【bongdaner】Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh Đông Nam Bộ
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ,ổcôngtácđặcbiệtcủaThủtướnglàmviệcvớitỉnhĐôngNamBộbongdaner ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, và Tây Ninh.
Theo phản ánh của 5 địa phương, những khó khăn, vướng mắc phổ biến trong thực hiện các dự án FDI hiện nay chủ yếu liên quan đến thủ tục thực hiện dự án; vấn đề diện, năng lượng và hạ tầng; phòng cháy, chữa cháy…
Về thủ tục thực hiện dự án, các địa phương cho rằng Luật Đất đai hiện hành chưa làm rõ trường hợp thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không đáp ứng điều kiện để tổ chức đấu giá, ví dụ trường hợp không thể bố trí ngân sách cho việc giải phóng mặt bằng thì sẽ thực hiện thế nào.
Sự chưa đồng bộ trong quy định nêu trên dẫn đến vướng mắc trong việc lựa chọn nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đấu giá, hoặc đấu thầu, dự án có đất đã giải phóng mặt bằng xen lẫn với đất chưa giải phóng mặt bằng, hay dự án có tài sản công…
Cũng liên quan đến vấn đề này, Luật Nhà ở quy định nhà đầu tư phải có một phần quyền sử dụng đất ở mới được thực hiện dự án nhà ở, theo đó, tất cả các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất nhưng không phải là đất ở hoặc không có một phần diện tích đất ở, mặc dù phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cũng không được chấp thuận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Một số địa phương gặp khó khăn về quỹ đất cho phát triển công nghiệp trong tương lai khi các khu công nghiệp hiện nay đều có tỉ lệ lấp đầy cao.
Về vướng mắc liên quan đến việc giao khu vực biển, các dự án có đề nghị giao khu vực biển gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục lựu chọn nhà đầu tư do Nghị định 11/2021/NĐ-CP chưa xác định khu vực giao biển có bao gồm giao đất, cho thuê đất hay không và có thuộc diện đấu giá, đấu thầu hay không để có cơ sở thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Các địa phương cũng phản ánh, trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, kinh doanh bất động sản, thuế, lao động…., các địa phương đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện một số thủ tục liên quan đến yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy, thủ tục về thuế, hải quan…
Đối với nhóm vướng mắc liên quan đến điện, năng lượng và hạ tầng, các địa phương cho biết chưa có hướng dẫn về khung giá điện cho các dự án điện gió và điện mặt trời chuyển tiếp khi chưa ban hành chính sách giá điện mới; cân nhắc phát triển điện mặt trời áp mái, điện hydrogen để làm phụ tải cho lưới điện quốc gia; sớm thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp…
Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành Trung ương trực tiếp giải đáp vướng mắc của các địa phương, đồng thời cập nhật tiến độ sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng cuộc họp hôm nay giúp các bộ, ngành và địa phương nhận diện rõ những khó khăn, bất cập từ cơ sở để từ đó có định hướng rõ ràng trong việc tháo gỡ trong thời gian tới.
Trong số các ý kiến của các địa phương tại cuộc họp, có đến 2/3 đề cập đến sự chồng chéo hoặc chưa rõ trong các quy định hiện hành, Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị các bộ, ngành phải cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay xử lý.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương dự họp rà soát lại những khó khăn, vướng mắc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất trước cuối giờ chiều thứ 2 tuần tới.
Trong vòng 10 ngày, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các vướng mắc của các địa phương, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành trên nguyên tắc rõ về trách nhiệm, cụ thể về thời gian hoàn thành giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền cách giải quyết từng khó khăn, vướng mắc, ưu tiên những vấn đề cấp bách của địa phương.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong các kiến nghị, đề xuất, cần chú trọng đẩy mạnh phân cấp, tránh tình trạng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành những quyết sách hợp thức hóa các quyết định của địa phương.
Riêng với việc sửa đổi Luật Đất đai, đã có hơn 10,5 triệu ý kiến góp ý đối với dự thảo luật, phản ánh sự quan tâm rất lớn của nhân dân. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc sửa đổi lần này là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng là cơ hội rất lớn để xử lý những vấn đề bất cập hiện nay về đất đai, đáp ứng mong mỏi của nhân dân.
(责任编辑:La liga)
- ·Cô giáo mầm non bị tố đánh bé 3 tuổi liệt dây thần kinh, méo mồm
- ·Chứng khoán châu Á vẫn bật tăng bất chấp mối lo mới của kinh tế toàn cầu
- ·Hơn 17 tỷ đồng từ Chiến dịch triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư
- ·Ngày 23/4: Giá vàng thế giới lao dốc mạnh phiên cuối tuần, bốc hơi gần 22 USD trong một đêm
- ·Bị người dân đồng loạt khởi kiện, Chủ tịch tỉnh Lào Cai lại chuẩn bị hầu tòa!
- ·Vụ VN Pharma: Trục lợi “tiền máu”
- ·Nhiều cổ phiếu đã xây xong mô hình 2 đáy
- ·Nhìn lại thị trường tiền điện tử năm 2021 qua những con số ấn tượng
- ·Áp lực đối với lạm phát năm 2020 nếu giá thịt lợn luôn ở mức cao
- ·WHO tuyên bố Covid
- ·Mức hình phạt nào sẽ dành cho những người sửa điểm thi tốt nghiệp THPT ở Sơn La
- ·Chứng khoán 12/5: 221 mã giảm sàn, VN
- ·Chứng khoán 1/6: Bluechip trở lại kịp thời, VN
- ·Tự hào và cống hiến
- ·Người đàn ông chạy bộ 200km về quê ăn Tết vì chán cảnh chen chúc tàu xe
- ·Bộ GTVT tiếp tục bảo lưu quan điểm taxi truyền thống và taxi công nghệ đều phải gắn hộp đèn
- ·Chứng khoán 24/2: Cầu bắt đáy giúp VN
- ·Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2019: Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng
- ·Hà Nội sẽ có thêm sân bay mới tại huyện Ứng Hòa
- ·Ngân hàng, chủ đầu tư mắc kẹt với dự án BOT