【h2 tbn】Hai chương trình trải nghiệm đặc biệt “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp”
Tháp Bà Ponagar,ươngtrìnhtrảinghiệmđặcbiệtLinhthiêngxứTrầmvàTrăngsoidángtháh2 tbn điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế
Theo đó, cả hai chương trình “Trăng soi dáng tháp” và “Linh thiêng xứ Trầm” đều nằm trong kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Khánh Hòa. Qua đánh giá, hai chương trình “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp” nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh, cũng như trong quần chúng nhân dân.
Trao đổi với Văn Hóa, ông Trần Đức Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết: Theo kế hoạch đã thống nhất thì hai chương trình “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp” sẽ diễn ra hàng tháng kể từ ngày 4.8.2024.
Hai chương trình tham quan, trải nghiệm được thực hiện dưới hình thức sân khấu hóa bán thực cảnh. Sân khấu được đặt ở phía sau tháp Nam để góp phần hòa quyện giữa phong cảnh ban đêm tuyệt đẹp của tháp với vẻ đẹp của mảnh đất Nha Trang - Khánh Hòa.
Trong đó, chương trình tham quan "Linh thiêng xứ Trầm" sẽ diễn ra vào ngày Mồng 1 Âm lịch; chương trình "Trăng soi dáng Tháp" sẽ diễn ra vào ngày Rằm (ngày 15 Âm lịch).
Thời gian bán vé: Từ 18 giờ 30’ - 21giờ, giá vé: 30.000 đồng/người/lượt; biểu diễn từ: 19 giờ 30’ với thời lượng từ 45 - 60 phút (bao gồm trải nghiệm cùng du khách).
Theo ông Trần Đức Hà, thực hiện chỉ đảo của Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đã phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng xây dựng và hoàn tất kịch bản chương trình nghệ thuật đặc biệt trong chương trình tham quan “Trăng soi dáng tháp” và “Linh thiêng xứ Trầm”.
Để thu hút du khách, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa cũng đã có văn bản gửi đến Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, và các đơn vị doanh nghiệp du lịch hỗ trợ, hợp tác tổ chức tour đưa du khách đến Tháp Bà Ponagar trải nghiệm hai chương trình.
Theo đó, đến với chương trình Linh thiêng xứ Trầm người dân, du khách sẽ được hòa mình vào đêm hội cùng những nghi lễ truyền thống, thưởng thức nghệ thuật Chăm đặc sắc. Trong đó chương trình Trăng soi dáng tháp là cơ hội để du khách được trải nghiệm một hành trình huyền bí tháp cổ dưới ánh trăng, nơi văn hóa Chăm được tái hiện một cách sống động.
Đến đây du khách còn được tham quan trải nghiệm theo lộ trình nhất định được xây dựng thành một mạch câu chuyện xuyên suốt, giúp du khách dễ dàng cảm nhận được giá trị tháp Bà Ponagar cũng như nét đẹp văn hóa, con người Khánh Hòa.
Trong chương trình sẽ có nội dung giới thiệu văn hóa Chămpa; vùng đất Khánh Hòa xưa và kiến trúc di tích tháp Bà Ponagar bằng hình thức thuyết minh trực tiếp, sân khấu hóa, trải nghiệm biểu diễn văn hóa nghệ thuật...
Đội ngũ thuyết minh viên sẽ cung cấp cho du khách những thông tin hữu ích về di tích tháp Bà Ponagar nói riêng và vùng đất Khánh Hòa nói chung; đội văn nghệ của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh và Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng sẽ biểu diễn những tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc phục vụ khách tham quan.
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Chương trình “Trăng soi dáng tháp” và “Linh thiêng xứ Trầm” được xem là một trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh, cũng như công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Sở VHTT đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức, từ đó xây dựng triển khai chương trình định kỳ hằng tháng với các chủ đề khác nhau trong năm. Qua đó, sẽ ưu tiên tập trung khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn liền với di tích Tháp Bà Ponagar để thu hút du khách.
Tháp Bà Ponagar là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật của vương quốc Chămpa cổ, được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar, người Mẹ Xứ Sở của dân tộc Chăm, đến thế kỷ XVII được cộng đồng người Việt tiếp tục gìn giữ và thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Di tích có giá trị đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Năm 1979, Tháp Bà Ponagar được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà được Bộ VHTTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tháp Bà Ponagar là điểm hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống của quá trình giao lưu, hoà nhập và đan xen văn hoá của hai dân tộc Việt - Chăm trong lịch sử, là biểu tượng của đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người dân Khánh Hòa, là viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam mà chúng ta cần trân trọng giữ gìn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thôi việc 3 tháng mà công ty không chịu trả sổ BHXH
- ·Giá vàng SJC nhích nhẹ, chênh lệch với thế giới gần nửa triệu đồng/lượng
- ·Bệnh nhân bị phù tay voi sau khi điều trị bệnh ung thư vú
- ·Hàng nghìn dược sĩ tốt nghiệp mỗi năm nhưng Việt Nam chưa có thuốc phát minh
- ·Xót xa cô nữ sinh học giỏi nhà nghèo lại mắc bệnh bạch cầu cấp
- ·Q&A: Ăn hạnh nhân có giảm cân không? Ăn bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?
- ·Cháu bé 10 tuổi ngậm đồng xu chơi vô tình nuốt vào thực quản
- ·Suýt chết vì tin lời nhân viên bán thuốc
- ·Mẹ nghèo ước ao mở tạp hóa kiếm tiền nuôi con bệnh
- ·5 thói quen ăn uống khiến bạn bị rút ngắn tuổi thọ và già nhanh
- ·Đừng tốt với em nữa… để em có thể quên anh
- ·Ba thanh sắt xoắn đâm xuyên người nam thanh niên ngã từ tầng 5
- ·6 nhiệm vụ đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- ·Cá tra Việt sắp có thêm đối thủ đáng "gờm”
- ·Ngày cưới em trao thân cho tình cũ
- ·Thương mại Việt Nam
- ·Người phụ nữ bị cô đặc máu sau 5 ngày bị sốt xuất huyết
- ·Nhiều dự án nhà ở tại TPHCM bị “ách tắc, đứng hình”
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 02/2015
- ·Người đàn ông suýt chết khi nhảy xuống hầm than cứu đồng nghiệp