【sagan tosu – marinos】Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão,ànhnôngnghiệpvựcdậysaubãolũsagan tosu – marinos lũ, sạt lở đất Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ |
Bão số 3 đã làm thiệt nặng nề các khu vực nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Ảnh minh họa: XT |
Nhanh chóng hỗ trợ phục hồi sản xuất
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thiệt hại do bão số 3 - bão Yagi cho thấy, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã thiệt hại 30.800 tỷ đồng, bằng gần 40% tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3. Hàng trăm nghìn hecta lúa, cây hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hàng triệu con gia cầm và hơn 44.000 gia súc bị chết.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc trong năm 2024 và hoàn thành kế hoạch vào năm 2025 theo kế hoạch 2021-2025. Tuy nhiên, bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng: 8.100 lồng nuôi, 31.000 ha nuôi trồng thủy sản, 350.000 ha cây ăn trái, lúa, hoa màu và khoảng 4,5 triệu con gia súc, gia cầm bị chết.
"Những khó khăn và thách thức này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cũng như xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024. Nhưng nhất định, khó khăn nào cũng phải khắc phục để về đích với các mục tiêu đã đề ra", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Ngay sau cơn bão số 3 với những thiệt hại nặng nề, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện sớm việc soạn thảo Nghị định 02, sửa đổi, bổ sung một số điều trình Chính phủ thông qua vào đầu tháng 11/2024. Sau khi lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhiều điều kiện hỗ trợ đã được thay đổi theo hướng có lợi cho nông dân, giúp chính sách thực sự phát huy vai trò là đòn bẩy khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất các loại cây trồng, vật nuôi sẽ được điều chỉnh mức hỗ trợ phù hợp theo giai đoạn sinh trưởng chứ không đánh đồng một mức như trước đây. Mức hỗ trợ sẽ tăng bình quân 2,7 lần so với trước đó, có đối tượng tăng 1,5 lần, có đối tượng tăng 3 lần. Cơ sở tính toán không dựa trên mức sống mà dựa vào giá của vật tư nông nghiệp đầu vào từng lĩnh vực.
Các hộ dân và doanh nghiệp không cần phải làm đơn xin hỗ trợ. Chính quyền địa phương chủ động phối hợp xác nhận thiệt hại. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình xác nhận để hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh.
Đáng chú ý, dù sửa đổi nhưng Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh vẫn giữ nguyên tinh thần là một chính sách hỗ trợ chứ không phải là một giải pháp đền bù. Nhà nước là một trong những nguồn lực giúp vực dậy sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh, cộng hưởng cùng công tác xã hội hóa.
Thành công khôi phục sản xuất
Là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, bão số 3 đã làm thiệt nặng nề các khu vực nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt và ước thiệt hại trên 30.000ha, khoảng 6.180 tỷ đồng.
Trước những thiệt hại trên, Cục Thủy sản đã liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu làm lồng bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng hoặc hỗ trợ khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại.
Đến nay, các đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống chất xử lý cải tạo môi trường nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ với số tiền tương đương trên 90 tỷ đồng. Đồng thời làm việc với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để xem xét khoanh nợ, giãn nợ và bổ sung các gói vay mới nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất...
Về lâu dài, Cục trưởng Cục Thủy sản cho rằng, địa phương cần rà soát lại các vùng nuôi tập trung và đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Các tỉnh, thành phố tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, tiếp cận công nghệ mới, công nghệ hiện đại, quy mô lớn và theo chuỗi khép kín. Đặc biệt kiên quyết di dời các cơ sở nuôi ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, biến động môi trường.
Về chăn nuôi, các giống gia cầm như gà và thủy cầm đã được cung cấp kèm thức ăn để giúp bà con nông dân tái đàn nhanh chóng. Đối với trồng trọt, các doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ tối đa khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, Cục Trồng trọt cũng phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương cung cấp giống rau, giống lúa và vật tư cần thiết đến từng địa phương.
Cụ thể, ngành lâm nghiệp đã huy động nguồn cây giống để phục hồi 17.000ha rừng bị thiệt hại. Đồng thời, sớm ban hành công văn hướng dẫn địa phương khắc phục thiệt hại về rừng. Trong đó, địa phương chủ động rà soát các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng.
Nhờ đó, sau 10 tháng, kết quả sản xuất nông nghiệp khá tích cực. Sản xuất lúa đạt 40,5 triệu tấn, dự báo mục tiêu 43 triệu tấn lúa năm 2024 sẽ đạt được. Về chăn nuôi, quy mô đàn lợn vẫn tăng 2,4%, gia cầm tăng 2,3%, thủy sản tăng 2,4%. Theo đó, sẽ đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho cuối năm, dịp Tết và xuất khẩu.
(责任编辑:La liga)
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Bàn thờ gia tiên
- ·Khai trừ ra khỏi Đảng nguyên Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành
- ·Xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Nguyễn Hoàng Việt
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Nguyễn Hoàng Việt
- ·Cẩn thận sập bẫy lừa qua mạng
- ·UOB dự báo GDP Việt Nam quý 1 đạt 5,5%
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Việt Nam trúng cử Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới nhiệm kỳ 2025
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Sẽ xử lý nghiêm những đối tượng đua xe trái phép
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc dự chuỗi hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN
- ·Thực hiện đúng quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Giải quyết tốt khiếu nại của dân
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam
- ·Ủy ban Kiểm tra TƯ đề nghị Ban Bí thư kỷ luật 3 cán bộ vi phạm đạo đức, lối sống
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Thể hiện tốt vai trò “luật sư” của ngành tư pháp