quốc, Nhật Bản,..
Khi học hết cấp 2 như ở ta. Học sinh có thể lựa chọn roadmap khá đa dạng phù hợp với năng lực và mong muốn của mình:
1) Lớp 10, 11 -> foundation -> đại học
2) O-Level (2 năm) -> foundation -> đại học
3) O-Level -> A-Level - đại học
4) O-Level -> college
5) O-Level -> học nghề kỹ thuật
6) Học nghề
7) Còn nhiều cách khác, tôi chưa tìm hiểu kỹ
Dù theo cách nào thì nội dung học vẫn tập trung cho mục đích cuối cùng là học sinh học để làm gì? Các môn bắt buộc rất ít. Hồi con gái tôi học O-Level ở Singapore chỉ có 2 môn là bắt buộc: văn học và tiếng Anh. Mỗi kỳ có 3-4 môn lựa chọn, học sinh có thể lựa chọn phù hợp với đầu vào của chặng tiếp theo (Foundation / A-Level / college,..) và ngành nghề học đại học hoặc sở thích/năng khiếu của mình.
Như vậy giai đoạn tương đương cấp 3 ở VN là việc chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên sâu cả về kiến thức và kỹ năng cho việc tiếp theo đó học sinh muốn làm gì? muốn phát triển theo hướng nào? Muốn đi sau vào lĩnh vực nào?...
Phải chăng đấy chính là chuyên?
Điểm khác biệt là: học sinh phải học ít hơn (5-6 môn mỗi học kỳ) nhưng lại được chuẩn bị tốt hơn rất nhiều cho giai đoạn tiếp theo. Còn vô khối thời gian để tham gia hoạt động xã hội, thể thao, vui chơi hoặc thậm chí là nghiên cứu về loài tảo!
Điểm khác biệt là: chuyên để học sinh có thể lựa chọn các môn học và đường đi phù hợp với năng lực, mong muốn và sở thích của mình cũng nhưng tính toán đến nhu cầu của thị trường lao động sau này.
Điểm khác biệt là: chuyên không phải để dạy một số học sinh giỏi, trên cơ sở tuyển chọn đầu vào ngặt nghèo mà chuyên là để học sinh ra trường có kỹ năng và kiến thức phù hợp với định hướng và yêu cầu của xã hội.
Điểm khác biệt là: trừ một số ngành đòi hỏi năng khiếu đặc biệt, bất cứ học sinh bình thường nào nếu thực sự yêu thích, mong muốn và quyết tâm theo một ngành nào đó đều có cơ hội để theo đuổi đam mê của mình!
Điểm khác biệt rất quan trong nữa: chuyên là để lớp trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất phù hợp với ý nguyện và năng lực của bản thân chứ không phải theo mong muốn, áp đặt hay sĩ diện của bố mẹ.
Rất nên chuyên! Chỉ làm sao để chuyên cho đúng cách mà thôi! Tốt nhất là tất cả các trường THPT đều là trường chuyên, tất nhiên mỗi trường sẽ có một hoặc một số chương trình thế mạnh.
Khúc Trung Kiên
(Nguyên giảng viên HVKTQS)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 13/8
- ·Trường THPT chuyên Quốc Học đạt giải nhất hội thi “Chia sẻ cuốn sách hay”
- ·Phát huy giá trị văn hoá nón lá Huế
- ·HDG dự kiến phát hành hơn 35 triệu cổ phiếu trả cổ tức
- ·Nữ sinh Hà Nội gặp họa vì xà cừ cổ thụ bất ngờ bật gốc
- ·Nhà thiết kế Xuân Thu và câu chuyện tháng Ba
- ·Phái sinh: Khả năng chỉ số VN30 sẽ hồi phục sau kỳ nghỉ lễ
- ·Trao giải cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”
- ·Ô tô con lật úp trên cao tốc Bắc Giang
- ·Sẽ thí điểm đưa Tủ sách Huế về thư viện huyện, trường học
- ·Quản trị doanh nghiệp: Chìa khóa tái cấu trúc ngân hàng
- ·Tổng cục Hải quan không giấu thông tin về mặt hàng đùi gà Mỹ nhập khẩu
- ·Tuyển Việt Nam: Những bài toán chờ thầy Park ở AFF Cup 2022
- ·Kiến nghị mở rộng đối tượng được cung ứng xăng dầu
- ·Hội nghề cá phản đối tàu Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác của ngư dân
- ·Kết quả bóng đá Chelsea 3
- ·Chúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn mở rộng bờ cõi về phía Nam
- ·Cây cầu ký ức
- ·Công an TP.HCM triệt xóa 3 nhóm tín dụng đen trong ngày ra quân trấn áp tội phạm
- ·Kết quả bóng đá Thái Lan 2