【kết qua bong da anh】Người phụ nữ 65 tuổi mắc bệnh ung thư mê khiêu vũ mỗi ngày
Cô Phí Thị Ninh (65 tuổi) ở phố đi bộ bờ hồ (Hà Nội). |
21 giờ tối một ngày thứ Bảy,ườiphụnữtuổimắcbệnhungthưmêkhiêuvũmỗingàkết qua bong da anh trong nhóm khiêu vũ ở một góc phố Đinh Tiên Hoàng, một người phụ nữ khó đoán tuổi đang say sưa nhảy những vũ điệu sôi động.
Chiếc áo cách điệu kết hợp với chiếc quần soọc màu trắng trẻ trung khiến ít người nghĩ rằng cô đã 65 tuổi. Chiếc khăn trùm đầu là lạ khiến người ta tưởng đó là gu thời trang của một người phụ nữ cá tính.
Các bạn nhảy của cô cho biết, người phụ nữ này phát hiện mắc bệnh ung thư phổi đã 6 tháng nay. Trong những ngày tháng truyền hoá chất để chiến đấu với bệnh tật, mỗi tuần đôi lần cô Phí Thị Ninh vẫn từ Hồ Tây ra phố đi bộ bờ hồ để khiêu vũ cùng với những người bạn nhảy ở câu lạc bộ khiêu vũ Đêm Hà Nội.
‘Tối cuối tuần cô nhảy ở đây, còn buổi sáng cô nhảy ở câu lạc bộ Bách Thảo’.
Những ai đã quen mặt cô Ninh ở cả công viên Bách Thảo và phố đi bộ thường hay giới thiệu với người lạ về người phụ nữ này rằng: ‘Đang bị ung thư đấy, nhưng yêu đời lắm!’, hay ‘Vui tính lắm! Bị ung thư nhưng cười nói suốt!’.
Mỗi sáng, cô Ninh đều sinh hoạt cùng câu lạc bộ khiêu vũ ở công viên Bách Thảo. |
Cô Ninh kể, cô phát hiện ra mình có bệnh cũng tình cờ trong một lần đi rửa mũi. Thấy buổi sáng dậy hay bị ho khan, nhân tiện cô đề nghị chụp chiếu phổi luôn và phát hiện ra một ‘vết’ trong phổi. 2 tháng sau, qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra, cô chính thức nhận kết luận mắc ung thư phổi giai đoạn 2.
‘Lúc ấy cô có buồn chứ, nhưng cô nghĩ mình cũng 65 tuổi rồi. Con cái cũng trưởng thành hết, cháu nội cháu ngoại đầy đủ, không còn nuối tiếc gì nữa. Nếu có chết ngay cũng chẳng sao’.
‘Thế nên cô vẫn yêu đời mà sống tiếp’.
Ban đầu, cô bảo các con là cô không điều trị, sống được đến khi nào thì sống. Nhưng sau khi được gia đình, bác sĩ động viên, cô bắt đầu bước vào đợt hóa trị đầu tiên.
Hóa trị sau 1, 2 ngày, thuốc bắt đầu ngấm khiến cơ thể mệt mỏi, không thiết ăn uống, ngửi thấy cái gì cũng khiếp sợ, cô đã định bỏ cuộc. Nhưng sau khoảng 1 tuần, cô lấy lại sức khỏe như ban đầu, vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, đi nhảy như người không có bệnh. Cô lại nguôi ngoai rồi bước vào những đợt hóa trị tiếp theo.
Từ tháng 5 đến nay, cô đã trải qua 4 đợt hóa trị. ‘Mỗi đợt cách nhau hai chục ngày, mệt mỏi lắm nhưng cô nghĩ cả tháng chỉ chịu đau 2-3 ngày rồi những ngày còn lại mình sống vui vẻ, thoải mái thì thôi cũng cố được’.
'Khiêu vũ mang lại cho cô sức khỏe' - cô Ninh nói. |
Chỉ trừ những ngày làm hóa trị, còn lại ngày nào cũng như ngày nào, cứ 6 giờ sáng là cô Ninh lại có mặt ở công viên Bách Thảo - cách nhà 5 phút đi xe máy để cùng khiêu vũ với các bạn già của mình. Tối cuối tuần, cô lại ra phố đi bộ để sinh hoạt cùng một câu lạc bộ khác’.
‘Cô coi nó là một môn thể thao lành mạnh. Cũng nhờ khiêu vũ mà cô trẻ khỏe ra nhiều. Chỉ trừ mấy ngày hóa trị, còn lại cô thấy mình vẫn khỏe như không có bệnh tật gì’.
