【bxh new zealand】Quỹ bảo tồn di sản văn hoá là hết sức cần thiết
VHO - Đã có 16 ý kiến phát biểu và 1 ý kiến tranh luận trong phiên thảo luận tại Hội trường của kỳ họp thứ 8,ỹbảotồndisảnvănhoálàhếtsứccầnthiếbxh new zealand Quốc hội khoá XV vào chiều 23.10, về dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi). Trong đó nhiều ý kiến đồng tình với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hoá.
Góp ý cho dự thảo Luật, Thượng tọa Thích Đức Thiện (ĐBQH tỉnh Điện Biên) cho biết, ông nhất trí với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa và cho rằng cần thiết phải thành lập Quỹ. "Mặc dù có những ý kiến cho rằng đâu đó có những loại quỹ ngoài ngân sách nhà nước đã được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả.
Có quỹ thành lập ra mà không huy động được nguồn lực xã hội đóng góp cho quỹ. Nhưng đối với lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa thì tôi có niềm tin là Quỹ bảo tồn di sản văn hóa được thành lập, sẽ phát huy hiệu quả", Thượng toạ nhấn mạnh.
Thượng toạ cũng dẫn lại con số thống kê từ Bộ VHTTDL cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 40.000 di tích vật thể các loại, 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu. "Đây vừa là niềm tự hào dân tộc, vừa là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội", Thượng toạ đánh giá.
Đồng thời nhấn mạnh, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã luôn chú trọng và có những chính sách trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Chính phủ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia đã phân bổ nguồn ngân sách cấp cho mục tiêu bảo tồn, chống xuống cấp của các di tích.
Các địa phương cũng đã dành nguồn lực của địa phương mình cho công tác phục hồi, tôn tạo các di tích nhằm gìn giữ văn hóa truyền thống và phát triển du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, theo Thượng toạ, thực tế cho thấy nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích còn rất thấp so với yêu cầu thực tế. "Trải qua thời gian, do quy luật vô thường và biến động lịch sử, hiện nay có rất nhiều di tích, di sản đang bị xuống cấp trầm trọng, đang bị mai một thất truyền ở các địa phương vì không có kinh phí tu bổ và duy trì. Một số di tích thực sự “kêu cứu” như di sản Phật viện Đồng Dương ở Quảng Nam.
"Đồng Dương Vihara có nguồn gốc lịch sử từ thế kỷ thứ IX, đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt và hiện nay đang ở trong tình trạng khẩn cấp ứng cứu. Một số chuyên gia đã thốt lên: “Thật chạnh lòng Phật viện Đồng Dương trước nguy cơ trở thành phế tích”. Và không chỉ Phật viện Đồng Dương mà hiện nay còn có rất nhiều các di tích đang ở trong tình trạng như vậy cần sự quan tâm và nguồn lực để khôi phục, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử phục vụ đời sống", ông nêu dẫn chứng.
Và cho rằng Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ra đời là thực sự cần thiết để giải quyết các yêu cầu cấp bách, trong các trường hợp khẩn thiết như để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được hoặc trong các trường hợp như bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước…
"Để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa hoạt động và phát huy hiệu quả, tôi đề nghị Chính phủ cần có những cơ chế đặc thù, có chính sách phù hợp, tôn vinh, khen thưởng, ưu đãi xứng đáng với tâm huyết, công sức tham gia phục hồi, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa. Có như vậy Quỹ mới huy động được nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài đóng góp cho Quỹ", Thượng toạ đề nghị.
Tán đồng với quan điểm nên thành lập Quỹ, đại biểu Trần Đình Gia (ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) nêu dẫn chứng cụ thể khi ông tới thăm một dòng họ đang bảo quản 3 di sản đã được UNECO ghi danh tại làng Trường Lưu, thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên do những điều kiện còn hạn chế của gia dình, dòng họ nên các di sản này đang đứng trước nguy cơ xuống cấp theo thời gian. "Nếu việc này phải dùng tới ngân sách nhà nước thì sẽ rất khó khăn. Vì thế nếu có Quỹ thì sẽ bảo tồn được những di sản này".
Tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của các đại biểu, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, Quỹ được thành lập sẽ không sử dụng ngân sách Nhà nước mà tiếp nhận từ các nguồn tài trợ, hiến tặng, huy động sự đóng góp của xã hội. Với các địa phương, việc thành lập Quỹ không bắt buộc, nếu địa phương có điều kiện thì thành lập Quỹ, không thì thôi.
Theo quy trình, vào cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ thông qua Luật Di sản văn hoá (sửa đổi). Khi được thông qua, dự án luật được chờ đợi sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để phát huy các giá trị, đưa di sản trở thành tài sản, nguồn lực đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Cây tùng la hán 600 tuổi giá 17 tỷ đồng trong vườn cây nghìn tỷ ở Hà Nội
- ·1400 golfer hào hứng chinh phục giải FLC Faros Golf Tournament 2018
- ·Những điều người dùng cần lưu ý để không sử dụng điều hòa sai cách
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Bộ KH&CN công bố giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018
- ·Giá vàng hôm nay ngày 12/3: Vàng đứng trước nguy cơ ‘lao dốc’
- ·Link xem trực tuyến bóng đá Liverpool vs AS Roma
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Quy định mới nhất lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Lô hàng gần 2.000 ô tô Honda nhập thuế 0% về VN : Giá trung bình 480 triệu đồng/chiếc
- ·Xổ số Vietlott: Sau người Hà Nội trúng 303 tỷ đồng, giải Jackpot 18,1 tỷ đồng vô chủ
- ·Điểm danh 3 thương hiệu sơn móng tay Hàn Quốc ‘được lòng’ chị em Việt: Cách mua hàng chính hãng
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Giá vàng hôm nay 20/3: Giới đầu tư vàng kỳ vọng 'vàng sẽ tăng' nhờ Fed
- ·Những điều cần biết khi chọn mua quạt phun sương cho mùa hè
- ·Toyota Wigo sắp về Việt Nam dự đoán giá chỉ hơn 300 triệu có gì hay?
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Hé lộ xu hướng mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng