【truc tiep bong dá】Hỗ trợ vốn phục hồi kinh doanh, buôn bán nhỏ cho lao động tự do
Chính vì vậy,ỗtrợvốnphụchồikinhdoanhbuônbánnhỏcholaođộngtựtruc tiep bong dá mạng Lưới vì Một Hà Nội đáng sống (VMHNĐS) và Mạng lưới Phi lợi nhuận miền Nam (SNPO) thực hiện chương trình giúp người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn một khoản vốn nhỏ phục hồi sinh kế.
Chương trình này là một phần trong dự ánhỗ trợ người lao động tự do vượt qua ảnh hưởng của Covid-19 được tài trợ bởi Ford Việt Nam thông qua ECUE.
Là một trong những người đầu tiên nhận hỗ trợ của dự án, chị Hoàng Thị Trang làm nghề bán cá ở vỉa hè gần chợ tại Định Công Thượng, Hà Nội cho biết, ba tháng nay gia đình chị không có thu nhập do phải ở nhà. Con trai lớn bị viêm màng não nên phải nằm tại chỗ, cháu vẫn phải dùng bỉm mỗi ngày. Đứa con nhỏ thì đang học tiểu học nên cũng có nhiều thứ phải lo. Trong dịch covid-19 gia đình chị dù được hỗ trợ bởi người thân, bạn bè, hàng xóm nhưng vẫn phải vay mượn để chi trả cho cuộc sống.
Khi nhận được 3 triệu đồng hỗ trợ của chương trình chị Trang rất xúc động chia sẻ: “Đây thực sự là sự giúp đỡ rất thiết thực cho gia đình tôi. Mấy hôm nay hết giãn cách mà vẫn không có vốn để đi bán hàng tiếp vì chúng tôi thực sự đã cạn kiệt. Khi được mọi người trong dự án đến thăm hỏi hoàn cảnh gia đình và hỗ trợ, tôi cảm thấy mình không phải vì nhỏ bé mà bị mọi người không biết đến”.
Ông Văn Huy Lương, 62 tuổi, làm nghề bán tăm bông ở vỉa hè, đang ở trọ cùng vợ trong một căn phòng chưa đến 10 mét vuông, chỉ đủ kê một cái đệm ở phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông Lương tâm sự: “Giãn cách xã hội, chốt ở ngay đầu ngõ. Cả hai vợ chồng tôi chỉ ở trong nhà 3 đến 4 tháng trời không đi làm được nhưng vẫn phải chi tiêu ăn uống, trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Thế nên bây giờ dù dịch được kiểm soát ổn định rồi, được phép đi bán hàng rồi, muốn đi lấy ít hàng về để đi bán nhưng trong túi chẳng còn xu nào. Hôm trước phải đi lấy chịu, khất nợ chủ hàng. Có chiếc xe đạp để chở đồ dắt quanh phố bán thì sau vài tháng không dùng đến cũng bị rỉ và hỏng nên phải thay xích và sửa chịu người ta. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được tổ chức nào đó hỗ trợ cho mình tiền vốn để có thể mua hàng về bán. Thế nên khi được hỗ trợ tiền để bán hàng lại tôi thấy rất hạnh phúc. Tôi vô cùng bất ngờ và phấn khởi khi dự án quan tâm đến những người như chúng tôi”.
Ông Phạm Văn Sen, 60 tuổi, là người khuyết tật vận động. Ông Sen từ Bến Tre lên Thành phố Hồ Chí Mình từ năm 1996 để mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo.
Ông Sen chia sẻ: “Người nghèo và khuyết tật như chú cực khổ lắm, ngày nào cũng cố gắng đi bán để có tiền trang trải cuộc sống, nào là tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền thuốc men, tiền học hành cho con cái. Cố gắng đi bán quanh năm suốt tháng vậy mà cũng không để dành nổi tiền tiết kiệm, làm ngày nào là ăn ngày đó, chắt chiu mới đủ sống được. Dịch vừa rồi 4 tháng, nằm ở nhà không đi bán được mà tối lo lắng không ngủ được luôn. Mấy tháng ở nhà mượn tiền đầu này đầu kia để có tiền cơm nước, thuê nhà. Nay, được dư án tới thăm và trao tiền hỗ trợ vốn mua vé số mà chú vui quá. Có tiền mua vé số bán lại, chứ ở nhà không đi bán chú sợ quá trời”.
Tương tự như vậy, bác Nguyễn Thị Hoa, năm nay đã ngoài 70 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo tại Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh để chăm lo cho con trai bị tai biến nặng và con gái bị khuyết tật vận động.
Bác Hoa chia sẻ: “Mấy tháng dịch nhờ sự giúp đỡ của mạnh thường quân mới có gạo, rau, mắm muối sống qua ngày. Chứ tiền tiết kiệm, tiền hỗ trợ của Nhà Nước đã gom vào trả tiền nhà hết rồi. Mấy nay, Nhà nước cho bán lại vé số mà bác không còn tiền trong người nên không biết vốn đâu đi bán lại. May mắn quá được dự án hỗ trợ, bác vui quá, sắp được đi bán lại để có tiền lo ăn uống, thuốc men, tiền nhà tiền cửa”.
“Đây chính là lý do mà mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống thực hiện dự án này”, ông Lê Quang Bình điều phối viên của VMHNĐS cho biết và chia sẻ: “Chúng tôi thấy người buôn bán nhỏ, bán hàng rong đã bị kiệt sức sau thời gian dài phải nghỉ làm việc. Hỗ trợ họ có vốn để phục hồi các hoạt động sinh kế sau giãn cách xã hội chính là cách giúp họ nuôi bản thân và gia đình một cách tự chủ và bền vững. Chúng tôi mong muốn các cá nhân, tổ chức không chỉ dừng lại ở hỗ trợ từ thiện trong dịch mà nên tiếp tục hỗ trợ người nghèo phục hồi sinh kế sau khi dịch đã đi qua. Điều này không chỉ có hiệu quả lâu dài cho cá nhân người nghèo, mà còn giúp cho nền kinh tếphi chính thức phục hồi nhanh hơn”.
Ông Phạm Trường Sơn, Phó chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam cho biết: “Thành phố Hồ Chí Minh đã dần dần đi vào những hoạt động buôn bán trong bối cảnh bình thường mới sau thời gian dài giãn cách xã hội. Để giúp những người nghèo thành thị, những người buôn bán lề đường, những gánh hàng rong, mạng lưới phi lợi nhuận miền đang triển khai 100 gói hỗ trợ ngân sách 3 triệu đồng và 5 triệu đồng cho bà con buôn gánh bán bưng. Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép vé số hoạt động lại nên rất nhiều trường hợp người khuyết tật, người già đã bắt đầu cần vốn để hỗ trợ việc buôn bán nuôi sống mình và gia đình. Tiếp tới là các gánh hàng rong, quán lề đường, bên con hẻm đủ các mặt hàng ăn uống, làm đẹp (sơn móng tay móng chân, làm tóc bình dân)... sẽ bắt đầu trở lại, đây chính là những người sẽ nhận được gói hỗ trợ của chương trình".
Đại diện của công ty Ford Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trưởng phòng truyền thông cho biết: “Ford Việt Nam rất cảm kích sự chuyên nghiệp, tận tâm của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống và mạng lưới Phi lợi nhuận miền Nam trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn thực hiện cứu trợ khẩn cấp trong đại dịch đến giai đoạn hỗ trợ phục hồi sinh kế hiện tại. Cách làm này đảm bảo nguồn hỗ trợ đến được với đúng người, đúng thời điểm và tạo ra những thay đổi bền vững cho cả người dân và cộng đồng, đó cũng là tiêu chí hàng đầu trong các hoạt động Trách nhiệm xã hội của công ty Ford tại Việt Nam”.
Hoạt động phục hồi sinh kế được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021 cho 200 người bán hàng rong, bán vé số, buôn bán nhỏ ở vỉa hè, bên đường gặp khó khăn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án tiếp cận người cần hỗ trợ thông qua sự giới thiệu của các cá nhân, tổ chức, chính quyền địa phương. Sau khi tiếp nhận thông tin, dự án sẽ xác minh thông tin, đến thăm người cần hỗ trợ và tiến hành thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng.
Ngoài việc cung cấp tiền vốn, dự án muốn tăng cường sự kết nối giữa người dân, các tổ chức xã hội như VMHNĐS và SNPO, doanh nghiệpnhư Ford Việt Nam, và chính quyền địa phương để cùng nhau vượt qua khó khăn chung do dịch Covid-19 gây ra.
(责任编辑:La liga)
- ·Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023
- ·Băn khoăn giáo viên dạy tích hợp lớp 6
- ·Nỗi lo chất lượng đào tạo sinh viên du lịch
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 14/1/2024: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB ổn định phiên cuối tuần
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/8/2023: Xăng trong nước tuần sau tăng hay giảm?
- ·Phái sinh: Áp lực bán có khả năng sẽ tăng lên đáng kể
- ·Tín dụng tiêu dùng: Cần có khung pháp lý thích hợp
- ·Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các giờ học trực tuyến
- ·Những tác động của chính sách mới đến quá trình xin giấy phép xây dựng tại thành phố Thủ Đức
- ·Thiệt thòi khi trẻ mầm non chưa đến lớp
- ·Giá vàng hôm nay 22/11: Vàng miếng tiếp tục tăng lên 86,5 triệu đồng
- ·Sinh viên tình nguyện hiến máu mùa dịch
- ·Một vài nhận xét về đề thi môn giáo dục công dân
- ·Phấn đấu đưa Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia trong thời gian sớm nhất
- ·Người tôi yêu có thai với tình cũ
- ·“Chia lửa” cho Quốc Học
- ·Giá xe SH hôm nay ngày 15/1/2024: Xe SH 125i 2024 cao nhất 98 triệu
- ·Việt Nam ở nhóm dẫn đầu về thúc đẩy tài chính bền vững
- ·NHNN tiếp tục hút thêm 15.000 tỷ đồng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
- ·Agribank hoàn trả tiền cho 12 chủ thẻ ATM gặp sự cố