【kết quả betis】Thiệt thòi khi trẻ mầm non chưa đến lớp
Trẻ em A Lưới được chăm sóc tốt khi đến trường
Chị Nguyễn Thị Ý có 2 con đang ở độ tuổi mầm non. Mấy tháng nay,ệtthòikhitrẻmầmnonchưađếnlớkết quả betis chị không có việc làm nên ở nhà trông con, dẫu biết quản con không hề dễ. Ăn uống thất thường, thậm chí bọn trẻ mê chơi điện thoại khiến chúng đau ốm liên miên. Thế nhưng, khi hỏi sao không cho con đi nhà trẻ thì chị bảo, mẹ ở nhà nội trợ thì giữ con luôn, chứ không đủ khả năng đóng tiền bán trú cho cả hai đứa... Nghe chạnh lòng, nhưng đó cũng là tình hình chung của lao động tự do trong thời điểm này.
Cô giáo Lê Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Vân (TP. Huế) trải lòng, độ tuổi nhà trẻ thường khó vận động đến lớp. Với nhiều gia đình, một tháng phải đóng vài trăm ngàn đồng cho con ở lại bán trú là điều không dễ dàng. Thậm chí, có trường hợp phụ huynh nợ tiền ăn, khi nào nhận tiền công mới đem đến trả. Nếu trường làm khó, họ sẽ cho con nghỉ ở nhà, cứ chơi quanh quẩn quanh sân, có chi ăn nấy. Hoàn cảnh khó khăn một phần, nhưng chủ yếu vẫn là thói quen của người dân, không muốn con đi học khi có người lớn ở nhà.
Ngoài việc gặp khó về vấn đề kinh phí, nhiều phụ huynh e ngại, lo lắng vì trẻ trong độ tuổi nhà trẻ còn nhỏ, nên chủ yếu gửi tại các cơ sở mầm non tư thục, hoặc thuê người giúp việc tại nhà. Cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất phòng học, đội ngũ giáo viên ở nhiều trường còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nếu tỷ lệ huy động này nhiều.
Ở các trường mầm non vùng cao hay nông thôn, việc huy động trẻ đến trường khó khăn hơn nhiều do địa hình, do tư tưởng và nhận thức của bà con đối với công tác giáo dục vẫn còn hạn chế. Nhiều em cứ chơi một mình ở góc nhà, không có đồ chơi, không được chăm sóc hợp lý, lại không an toàn. Nhiều trẻ lên ba nhưng phát âm rất chậm, không hoạt bát, có trẻ có biểu hiện tính tự kỷ. Hơn nữa, tình trạng cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều điểm trường lẻ... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ huy động trẻ đến trường. Con số chưa đến 30% trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở mầm non trên địa bàn toàn tỉnh, nói lên sự khó khăn của ngành giáo dục trong việc huy động trẻ ra lớp.
Hương Bình (TX. Hương Trà) có địa bàn rộng, trải dài, người dân đa phần làm nông nghiệp, trong đó, có 2 thôn xa trung tâm (Hương Sơn và Bình Toàn) điều kiện còn khó khăn nên phụ huynh không đưa con đến lớp. Các cô giáo phải đến gõ cửa từng nhà để vận động phụ huynh cho các em đến lớp. “Ban ngày, đa số bà con đi làm rừng nên giáo viên phải tranh thủ ngoài giờ, ban đêm để vận động khi thấy cháu đến tuổi nhưng chưa ra lớp. Với những phụ huynh vì khó khăn nên e ngại việc đưa con đến trường, ban giám hiệu trực tiếp trao đổi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tạo điều kiện tối đa. Trường còn đầu tư 2 máy chiếu, hàng ngày, ngay trước khu vực đón, trả cháu, những hình ảnh về dạy và học của cô và trò ở trường được chiếu cho phụ huynh xem để tạo sự tin tưởng và an tâm”. Cô giáo Lưu Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Bình cho hay.
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em từ 1- 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển mạnh về các giác quan và nhận thức. Kinh nghiệm cho thấy, trẻ từ 16 - 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đến nhà trẻ. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa, đặc biệt là trẻ được học tập xuyên suốt từ các lớp nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo, là tiền đề để trẻ vững vàng bước vào lớp một. Nhiều trẻ bị tai nạn thương tích khi ở nhà với người thân có chiều hướng gia tăng vẫn đáng lo ngại. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi xảy ra; một số cháu lại ăn quá thừa dinh dưỡng gây ra béo phì mà nguyên nhân là do trẻ lười vận động. Đó là thực trạng chung khi tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp. Thế nên, vẫn cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị ngay tại địa phương trong việc huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi.
Bài, ảnh: Huế Thu
(责任编辑:La liga)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 02/2016
- ·Vị vua hiếu thảo bậc nhất sử Việt, tự dâng roi mây lên mẹ xin chịu đòn là ai?
- ·Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Nghị lực của cậu bé bị cắt chân vì căn bệnh ung thư xương
- ·Nhập nhầm điểm khiến thí sinh từ trượt thành thủ khoa: Hội đồng chấm thi xin lỗi
- ·Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
- ·'Xiêu vẹo' hay 'siêu vẹo', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Muốn phụ giúp gia đình, bạn tôi đi làm bằng giả
- ·Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10
- ·Nữ giới chỉ tốt nghiệp phổ thông có được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- ·Vụ 'thủ khoa' thi lớp 10 phải thôi học sau thanh tra: Kỷ luật một nữ giáo viên
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Suýt xoát' hay 'suýt soát'
- ·Đề minh hoạ môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 10/2013 (Lần 2)
- ·Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?
- ·Lãnh đạo ĐH Bách khoa HN: Để sinh viên ăn cơm canh thừa là ‘không thể chấp nhận’
- ·FPT Software đầu tư 125 tỷ đồng đào tạo nguồn lực ICT tiếng Nhật
- ·Mua đất bằng giấy viết tay
- ·Vị vua hiếu thảo bậc nhất sử Việt, tự dâng roi mây lên mẹ xin chịu đòn là ai?