会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo bong da phap】Ngày 13/12 lịch sử!

【keo bong da phap】Ngày 13/12 lịch sử

时间:2025-01-11 08:26:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:510次

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 13/12/1940, ngày thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng các đồng chí của ông vượt sóng to, gió lớn ra đảo Hòn Khoai giết tên sếp đảo Olivier, mở màn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ VI (1981-1982) quyết định lấy ngày 13/12 là ngày truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh (nay là tỉnh Cà Mau). Kể từ đó, đông đảo đồng bào, chiến sĩ người Cà Mau luôn nhớ và hiểu ý nghĩa ngày 13/12. Phần tôi, nhớ về ngày này với rất nhiều kỷ niệm…

…Kỷ niệm 45 năm ngày khởi nghĩa Hòn Khoai (năm 1995), tôi được Ban Biên tập phân công phỏng vấn một đồng chí lão thành cách mạng, từng tham gia trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai. Đó là ông Phan Khắc Nhượng, người nhận lệnh dừng cuộc khởi nghĩa do đồng chí Trần Văn Thời (Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu năm 1940, một trong những chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ), gửi bà Trần Thị Thanh Châu, nữ du kích Tân Hưng Tây năm 1940. Năm ấy ông Phan Khắc Nhượng đã hơn 70 tuổi nhưng còn khá minh mẫn. Trong câu chuyện kể của ông Nhượng có những chi tiết, năm tháng trôi qua hơn 2 thập kỷ nhưng trong ký ức tôi vẫn nhớ như in. Bởi ở đó tôi cảm nhận rõ mồn một chất thép và hào khí kiên trinh, oanh liệt, song cũng thấm đẫm bi hùng của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai.

… Đó là đêm 13/12, ông Phan Khắc Nhượng cùng một số chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, được phân công ở lại trong bờ Rạch Gốc để đón đoàn quân khởi nghĩa từ đảo trở về. Ông nhớ lại: “Khi thấy ngọn hải đăng Hòn Khoai vụt tắt, tôi và các đồng chí nằm dưới những gốc ô rô, cóc kèn, trào nước mắt vì thương và lo cho các đồng chí trong con tàu ra đảo khởi nghĩa. Bởi lẽ, các đồng chí ấy đâu biết Trung ương Đảng đã ra lệnh đình hoãn khởi nghĩa. Theo đó, Trung đội Du kích Tân Hưng Tây không thể triển khai kế hoạch đón và ứng cứu các chiến sĩ khởi nghĩa. Cứ thế, các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chạy tàu về bến bị địch vây bắt".

Thời ấy đâu có công nghệ thông tin, làm sao đội quân khởi nghĩa Hòn Khoai liên lạc được với lực lượng trong đất liền để chuyển hướng cuộc khởi nghĩa.

 Vài năm sau đó, tôi may mắn được gặp và nghe những nhân vật từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, như ông Trần Văn Sớm (Nguyên uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương), bà Trần Thị Thanh Châu (Đội Du kích Tân Hưng Tây năm 1940) và bà Nguyễn Thị Quýt, học trò của thầy giáo Phan Ngọc Hiển... kể lại những sự kiện lịch sử của khởi nghĩa Hòn Khoai, khởi nghĩa Nam Kỳ. Mỗi người một ký ức, một hoài niệm về 10 chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, nhưng tất cả đều cùng một cảm xúc. Tiếc thương các chiến sĩ đã hy sinh trong độ tuổi xuân xanh và quý trọng, tự hào sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ: Phan Ngọc Hiển, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Đình, Lê Tồn Khuyên và Quách Văn Phẩm.

Mũi Cà Mau và ngọn Hải đăng trên đỉnh Hòn Khoai.  Ảnh: Thanh Quang

Giờ đây, các chứng nhân lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đều cưỡi hạc quy tiên, về “thế giới của người hiền”, nhưng mỗi khi nhớ về họ, lòng tôi lại tràn dâng cảm xúc: Trân quý, nể phục ý chí ngoan cường, kiên trinh của các chiến sĩ cách mạng ngày ấy. Phải chăng được tôi luyện, mài giũa trong gian lao, trong thấm đẫm đau thương nên các cô, các chú nguyện cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc và xem đó là niềm hạnh phúc của riêng mình!

