会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo parma】Vì sao cầu Vĩnh Tuy bị nứt ?!

【soi kèo parma】Vì sao cầu Vĩnh Tuy bị nứt ?

时间:2024-12-27 10:54:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:265次

TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng khâu thiết kế

và thi thi công cầu Vĩnh Tuy có vấn đề.

Trao đổi với PV, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng nguyên nhân nứt cầu thường có 2 lý do: Thứ nhất chính là độ co ngót bê tông; thứ hai sức chịu lực vượt quá giới hạn của cây cầu. Mỗi nguyên nhân đều có những đặc điểm riêng.

“Thực tế những sự cố này xảy ra ở đoạn giữa, và lại là vết nứt dọc. Việc chưa có cơ sở, đã “xác định” nguyên nhân sự cố là do co ngót bê tông, có thể đã đánh giá nhẹ hơn về độ nguy hiểm của những vết nứt” - TS. Phạm Sỹ Liên cho biết.

Còn đối với nguyên nhân chịu lực do lực ép từ trên xuống, nếu bê tông xấu có thể xảy ra nứt giữa, tạo ra những lỗ hổng. Mặt khác nguyên nhân xảy ra vết nứt cũng có thể do lệch tâm, khiến bên co bên dãn. Ngoài ra chất lượng công trình xấu cũng có thể bị nở, trụ cầu bị lún xuống.

TS Liêm phân tích, nếu vết nứt không sâu, chỉ xảy ra ở bề mặt thì có thể do co ngót bê tông. Đó chỉ là những vết nứt kiểu hình chân chim. Trường hợp này hay xảy ra ở những công trình thủy điện. Cũng theo TS. Phạm Sỹ Liêm, hiện cơ quan chức năng mới chỉ đề cập đến độ rộng, dài, nhưng một khía cạnh quan trọng nhất mà chưa được đề cập tới là độ sâu của vết nứt thế nào.

“Nếu vết nứt sâu thì sẽ rất nguy hiểm, có thể bị co ngót cả khối chứ không chỉ riêng bề mặt và sẽ ảnh hưởng đến cốt thép bên trong. Vết nứt sâu, nước sẽ ngấm vào khiến phần cốt thép bị han gỉ sẽ càng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân những sự cố này cần phải được chuyên gia xem xét cẩn thận, không nên làm vội vàng. Cần một đơn vị độc lập để làm công việc này” – TS. Phạm Sỹ Liêm nói.

Ngoài trụ T22, một số trụ khác của cầu Vĩnh Tuy cũng xuất hiện các vết nứt nhỏ hơn.

Đơn vị kiểm định phải xem lại khâu thiết kế cũng như nhật ký thi công cầu Vĩnh Tuy. Để qua đó xác định thợ triển khai thế nào, làm đêm hay ngày, điều kiện thời tiết ra sao, bê tông lấy ở đâu, có làm mẫu thử không, tỷ lệ nước trên xi măng thế nào, ai giám định?

Điều quan trọng là phải thường xuyên theo dõi sát sao, đánh dấu xem vết nứt đến đâu. Tại vị trí xảy ra sự cố cần trát lại xi măng xem nó còn nứt tiếp không, xem vận tốc phát triển ra sao. Nếu vết nứt tiếp tục nở to là nó đang phát triển lên. TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, khi xảy ra sự cố thì phải làm hết các phương án để tìm nguyên nhân, phòng ngừa.

“Tôi muốn biết độ sâu của vết nứt thế nào. Có thể bây giờ công trình vẫn an toàn, người dân và các phương tiện yên tâm khi lưu thông. Nhưng nếu vết nứt sâu, gây han gỉ sắt sẽ rất nguy hiểm. Có thể bây giờ không xảy ra sự cố, nhưng nếu vết nứt nguy hiểm, chất lượng công trình xuống cấp, dần dần cũng có nguy cơ dẫn đến sập cầu” - TS Phạm Sỹ Liêm cảnh báo.

Thực tế, sự cố nứt trụ cầu Vĩnh Tuy đã được phát hiện từ mấy năm trước, nhưng không cơ quan chức năng nào báo cáo. Nhiều chuyên gia xây dựng cũng đánh giá, ở trụ cầu vết nứt dọc thường nguy hiểm hơn vết nứt ngang.

Có thể thấy, mặc dù sự việc đã được cơ quan chức năng phát hiện từ nhiều năm trước, thế nhưng, chỉ khi người dân tình cờ phát hiện chân cầu Vĩnh Tuy bị nứt, các phương tiện truyền thông đồng loạt lên tiếng thì người dân mới biết đến cây cầu, đang được đề xuất phương án “đảm bảo an toàn” bằng cách “bơm keo” nhằm “hàn” vết nứt.

Ở diễn biến khác, mới đây khi kiểm tra vết nứt tại cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đơn vị có trách nhiệm quản lý duy tu, bảo trì bảo dưỡng cầu Vĩnh Tuy cho biết: Sự việc nứt trụ cầu Vĩnh Tuy đã diễn ra từ năm 2010. Tuy nhiên cầu Vĩnh Tuy vẫn đảm bảo an toàn, người dân hãy yên tâm. Hiện tại tất cả các vết nứt đang được theo dõi sát sao…

Tại cuộc kiểm tra hiện trường các vết nứt ở trụ T22, T23, T24 của cầu Vĩnh Tuy, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu rà soát lại toàn bộ các hạng mục của cây cầu này để đảm bảo an toàn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu thuê tư vấn độc lập đánh giá

tìm ra nguyên nhân nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy.

Sau khi tận mắt thấy vết nứt ở trụ T22, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, vết nứt khá nghiêm trọng nhưng tạm thời chưa ảnh hưởng gấp đến mức độ an toàn của cả cây cầu. “Phải thuê tư vấn độc lập, có thể là trong nước hay của nước ngoài nhưng phải giỏi, giàu kinh nghiệm đánh giá lại mức độ an toàn của cây cầu. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục triệt để. Khi khắc phục xong các vết nứt này phải mời các nhà khoa học đến kiểm tra lại. Cũng cần đánh giá lại tuổi thọ của cây cầu”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn của TP Hà Nội phải cho rà soát lại toàn bộ các hạng mục của cầu Vĩnh Tuy, sớm phát hiện những sự cố khác có thể gây mất an toàn cho cầu.

Theo Petrotimes

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt 10 tỷ USD
  • Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X
  • Thêm 3 cầu Đồng hương tại Cà Mau
  • Khó khăn trong chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp
  • Nhập lậu nhiều loại quần áo, ba lô học sinh không rõ nguồn gốc bị chặn đứng
  • Nghĩa tình xây đắp tương lai
  • Giải tỏa hành lang lộ giới quốc lộ 13
  • Hợp tác xã Hưng Phước dự kiến sản xuất 400 tấn hạt tiêu sạch mỗi năm
推荐内容
  • Hiểm họa khôn lường từ thịt ốc, cá khoai tẩm ướp chất bảo quản
  • Trao huy hiệu Đảng cho đảng viên 60 năm tuổi Đảng
  • Việt Nam tạo ấn tượng đặc biệt trong cuộc thi ảnh quốc tế
  • Tân Đồng tập trung chỉnh trang đô thị để xứng tầm phường loại 1
  • Sản xuất khẩu trang giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác bị 'tóm gọn'
  • Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống và nhân dân Hoa Kỳ