【kqbd vdqg tbn】Tự làm giả mũ bảo hiểm của chính mình
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp,ựlàmgiảmũbảohiểmcủachínhmìkqbd vdqg tbn Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (UBATGT) Quốc gia khi đề cập chất lượng mũ bảo hiểm đang bày bán trên thị trường.
Cách đây 5 năm, khi cơ quan chức năng ban hành chính sách bắt buộc người tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, Việt Nam là một trong những quốc gia được thế giới công nhận ban hành chính sách về giao thông được người dân thực hiện một cách rất nghiêm túc. Sau 5 năm triển khai, đến nay, tỷ lệ người tham gia giao thông đội mũ đạt trên 90%, ở các đô thị gần như 100%. Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay người đội mũ đạt chuẩn khi tham gia giao thông chỉ đạt 48%. Còn 52% mũ không đạt tiêu chuẩn.
Nhiều sản phẩm mũ bảo hiểm có tem nhãn nhưng chất lượng không đảm bảo. Ảnh minh họa
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng trong 52% mũ không đạt chuẩn đó có rất nhiều loại, do các doanh nghiệp sản xuất ra nhưng không đạt chuẩn; mũ giả mạo mũ bảo hiểm và mũ không phải dành cho người đi mô tô, xe máy.
Đặc biệt, theo ông Hiệp, có loại mũ bảo hiểm có tem nhãn đầy đủ, nhưng không đảm bảo chất lượng vì có doanh nghiệp sản xuất giả mạo chính mũ của mình. Sở dĩ có tình trạng này là bởi khi doanh nghiệp làm giả sản phẩm của mình, họ không tuân thủ quy định về kiểm soát chất lượng, sản xuất mũ kém chất lượng rồi dán tem, nhãn của chính doanh nghiệp mình để hạ giá thành. Ngoài ra, cũng có cơ sở sản xuất lập ra chỉ để sản xuất mũ giả mạo của đơn vị khác.
Điều này cũng được minh chứng qua thống kê của UBATGT Quốc gia về số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trên thị trường. Hiện nay, cả nước có trên 80 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, trong đó, chỉ có 5 đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, số còn lại, chỉ sản xuất một phần, rồi mua các bộ phận trôi nổi trên thị trường mút, xốp, quai… Như vậy, chất lượng mũ không chỉ phụ thuộc doanh nghiệp sản xuất mũ, mà còn phụ thuộc đơn vị sản xuất ra những bộ phận cấu thành sản phẩm.
“Khi anh không sản xuất từ A-Z, mà phụ thuộc các đơn vị khác, không phải nhập từ nước ngoài, mà nhập của các đơn vị trong nước, hoặc nhựa, quai đeo không đảm bảo, thậm chí những đơn vị đi mua tất cả sản phẩm trôi nổi trên thị trường thành sản phẩm bán ra thị trường, gắn mác doanh nghiệp mình vào. Như vậy, đây cũng là câu chuyện chất lượng mũ bảo hiểm rất khó kiểm soát”, ông Hiệp nói.
Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết, sau 3 tháng kiểm tra các đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm, cơ quan chức năng phát hiện có tới 76% cơ sở sản xuất có sai phạm. Và đặc biệt, đó cũng chính là những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đạt chuẩn với những vi phạm chủ yếu là chất lượng và công bố chất lượng.
Qua kiểm tra cũng phát hiện có trường hợp doanh nghiệp mua mũ đạt chuẩn trên thị trường, sơn lại, in nhãn mác của doanh nghiệp mình, mang đến các Trung tâm Tiêu chuẩn- Chất lượng xin cấp tem hợp quy (tem CR) rồi sản xuất loại khác. Thậm chí, cũng qua kiểm tra, đã phát hiện có những đơn vị có khoảng 20kg tem CR đạt chuẩn, nhưng sản xuất mũ không đạt chuẩn. Như vậy có thể thấy chỉ riêng doanh nghiệp này núp dưới tem CR chuẩn, nhưng có thể đưa ra thị trường hàng chục nghìn sản phẩm mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Nói về vấn đề này, ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm đã được thực hiện từ năm 2001 bằng Tiêu chuẩn Việt Nam 5756. Năm 2008, khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, Bộ KHCN đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về mũ bảo hiểm. Theo ông Tuấn, đó là văn bản pháp lý kỹ thuật quan trọng về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy. Bên cạnh đó, Bộ KHCN cũng ban hành những văn bản để quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm và thực tế, những thông tư này ban hành từ năm 2009.
Trước băn khoăn về số lượng mũ đạt chuẩn chiếm tỷ lệ lớn, ông Trần Quốc Tuấn cho biết qua kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho thấy, có nhiều doanh nghiệp sản xuất mũ đạt tiêu chuẩn, do vậy, những doanh nghiệp không đạt thì phải xem lại. Ông Tuấn cũng cho rằng có nhiều trường hợp doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm đạt yêu cầu, có doanh nghiệp không đạt. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không kiểm soát tốt quá trình sản xuất, anh làm ra sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Theo VOV
(责任编辑:World Cup)
- ·Top 5 khu du lịch và vui chơi giải trí tốt nhất Việt Nam gọi tên Sun World Halong Complex
- ·Đề nghị gia hạn trả nợ khoản vay “giải cứu” VNA đến năm 2027
- ·Nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Putin gặp gỡ báo chí
- ·Chiếc ô tô giá 323 triệu đồng sắp trình làng có gì hấp dẫn?
- ·Càng nhiều người nước ngoài biết Việt Nam thì thông tin đối ngoại càng lan toả
- ·Tâm huyết của Đảng, Nhà nước và nhân dân
- ·Cần tính toán hết những khó khăn của doanh nghiệp
- ·Dính hàng loạt vi phạm, Tập đoàn Tiến Bộ bị xử phạt 255 triệu đồng
- ·Cảnh giác lừa đảo trên không gian mạng
- ·Thăng trầm của Femi Otedola, người từng trở thành tỷ phú trong lĩnh vực dầu mỏ
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: 96 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế 15,6 nghìn tỷ đồng
- ·Bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí thư
- ·Kỳ điều hành ngày 16/5, giá xăng tiếp tục giảm
- ·GDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất trong gần thập kỷ qua
- ·Khởi tố, tạm giam đối tượng trộm cắp tài sản
- ·167 thủ tục liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu chưa được điều chỉnh
- ·Thứ trưởng KH
- ·Những ưu điểm vượt trội của Vinfast Fadil để có thể chiếm lĩnh thị trường
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Số liệu thu ngân sách chính xác từng giờ”