Buổi sáng gặp cô ở công viên Bách Thảo, cô bảo sáng nay chưa ăn gì để 9 giờ có mặt ở bệnh viện làm xét nghiệm máu. ‘Qua đợt nghỉ lễ 2/9 này là cô được phẫu thuật. Bác sĩ bảo khối u của cô đã nhỏ lại rồi, giờ cần cắt bỏ đi’.
‘Lẽ ra là mổ rồi đấy, nhưng cô xin lùi lại vài ngày để đi chơi với con cháu dịp nghỉ lễ’.
Cô khoe, ‘một ngày của cô bây giờ bắt đầu bằng việc ra Bách Thảo khiêu vũ. Sau đó, cô vào viện thăm khám, kiểm tra. Đến trưa, con gái cô mang bữa trưa vào viện cho mẹ. Chiều cô lại về nhà nghỉ ngơi, dọn dẹp, nấu cơm. Vì các con cô làm trong ngành dịch vụ nên cuối tuần không được nghỉ, cô lại giúp các con trông cháu’.
‘Trước đây khi còn khỏe, cô đi chơi nhiều lắm. Khắp trong Nam ngoài Bắc cô đi hết rồi. Thậm chí, thỉnh thoảng cô còn lên ‘bar’ chơi đấy’.
‘Trước đây khi còn khỏe, cô đi chơi nhiều lắm. Khắp trong Nam ngoài Bắc cô đi hết rồi. Thậm chí, thỉnh thoảng cô còn lên ‘bar’ chơi đấy’. |
Hết giờ khiêu vũ, cô Ninh kéo chiếc khăn trùm đầu xuống rồi cười bảo ‘ôi, cô cứ để đầu trọc thế này đi khắp nơi đấy’.
‘Vào viện ngày đầu tiên, điều dưỡng đã mê tít cô vì cô vui tính. Có điều dưỡng còn nói đùa là ‘lúc nào trông cũng như diễn viên thế này thì bệnh tật gì’’. Đấy là cô Ninh đang nói đến cách ăn mặc trẻ trung, có phần điệu đà của mình.
Cô tự hào khoe mình đi đến đâu là mọi người vui đến đấy. Hội nhóm nào cũng thích có cô tham gia vì cô biết khuấy động không khí. Đó là cách sống mà cô chọn ngay cả sau khi biết mình mắc căn bệnh nan y.
‘Bị bệnh nhưng cô lạc quan lắm, chẳng nghĩ ngợi làm gì nhiều. Cô trân trọng mỗi ngày được sống và muốn mỗi ngày là một ngày vui với mình và với mọi người’ - cô Ninh kết thúc câu chuyện sau khi nhận cuộc điện thoại của con gái gọi mẹ vào viện làm xét nghiệm để chuẩn bị cho ca mổ quan trọng vài ngày tới.
Người mẹ Quảng Nam cạo đầu để cùng con chiến đấu với ung thư
Vứt bỏ hết mặc cảm, người mẹ Nguyễn Thị Thanh Vân đã cạo đầu để cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư trong bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thu hút FDI: Việt Nam cần lưu ý ban hành các tiêu chuẩn
- ·Kỳ 3: Yếu tố giúp Yến sào Khánh Hòa vững vàng vươn xa thế giới
- ·Thay đổi giờ một số tàu khách Thống Nhất phù hợp đi lại của khách
- ·Quy định mới về quyết toán kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất
- ·Lùm xùm tại Phòng khám đa khoa Tâm Đức: Chờ kết luận cuối cùng từ phía cơ quan công an
- ·Hỗ trợ học nghề cho học viên cai nghiện
- ·Nhiều địa phương chia sẻ kinh nghiệm chống thất thu
- ·Đôn đốc, xử lý vướng mắc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
- ·Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia theo tên, số báo danh nhanh và chính xác nhất
- ·Già hóa dân số gây áp lực cho quỹ hưu trí
- ·Hàng loạt cán bộ thị trấn Tiên Lãng (Hải Phòng) bị cách chức, kỷ luật
- ·Chi hoa hồng cho đại lý xổ số không quá 15% doanh thu
- ·Quảng Ninh: Tổng thu NSNN 10 tháng đạt 29.398 tỷ đồng
- ·Hà Nội: 196 đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính năm 2021
- ·Hà Nội rà soát tất cả người nhập cảnh từ 7/3 để cách ly
- ·Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành F&B Việt Nam
- ·Hơn 83% doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi
- ·Các loại hình thiên tai đều xuất hiện và cực đoan hơn
- ·Điểm chuẩn năm 2018: Hàng loạt trường ‘hot’ bất ngờ công bố điểm
- ·Thiếu liên kết vùng, khó phát triển các khu kinh tế