10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đang yên nghỉ chung 1 ngôi mộ, toạ lạc tại Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau. Tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 40 tỷ đồng nâng cấp Nghĩa trang 10 liệt sĩ thành Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, công trình hoàn thành đúng ngày 13/12/2018. Công trình Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai được xây dựng trên khu đất rộng hơn 8.100 m2, trong đó thiết kế nhiều hạng mục thể hiện trang nghiêm và giàu tính thẩm mỹ.

Ông Lê Anh Tuấn, nguyên Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, giờ đang làm công tác quản trang tại nghĩa trang này, bộc bạch: “Quê tôi ở huyện Ngọc Hiển, lúc còn nhỏ đi học đã nghe thầy cô giáo ca ngợi chiến công khởi nghĩa Hòn Khoai. Khi là cán bộ huyện, tôi có dịp hiểu sâu sắc hơn sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Thời gian đảm nhiệm công tác Đảng ở huyện Ngọc Hiển, nhân ngày giỗ của đồng chí Phan Ngọc Hiển, tôi và một số đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ đã đến quê hương đồng chí Phan Ngọc Hiển (phường Thới Bình, TP Cần Thơ) để thăm viếng gia đình. Có lẽ do nhân duyên nên sau khi nghỉ hưu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh mời tôi làm quản trang ở nghĩa trang này. Chị thấy đó, công trình Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai xây dựng rất đẹp, dịp lễ, tết, nhất là ngày 13/12, nhiều đoàn cán bộ và Nhân dân đến viếng, thắp hương, trong đó đông nhất là các đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên”.

Tôi cũng đôi lần đến Cây Me (thuộc ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển tổ chức họp chi bộ Đảng đầu tiên và triển khai nghị quyết khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940. Qua lời kể của một số cụ cao niên sống ở Rạch Gốc, tôi biết thêm, dưới gốc Cây Me này, nhiều lần thầy giáo Hiển cùng các đảng viên và chiến sĩ cách mạng đã hội họp, trong đó nhiều lần tập hợp thanh niên trong vùng để vận động, khơi gợi lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược.

Điều lạ kỳ, Cây Me Rạch Gốc đã bao lần hứng chịu đạn, pháo của giặc, nhưng vẫn nguyên vẹn, xanh lá, to cành. Ông Tư Trực, cán bộ hưu trí ở xã Tân Ân, kể, tính đến nay Cây Me Rạch Gốc có trên 100 tuổi và cây me hiện nay là nhánh mọc lên từ gốc me cổ thụ. Người có cha truyền, con nối, cây cũng có cội, rễ, ngọn cành. Những câu chuyện nghe qua tưởng như huyền thoại, song nó hiển hiện trong cuộc sống. Phải chăng đó là sự diệu kỳ diễn ra trên mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, khiến người dân Ngọc Hiển “Cấp nước từng lon, đói ăn trái mắm mà chẳng một ai chịu lìa bỏ nơi này…" (Trọng Nguyễn).

Chào mừng ngày 13/12 năm nay, trên quê hương Ngọc Hiển, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019. Trong chuỗi các sự kiện đó, Cà Mau khánh thành công trình Cột cờ Mũi Cà Mau và Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu Du lịch Đất Mũi./.

Hồ Trúc Điệp

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
  • BIDV được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
  • ĐBQH: Dự án, công trình 'đắp chiếu' làm lãng phí niềm tin của nhân dân
  • Những dinh thự cổ không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt
  • Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
  • Giá vàng hôm nay 7/11: Vàng lao dốc sau bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Đưa Thương hiệu Quốc gia vươn tầm thế giới
  • Giá xăng dầu hôm nay 1/11: Tiếp tục đi lên
推荐内容
  • Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
  • TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
  • Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
  • Giá vàng hôm nay 5/11: Vàng chững lại trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
  • Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia