会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le.bong da】Vụ tài xế ô tô đâm 17 xe máy: Nguy cơ nhầm chân ga không chừa một ai!

【ti le.bong da】Vụ tài xế ô tô đâm 17 xe máy: Nguy cơ nhầm chân ga không chừa một ai

时间:2025-01-11 07:51:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:591次

LTS:Vụ tai nạn ô tô KIA Forte đâm liên hoàn 17 xe máy tại nút giao Võ Chí Công- Xuân La (Hà Nội) chiều ngày 5/4 với lời khai từ tài xế "do nhầm chân ga" đã làm dấy lên trong cộng đồng các câu chuyện kinh nghiệm và bài học kỹ năng lái xe. Lỗi nhầm chân ga xảy ra không hiếm. Vậy,ụtàixếôtôđâmxemáyNguycơnhầmchângakhôngchừamộti le.bong da cách nào để tránh sai sót này? Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Lỗi nhầm chân ga, bài học kinh nghiệm và giải pháp phòng tránh". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm của mình đến email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Dưới đây là kinh nghiệm và góc nhìn của của bác sĩ Trần Văn Phúc - hiện công tác tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội.

Tài xế Hoàng Ngọc Vĩnh (63 tuổi) bước xuống xe sau tai nạn với vẻ mặt thất thần, chân đi dép lê. Ảnh cắt từ clip.

Vì sao nhiều người lái xe rất dễ gây tai nạn?

Là người đã lái xe 15 năm trời, thay đổi 4 đời xe mới đủ nhãn hiệu, thường xuyên lái đường trường và lái cả những cung đường rất khó, tôi hiểu rằng lái xe quan trọng nhất là phản xạ có điều kiện, lái xe đúng phương pháp mới có lợi cho việc rèn luyện phản xạ có điều kiện đúng.

Quan sát thực tế, tôi thấy nhiều người học lái xe bì bõm sai nhiều hơn đúng, đơn giản nhất là chỉnh khoảng cách ghế họ cũng sai, tư thế ngồi và cách đặt tay lên vô lăng cũng sai, chưa nói đến những kỹ thuật và kỹ năng rất quan trọng khác đều sai hết, vì thế mới xảy ra chuyện “đạp chân phanh nhầm thành chân ga” để bao nhiều người khác bị chết oan.

Lỗi đạp nhầm ga là nguy hiểm nhất

Nếu bạn đã từng lái xe thì sẽ hiểu, khi bạn có thói quen đặt chân lên bàn đạp phanh, bàn chân của bạn sẽ hình thành trí nhớ cơ bắp và bạn thực sự có thể đạp phanh ngay khi gặp phải điều gì đó, nhưng tất cả chỉ là khi não của bạn tỉnh táo và không phải trong trường hợp khẩn cấp.

Nhưng tình huống khẩn cấp sẽ rất khác!

Tôi lấy ví dụ một tình huống như thế này. Khi bạn lái xe đang leo dốc, chân của bạn đạp ga khá sâu, đột nhiên có một đứa trẻ lao ra và cần phải đạp phanh ngay lập tức. Não chỉ huy phải đạp phanh, nhưng vì quá gấp nên chỉ huy nhầm thành đạp chân ga, tức là phản xạ có điều kiện sai, dẫn đến hiện tượng đạp nhầm chân ga như đạp phanh, thế là tai nạn xảy ra.

Ví dụ khác rất hay gặp, nhiều người trong quá trình lùi đạp nhầm chân ga, nguyên nhân thực ra rất đơn giản. Đầu tiên là do khả năng định vị không gian kém nên kĩ năng lùi không tốt. Thứ hai là tốc độ xe chậm trong quá trình lùi nên cần phải đạp nhẹ ga để tăng tốc, đến khi xảy ra tình huống khẩn cấp hoặc đơn giản là phải đạp phanh, não chỉ huy đạp phanh nhưng lại chỉ huy nhầm thành đạp chân ga do phản xạ có điều kiện bị sai, thế là xe tăng tốc đột ngột, thảm hoạ sau đó vài giây.

Bình thường không ai dùng chân ga làm chân phanh, sự nhầm lẫn chỉ xảy ra trong trường hợp khẩn cấp, khi đó thì hậu quả khôn lường.

Có một lỗi lái xe rất dễ nhầm chân ga

Hàng ngày đi trên đường, tôi hay phát hiện những chiếc xe thường xuyên đèn phanh sáng vô cớ, lái xe phía sau, tôi nhầm tưởng xe trước mình đang gặp tình huống bất ngờ nên tôi cũng đạp phanh, qua ba lần quan sát thấy tình hình đường xá bình thường, tôi phải tránh xa những chiếc xe này. Khi một người lái xe luôn rà chân phanh, đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, nó sẽ gây ra ba hậu quả.

Chân phanh rất nhạy, chỉ cần chạm nhẹ vào thì đèn phanh sẽ sáng nên gây hiểu nhầm cho xe phía sau cũng đạp phanh, má phanh bị mòn nên giảm tuổi thọ của phanh.

Chân phanh quá cao và cần phải đạp với lực mạnh hơn nhiều so với chân ga, vì thế mà chân nhanh mỏi dẫn đến phản ứng chậm chạp, từ đó ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe.

Nghiêm trọng nhất là hình thành phản xạ có điều kiện sai như đã nói ở trên, đến khi gặp phải tình huống khẩn cấp, thế là đạp nhầm chân ga tưởng như đạp chân phanh.

Để lái xe không nhầm chân ga

Chỉ một số rất rất rất ít người, tôi nhấn mạnh rất ít người có khả năng đạp phanh bằng chân trái, nên bài viết này tôi chỉ nói đạp phanh bằng chân phải.

Để không bị đạp nhầm chân ga, thì việc đầu tiên khi lái xe là phải đặt gót chân phải ở phía trước chân phanh, xoay bàn chân phải sang hướng chân ga để tiếp tục đạp ga, đây là cách để phát triển trí nhớ chính xác “khi cần phanh thì đạp phanh – khi cần tăng tốc thì đạp ga”.

Khi không cần đạp ga, bàn chân phải có thể gác lên chân ga, hoặc xoay tựa vào thành xe, như thế bàn chân sẽ không mỏi.

Tư thế chân rất quan trọng, giúp phát triển trí nhớ chính xác, tạo phản xạ có điều kiện đúng, bất kể tình huống khẩn cấp nào xảy ra cũng sẽ không bị nhầm, vị trí gót chân như vậy cũng cho phép chuyển chân phanh rất nhanh.

Phụ nữ rất dễ đạp nhầm chân ga

Thông thường, cỡ chân của chị em khoảng 38, trong khi đàn ông khoảng 42, chênh nhau đến 4 size nên phụ nữ lái xe khó đạp phanh hơn đàn ông rất nhiều.

Tôi để ý thấy, nhiều chị em di chuyển gót chân khi đạp ga và đạp phanh, thậm chí nhiều chị em còn nhấc hẳn chân lên để đạp phanh. Thói quen này không thể hình thành bộ nhớ chính xác, thậm chí trong tình huống khẩn cấp không tìm thấy bàn đạp phanh, sẽ rất nguy hiểm.

Tôi có người bạn nữ rất giàu, nhưng dáng người thấp nhỏ, cỡ chân khoảng 36. Cô đặt mua hẳn chiếc xe châu Âu, nhập khẩu nguyên chiếc, nên tất cả mọi chi tiết xe đều thiết kế dành cho người châu Âu to cao. Mỗi lần xin-nhan cô phải thả tay khỏi tay lái để gạt cần. Còn mỗi lần phanh, ôi thôi, cô phải cúi xuống tìm xem bàn đạp phanh ở đâu. Tôi nói với cô ấy rằng lái xe như vậy quá nguy hiểm. Nhưng cô nói với tôi rằng sẽ chẳng có cách nào cả, vì cái ô tô nó vậy, không cúi xuống tìm chân phanh thì biết ở đâu mà đạp.

Nhiều người chỉ biết chọn xe đẹp

Việc tìm cho mình một chiếc ô tô phù hợp với bàn chân, theo tôi, đó là hành động có trách nhiệm với bản thân và người khác.

Năm 2008, Bộ Y tế đề xuất quy định tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, vòng ngực, lực tay và chân đủ tiêu chuẩn mới được phép lái xe. Đây là quy định cực kì quan trọng. Nhưng báo chí xoáy vào “ngực lép” không được lái xe, dư luận chửi ầm ĩ, cuối cùng dự thảo này bị "hoá vàng".

Không nên đi dép lê và giày cao gót

Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn ở nút giao Võ Chí Công, hình ảnh clip tại hiện trường cho thấy, người đàn ông bước ra khỏi xe với đôi dép lê. Mọi người còn nhớ vụ tai nạn xảy ra vào 7h sáng ngày 20/11 năm 2019, tại cầu Hoà Mục hướng Lê Văn Lương đi Láng Hạ, khiến 1 người tử vong tại chỗ, 2 người khác bị thương, 5 phương tiện bị thiêu rụi trong đó có chiếc Mercedes. Tại cơ quan công an, người phụ nữ gây tai nạn đã khai đi giày cao gót, đạp nhầm chân ga mất kiểm soát.

Đi dép lê có thể tiện nhưng không an toàn. Ảnh: Đình Quý

Do kích thước của dép lê không bằng giày, cảm nhận chân không tốt, dép dễ bị tuột gây kẹt phía dưới bàn đạp, quai dép dễ móc vào bàn đạp, ma sát không tốt nên dễ bị trượt, đi dép khó tạo lực chắc chắn và ổn định như giày.

Đi giày cao gót tương tự như lái xe ở tư thế “kiễng chân”. Rõ ràng với giày cao gót, thì gót chân không chạm sàn, nên không thể thực hiện các động tác chân chính xác. Cảm giác chân cũng rất kém. Giày cao gót dễ bị kẹt. Về cơ bản, cả dép lê và giày cao gót đều dễ bị phân tâm khi lái, ví dụ như tìm vị trí bàn đạp, tìm một chiếc dép tự dưng bị mất.

Ngay cả chân trần cũng nguy hiểm, vì mấu chốt của vấn đề là tăng size chân và chống trơn trượt, đó là hai ưu tiên hàng đầu. Không chỉ ma sát với bàn đạp, mà ngay cả ma sát giữa bàn chân và đế giày cũng rất quan trọng, cũng giống như chạy bộ với đôi chân trần, với dép lê, với giày cao gót, giày da đế thấp, giày thể thao.

Trên thế giới, đến nay vẫn chưa có quốc gia nào đưa vào luật quy định lái xe không được đi chân trần, không được mang dép lê hay dép quai hậu, không được đi giày cao gót. Một số nơi có quy định xử phạt hành chính nhưng cũng không nhiều. Nói chung đi gì khi lái xe là tuỳ bạn.

Trên quan điểm pháp lý, người lái xe có thể mang bất kì loại giày dép nào, kể cả đi chân trần cũng hợp pháp. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dép lê và giày cao gót là hai thủ phạm dễ gây tai nạn. Vì thế mà bằng cách này cách khác, các quốc gia đều khuyến cáo để lái xe an toàn thì đừng đi dép lê, đừng đi giày cao gót, tốt nhất là đi giày thể thao, nếu không thì cũng nên đi giày da bình thường.

Đi giày đế phẳng lái xe an toàn nhất

Bởi vì, đi giày đế phẳng sẽ tăng size chân giúp cho cố định gót chân và tiếp cận bàn chân với bàn đạp phanh và bàn đạp ga được dễ dàng, góc bàn chân phù hợp với chi tiết thiết kế xe, cảm nhận của bàn chân cũng tốt nhất. Giày không bị tụt, không bị vướng mắc, không bị kẹt. Giày cũng tăng ma sát, không bị trơn trượt, đặc biệt là giày thể thao lái xe thuận lợi và an toàn.

Bác sĩ Trần Văn Phúc

Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc chống nhầm lẫn chân ga, chân phanh. Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Vụ tài xế ô tô đâm 17 xe máy: Tranh cãi nguyên nhân từ đôi dép lêNam tài xế trong vụ đâm 17 chiếc xe máy ở Hà Nội khai đạp nhầm chân ga, nhưng hình ảnh người đàn ông này bước xuống xe với đôi dép lê sau tai nạn khiến nhiều người cho rằng đây có thể là một nguyên nhân gián tiếp.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
  • Kết quả kỳ thi học sinh giỏi khối lớp 9 năm học 2014
  • Tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2
  • Vượt khó học giỏi
  • Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
  • Kiểm tra phổ cập giáo dục tại Bù Gia Mập
  • Từ chuyện ở trường Sao Việt, nghĩ về đồng phục học sinh
  • Tại sao có thể đủ điểm đỗ Đại học nhưng... trượt tốt nghiệp?
推荐内容
  • Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
  • 64 cháu ngoan Bác Hồ được trao học bổng thắp sáng ước mơ
  • Trung úy Trần Thị Mộng Trinh
  • Lắng nghe để giúp trẻ em phát triển toàn diện
  • BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
  • Hiệu ứng từ việc đánh giá học sinh tiểu học (Bài 2)