【chivas guadalajara】Võ thuật Việt Nam từ đỉnh cao đến nỗi thất vọng ở Olympic
Võ thuật Việt Nam từ đỉnh cao đến nỗi thất vọng ở Olympic
(Dân trí) - Giống như tính chất của các môn thể thao khác, các môn võ của Việt Nam thu được rất nhiều huy chương ở các kỳ SEA Games, nhưng chúng ta trắng tay ở Olympic đến 24 năm.
Ông hoàng ở SEA Games, người lạc đường tại Olympic
Tính về số lượng huy chương, các môn võ vẫn là "mỏ vàng" của thể thaoViệt Nam ở các kỳ SEA Games. Cụ thể, tại SEA Games năm 2022 trên sân nhà, các võ sĩ Việt Nam giành 68 huy chương vàng (HCV) trong các môn võ (chưa kể đấu kiếm và vật).
Những HCV này tại SEA Gamesnăm 2022 bao gồm: boxing (3 HCV), judo (9), jujitsu (2), karate (7), kick boxing (5), kurash (7), muay (4), pencak silat (6), wushu (10), taekwondo (9) và vovinam (6).
Đến năm 2023, các võ sĩ Việt Nam mang về cho đoàn thể thao Việt Nam 55 HCV. Những HCV của võ thuậtViệt Nam có: jujitsu (1), karate (6), kun bokator (6), kun khmer (5), pencak silat (4), vovinam (7), arnis (2), boxing (2), judo (8), kick boxing (4), taekwondo (4) và wushu (6).
Trong số tất cả các môn võ vừa nêu, chỉ có 3 môn xuất hiện trong chương trình thi đấu của Olympic, gồm taekwondo, boxing và judo. Các môn như kurash, kun bokator, kun khmer, arnis nghe tên đã thấy xa lạ.
Nhóm các môn võ khác, như kick boxing, muay có nhiều nét tương đồng với nhau, tương đồng với boxing, jujitsu tương đồng với judo, hầu như không có khả năng xuất hiện tại Olympic. Các môn vovinam, wushu, pencak silat cũng vậy, rất khó có khả năng các môn này xuất hiện ở Olympic trong tương lai gần.
Chưa kể, trong số những HCV võ thuật này, nhiều HCV ở các môn wushu, karate, pencak silat, vovinam đến từ các nội dung biểu diễn, mà nội dung biểu diễn trong võ thuật vốn không nằm trong đầu của những người có quyền quyết định các nội dung thi đấu tại Olympic. Võ thuật, đối với những nhân vật này, phải là đối kháng và phải cạnh tranh trên đài.
Thành ra, câu chuyện số lượng và chất lượng huy chương, số lượng và chất lượng HCV võ thuật của các võ sĩ Việt Nam ở các đại hội thể thao không song hành với nhau.
Chúng ta đầu tư quá nhiều môn, quá nhiều nội dung trong các môn võ chính là điển hình cho phương pháp đầu tư dàn trải, thay vì trọng điểm trong thể thao nhiều năm qua. Đầu tư dàn trải như vậy, tất yếu dẫn đến sự hao tổn nguồn lực và hao tổn thời gian, đánh mất sự tập trung vào các môn trọng điểm.
Sai trọng điểm, thế mạnh lụi tàn dần
Thành ra, không khó hiểu khi một số môn võ của Việt Nam, trong đó có 2 môn có trong chương trình thi đấu của Olympic, hoặc tuột dốc không phanh (taekwondo), hoặc không thể gia nhập nhóm có khả năng giành huy chương Olympic (boxing).
Taekwondo Việt Nam từng có quá khứ huy hoàng. Năm 2000, Trần Hiếu Ngân từng giành huy chương bạc (HCB) Olympic Sydney (Australia), hạng 49kg nữ. Tức là từ tận 24 năm trước, thể thao Việt Nam đã xuất hiện tiềm năng giành huy chương ở môn này ở đấu trường Thế vận hội.
Trước đó, tại Asiad 1994 ở Hiroshima (Nhật Bản), Trần Quang Hạ giành HCV hạng cân 58kg nam, trong môn taekwondo. Đây là HCV đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử các kỳ Asiad.
Đến năm 1998, Hồ Nhất Thống nối gót Trần Quang Hạ giành HCV hạng cân 58kg nam, môn taekwondo, tại Asiad Bangkok (Thái Lan).
Sau Trần Quang Hạ, Hồ Nhất Thống và Trần Hiếu Ngân là Nguyễn Văn Hùng, người giành HCB Asiad Busan (Hàn Quốc) 2002 và huy chương đồng (HCĐ) Asiad Bangkok 1998.
Tất cả họ đều thành công ở các đấu trường lớn tầm châu lục và thế giới ở những nội dung thi đấu đối kháng.
Tuy nhiên, cũng vì chú tâm mở rộng số lượng thay vì đầu tư cho chất lượng, những nhà hoạch định chiến lược cho môn taekwondo và các môn võ khác hướng sự chú ý vào các nội dung thi đấu biểu diễn, khiến cho thế mạnh trong môn taekwondo Việt Nam lụi tàn dần.
Chuyên gia Đoàn Minh Xương (cựu giảng viên Đại học TDTT TPHCM) bình luận: "Các môn võ hạng cân nhẹ là những nội dung thi đấu rất phù hợp với thể trạng của dân Đông Nam Á nói chung, của người Việt Nam nói riêng. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á đã nhìn ra điều này, trong khi chúng ta đang chệch hướng".
(责任编辑:La liga)
- ·Tiếp tục nâng cao chất lượng, uy tín của hàng Việt
- ·Tỷ phú Li Ka
- ·Thí điểm xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc từ tháng 7/2022
- ·Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Chất lượng quyết định thành công
- ·Quảng Nam xử lý hơn 1000 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại
- ·Chính trường Mỹ bất ổn: Vàng tăng, USD và dầu cùng giảm
- ·Bí đao ‘khổng lồ’ nặng hơn 34 kg trên vườn sân thượng
- ·Đầu tư bến cảng 5 vạn tấn tạo đà phát triển dịch vụ Logistics tại miền Trung
- ·Bộ KH&CN trao quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ
- ·Các ngân hàng Anh bị cáo buộc kiếm lời từ khách hàng khó khăn
- ·Xe chở cây 'quái thú' nghênh ngang trên quốc lộ: Bộ GTVT nói gì?
- ·Thái Lan bất ngờ giảm lãi suất cơ bản xuống 2,25%
- ·ECB giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục 0,25%
- ·Đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Xanh cấp tỉnh
- ·Ứng phó dịch virus corona, ngành nông nghiệp biến thách thức thành cơ hội
- ·Niềm tin kinh doanh tại Đức đạt mức cao nhất trong 2 năm
- ·5 quốc gia đang hút giới nhà giàu Trung Quốc đến định cư
- ·Thách cưới 10 triệu bị dọa hủy hôn và màn đáp trả khiến nhà trai tái mặt
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 22/6: Cảnh báo lũ quét, mưa đá tại các vùng núi Bắc Bộ
- ·Ảo tưởng việc bị 'cắm sừng', chồng tôi lắp camera theo dõi vợ