【bxh english league championship】Thi tuyển phải đảm bảo nguyên tắc không gây áp lực, tốn kém
VHO - Khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9.2024,ểnphảiđảmbảonguyêntắckhônggâyáplựctốnkébxh english league championship Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, nguyên tắc thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT là không gây áp lực, gây tốn kém cho phụ huynh, cho học sinh và xã hội với tinh thần là gọn nhẹ.
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, đây là một quan điểm cũng như là nguyên tắc xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và cũng tiếp tục được thể hiện trong Kết luận 91.
Năm học 2024-2025 đã khép kín chu kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo chương trình 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Và theo đó, năm học 2024-2025 này, chúng ta cân nhắc tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 7 năm 2025.
Vì thế, Bộ GD&ĐT đang hết sức khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPC và ngày 15.10 này sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.
Theo thông lệ của nhiều năm, nếu ban hành được vào thời điểm này thì sớm hơn những năm trước ít nhất là khoảng 3 tháng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động dạy và học, đặc biệt là học sinh.
Về thi tuyển sinh vào lớp 10, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, về quan điểm xây dựng quy chế thi, Bộ GD&ĐT xác định 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi.
Một là, không gây áp lực, gây tốn kém cho phụ huynh, cho học sinh và xã hội với tinh thần là gọn nhẹ. Đây là một quan điểm cũng như là nguyên tắc xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và cũng tiếp tục được thể hiện trong Kết luận 91.
Nguyên tắc thứ hai là quy chế thi phải thúc đẩy được hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện để làm sao cho học sinh chuẩn bị những bước cơ bản, bước đầu về phẩm chất và năng lực để các em có đủ điều kiện có thể tiếp tục học lên cấp bậc cao hơn, đó là trung học phổ thông. Hoặc nếu các em chuyển đổi, phân luồng khi học nghề thì các em cũng có nền tảng về phẩm chất và năng lực để có thể học nghề và thực hành nghề nghiệp ngay.
Trong nội dung này, những môn thi, phương thức thi cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Có nghĩa là các môn học nào trong quá trình học có kiểm tra, có đánh giá đặc biệt là cho điểm thì cuối kỳ, cuối khóa cũng phải có thể kiểm tra, đánh giá.
Điều này nhằm giúp các em có đầy đủ phông nền về phẩm chất, năng lực đảm bảo giữa các môn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội với những môn công cụ, phương tiện phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay như ngoại ngữ, tin học, khoa học - công nghệ, STEM, v.v. và đặc biệt là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nguyên tắc thứ ba là đảm bảo công tác quản lý nhà nước. Đó là Bộ GD&ĐT quy định khung để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá và đồng thời, cũng thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của các Sở GD&ĐT trong quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Từ 3 nguyên tắc cốt lõi và cơ bản này, Bộ GD&ĐT chỉ đạo xây dựng quy chế thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào 10 với những nội dung cơ bản:
Về phương thức thi, có 3 phương thức: thi tuyển; xét tuyển và phối hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Tất cả những nội dung này thuộc về thẩm quyền của địa phương, tức là Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và lựa chọn và có căn cứ nguyên tắc. Nếu số lượng học sinh thi hay số lượng nhu cầu đầu vào phù hợp, tức là cung - cầu phù hợp thì không nhất thiết phải thi mà có thể xét tuyển…
Về môn thi, quy định khung cứng của Bộ là 2 môn: ngữ văn và môn toán, còn môn thứ 3 nằm trong số những môn còn lại. Đối với những môn có đánh giá, cho điểm thì do các Sở GD&ĐT quyết định nhưng phải do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
Về thời gian thi, công tác ra đề, coi thi, chấm thi, công bố điểm, Bộ GD&ĐT có quy định thống nhất.
Để xây dựng những nội dung này, Bộ GD&ĐT đã có khảo sát tổng hợp, đánh giá rất kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 trong 10 năm qua. Qua đó, thấy rằng nếu không có quy định khung cũng như phân cấp thì công tác quản lý vẫn có những bất cập.
Ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết, qua thống kê, cho thấy, về phương thức thì cơ bản ổn. Về số lượng môn thi thì cũng đa số là các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 đến 4 tỉnh lựa chọn 2 môn. Như vậy, không đồng nhất. Và môn thi thứ 3 là môn gì? Môn ngoại ngữ, môn tin học hay các môn khác thì cũng chưa có quy định thống nhất, tạo ra sự bất cập, và sẽ khó kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý của trung ương cũng như đánh giá mặt bằng trong quá trình dạy học của cơ sở.
Phương thức chọn môn thứ ba "được quan tâm nhất". Nếu để địa phương tự chọn, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng nếu chọn một môn cố định, Bộ lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.
Bộ đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại, ví dụ như năm nay có thể thi môn khoa học xã hội, năm sau có thể khoa học tự nhiên, năm sau có thể các môn khoa học khác hoặc có thể bốc thăm. Hiện nay Bộ đang lấy ý kiến.
“Về thời gian thi, qua tổng kết có Sở tổ chức thi môn ngữ văn là 120 phút, môn toán 120 phút, có nơi môn toán 90 phút, có nơi Tiếng Anh 90 phút, có nơi 60 phút. Tức là trăm hoa đua nở. Cho nên phải có sự thống nhất. Nếu làm tốt thì thuận lợi hơn cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, tránh được những rủi ro, bất cập”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn chứng.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng thông tin, hiện nay Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Thông tư với quan điểm lắng nghe ý kiến từ cấp cơ sở nhưng trên một nguyên tắc và đảm bảo quy định thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo khoa học về đánh giá và đảm bảo đầu ra theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, phù hợp với cấp học.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 của giai đoạn trước làm sao vừa mang tính ổn định nhưng có sự đổi mới phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông của 2018.
(责任编辑:La liga)
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Thế giới sốt sắng ra mắt ‘hộ chiếu sức khỏe’
- ·Đất nền Biên Hòa: Đích nhắm của giới đầu tư
- ·Hà Nội tạm dừng bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Người mua nhà tại Việt Nam bị lợi dụng như thế nào?
- ·Mỹ cáo buộc Trung Quốc điều động 60.000 binh sỹ tới biên giới với Ấn Độ
- ·Phong thủy nhà ở: Trồng ngay những loại cây xanh này để đem lại vận may cho nhà ở
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Mỹ và Trung Quốc đối thoại cấp cao nhằm khôi phục quan hệ song phương
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Tài chính công các nước EU giảm mạnh trong năm 2020
- ·Mulberry Lane không ngừng gia tăng dịch vụ cho khách hàng
- ·Không thể tin nổi: mua căn hộ 2 phòng ngủ chỉ với... 28 nghìn đồng
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·BĐS Đà Nẵng ‘đón sóng’ APEC 2017
- ·Sôi động thị trường nhà ở cuối năm
- ·Hộ chiếu vaccine: Cơ hội mở cửa xã hội hay vấn đề bất bình đẳng xã hội
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Giới khoa học: Không điều tra nguồn gốc virus, thế giới có thể đối mặt ‘COVID