【giai a rap】Bỏ trăm tỷ ôm cổ phiếu bị 'lõm' nặng: Nhiều DNNN bị Kiểm toán yêu cầu kiểm điểm
Báo cáo Quốc hội,ỏtrămtỷômcổphiếubịlõmnặngNhiềuDNNNbịKiểmtoányêucầukiểmđiểgiai a rap Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trong năm 2021.
Theo đó, một số số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Cụ thể, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, công ty mẹ – PVI trích lập dự phòng 37,08 tỉ đồng/37,08 tỉ đồng đầu tư cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đông Á; 37,33 tỉ đồng/43,5 tỉ đồng đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí; 140,17 tỉ đồng/344,12 tỉ đồng đầu tư bất động sản tại dự án The Costa Nha Trang.
PVI cũng đầu tư 200 tỉ đồng trái phiếu Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long từ năm 2010 chưa thu được lãi. Doanh nghiệp đã thu gốc 32,03 tỉ đồng và trích lập dự phòng rủi ro 167,97 tỉ đồng.
Với hai khoản đầu tư góp vốn trị giá 20,90 tỉ đồng vào Tổng công ty Bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí và Công ty cổ phần Điện Việt Lào, hai doanh nghiệp này không phát sinh lợi nhuận hay chia cổ tức được chia từ khi nhận bàn giao của PVI vào năm 2011.
Giai đoạn từ năm 2015 đến 31-12-2020, PVI phải trả 1,97 tỉ đồng phí quản lý hai khoản đầu tư này cho Công ty Quản lý quỹ PVI.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo Người đại diện phần vốn của PVN tại Công ty cổ phần PVI, rà soát, kiểm tra về thực trạng một số khoản đầu tư tài chính tại Tổng Công ty bảo hiểm PVI để có phương án xử lý, cơ cấu lại, thu hồi nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, cụ thể: Khoản đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Công nghệ mới Kim Tự Tháp; đầu tư trái phiếu Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long; đầu tư góp vốn vào đơn vị khác không có lợi nhuận, cổ tức được chia, nhưng phải phải trả phí quản lý đầu tư cho Công ty quản lý quỹ PVI.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị PVN chỉ đạo Người đại diện phần vốn của PVN tại Công ty cổ phần PVI báo cáo PVN về tình hình sử dụng, phương án xử lý nguồn thặng dư vốn cổ phần để phân tích, đánh giá và xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nguồn vốn này nhằm phản ánh đúng giá trị vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận được chia trên vốn đầu tư của các cổ đông, trong đó có vốn đầu tư của nhà nước tại Công ty.
Đối với Công ty Cổ phần PVI năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đề nghị PVI xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để xem xét kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với một số khoản nợ phải thu khó có khả năng thu hồi, đầu tư kém hiệu quả/có khả năng mất vốn tại Công ty mẹ và các Công ty con (Dự án The Costa Nha Trang; Trái phiếu Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long; Cổ phiếu OTC-NH TMCP Đông Á; Cổ phiếu Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ dầu khí; Tổng Công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí-Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Điện Việt Lào; Công ty TNHH MTV khách sạn Green Plaza Đà Nẵng).
Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, các cá nhân liên quan là Người đại diện phần vốn của PVN tại Công ty chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại Điều 16, Quyết định 5493/QĐ-DKVN ngày 16/07/2012 của Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN về Quy chế quản lý vốn của PVN đầu tư vào doanh nghiệp khác và Điều 4, 5, 9, 49 của Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo Kiểm toán Nhà nước, PJICO đã đầu tư 23,8 tỉ đồng cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam, nhưng phải trích lập dự phòng 58,1% giá trị đầu tư. Doanh nghiệp này cũng đầu tư 7,97 tỉ đồng cổ phiếu Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và 3,34 tỉ đồng vào Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO, nhưng phải trích lập dự phòng lần lượt 46,2% và 31,3% giá trị đầu tư. Một số đơn vị chưa được xử lý dứt điểm một số khoản công nợ. Cụ thể, VietinBank còn khoản phải trả 907.461,31 euro không có hồ sơ chi tiết. Với PVI, công ty mẹ còn khoản phải thu 4,73 tỉ đồng của Công ty TNHH MTV Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng phát sinh trong giai đoạn năm 2010- 2018. Ngoài ra, doanh nghiệp chưa làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm liên quan đến một số khoản công nợ phải thu, tạm ứng lâu ngày không có khả năng thu hồi 8,51 tỉ đồng. |
L.Bằng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Việt Nam là câu chuyện thành công trong ASEAN về tăng trưởng thương mại
- ·Những khoảnh khắc thanh mát thảnh thơi nơi tâm dịch
- ·4 tác phẩm nghệ thuật đương đại và hậu chiến tranh được bán 170 triệu USD
- ·Vợ chồng trẻ ở Singapore ngày càng lười sinh con
- ·Vợ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị bắt tại sân bay: Vợ chồng đang tranh chấp loạt tài sản gì
- ·Có 500 triệu đồng, bảo bạn gái về xin thêm bố mẹ 2 tỷ góp mua nhà mới cưới
- ·Mỹ: Doanh số bán nhà tháng 8 cao nhất trong 6 năm
- ·Khoe ảnh tiêm vắc xin Covid
- ·Phi công VNA xin nghỉ việc: Vietnam Airlines áp mức lương mới cho phi công
- ·Thức đêm làm 1.000 hộp muối mè tặng bác sĩ chống dịch Covid ở Bắc Giang
- ·Vũ Ngọc và Son: 'Chúng tôi mất hơn 6 tháng chuẩn bị cho mỗi fashion show'
- ·Chứng khoán Mỹ ào ạt đi lên
- ·52 tuổi, qua một cuộc hôn nhân vẫn đau đầu đứng giữa những cuộc tình
- ·Người đàn ông miền Tây yêu say đắm vợ bị cụt hai tay
- ·Hồ sơ điều tra
- ·Nhật Bản khuyến khích trẻ em tham gia đầu tư vào cổ phiếu
- ·Phụ nữ duy nhất trong top CEO hưởng lương cao nhất Nhật Bản là người... Mỹ
- ·Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga giảm xuống mức kỷ lục
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
- ·Tiến sĩ Marc Faber: Bong bóng tài sản đã bắt đầu xì hơi