【bảng xếp hạng giải hạng 2 đức】Khi nhà thơ viết về mùa xuân
Mùa xuân là mùa của ngàn hoa khoe sắc thắm,àthơviếtvềmùaxuâbảng xếp hạng giải hạng 2 đức mùa của đoàn viên và sum họp, mùa của cỏ cây nảy lộc đâm chồi. Trong không khí rộn ràng của mùa xuân vừa đi qua, nhiều nhà thơ và người yêu thơ ở Bình Dương cũng đã viết nên nhiều thi phẩm mang đậm sắc xuân làm ngất ngây bao tâm hồn công chúng.
Có dịp tham gia các chương trình giao lưu thơ ca nhân dịp Tết Nguyên tiêu năm nay, chúng tôi thật sự bất ngờ trước sự phát triển của phong trào thơ ca tỉnh nhà. Số lượng thi phẩm mới được giới thiệu đến công chúng ngày càng nhiều, nhất là những bài về mùa xuân. Có lẽ khi viết về mùa xuân, các nhà thơ, các tác giả cảm thấy lạc quan hơn, yêu đời hơn, chắp cánh cho những ước mơ thăng hoa trong từng ý thơ. Trong “Bình Dương xuân đến sớm” của Thái Giang, mùa xuân ở Bình Dương hiện lên không chỉ đẹp bởi cảnh vật mà còn đẹp cả ở tình người, khiến cho “Thành phố mới như có muôn phép lạ/ Du khách đến rồi muốn nán lại xứ mơ”, hay “Nơi xứ sở ngàn năm nghĩa hiệp/ Một Bình Dương chim đến đậu đất lành”. Còn “Mùa xuân ở làng tre Phú An” của Trần Hoàng Vy thì “Chạm xuân. Tre thả lá vàng”, “Tre buông điệu múa. Cành che ngang đầu”, “Búp măng nứt vỏ vẫy chào/ Mùa xuân xanh ngõ lối vào làng tre”.
Tiết mục “Nhớ ơn Bác Hồ” của CLB thơ Việt Nam Bình Dương trong chương trình Họp mặt Nguyên tiêu Mậu Tuất 2018 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh
Xuân về làm cho lòng người trào dâng nhiều khát khao, hy vọng đến nỗi nhà thơ Lê Thị Bạch Huệ đã cảm tác nên “Em về dệt những mùa xuân”. Với nữ thi sĩ này, Bình Dương luôn trải thảm đỏ chào đón nhân tài về lập thân, lập nghiệp. Vì thế, Bình Dương ngày càng có nhiều người dệt nên những mùa xuân đầy tươi đẹp, đầy nghĩa tình hôm nay. “Con đường nhỏ nắng dường như trải thảm/ Rực ánh hồng trên đất mẹ thân thương/ Thêm yêu đời yêu mãi đất Bình Dương/ Những dòng sông mang mầm xanh hy vọng… Những miền quê nghèo nhiều trường học được xây thêm/ Để ngày mai các em vào đời trở thành những nhân tài nước Việt… Để đàn én mỗi ngày chở mơ ước nhiều thêm/ Chắp cánh bay giữa nắng xuân hồng rực rỡ”.
Hương xuân dường như ngào ngạt hơn tất cả khi trong gian bếp mẹ đang làm các món ăn ngày tết. Cùng thưởng thức hương vị tết qua bài thơ “Con về thăm mẹ mùa xuân” của Đỗ Mỹ Loan, chúng tôi càng thấm thía tấm lòng của người mẹ mỗi khi xuân về. “Ngày ba mươi chờ giao thừa đón tết/ Mẹ lom khom cắt lá chuối sau vườn/ Rồi tự tay gói bánh tét bánh chưng/ Ấm áp quá… mâm cơm chừng đạm bạc”. Còn trong “Mẹ mang tết về” của Lê Hòa cũng vậy, “Từ trong khói bếp bước ra/ Mẹ mang hơi ấm nở òa. Tết thơm/ Bánh chưng phưng phức dậy hương/ Ủ trong ruột lá nắng sương quê mình”. Nhưng trong “Mẹ” của Nguyễn Hữu Phú, hình ảnh mẹ chờ con ngày tết thật cảm động biết bao: “Bên bếp lửa/ Mẹ ngồi vệt vôi têm lá trầu xanh/ Nồi bánh tét dậy hương nghi ngút/ Mẹ đếm từng giây chờ bước chân con…”.
Và mùa xuân như dâng trào tràn ngập tâm hồn khi nhà thơ - nhà giáo Nguyễn Văn Ân trải lòng mình trong bài thơ “Giọt xuân”. “Giọt xuân ru hồn trên lá/ Tháng giêng nõn búp tơ vàng/ Ong bướm thả tình vội vã/ Liếc mắt một bờ dọc ngang…”. “Giọt xuân” của Nguyễn Văn Ân còn “rơi đều trên cỏ”, “về ngang qua ngõ”, “nằm ru suối tóc”… Cũng với những cảm xúc về mùa xuân, nhà thơ Bùi Hải Phong đã xuất phẩm nên những câu thơ thật giàu hình tượng, trữ tình, trong trẻo, rộn ràng… trong bài thơ “Khúc ca mùa xuân”: “Chào cánh gió lùa qua con đường nhỏ/ Mùa xuân xanh đôi mắt em xanh/ Phố mới xuân về em nhẹ bước/ Tình ca ban mai bay theo nắng trên cành…”.
Sắc xuân rộn ràng như những khúc nhạc và sắc xuân cũng làm ngã nghiêng biết bao con tim đang yêu. Trong bài thơ “Xúc động trước mùa xuân” của nhà thơ Chinh Ngữ, “Chỉ có mùa xuân làm run rẩy/ Những lời tình tự của loài chim/ Chỉ em làm đời ta xúc động/ Lùa tay vào nén chặt/ Trái tim…”. Còn trong “Ta cần nhau và cần xuân” của tác giả Phùng Hiếu thì “Xuân cần chút gió heo may/ Ta cần nhau cả những ngày đợi xuân”.
Xuân đẹp và làm ngất ngây tâm hồn thi nhân là thế. Nhưng ngắm trăng trong những ngày đầu năm mới còn khơi dậy trong lòng người thi sĩ những cảm xúc bâng khuâng khó tả. “Đêm nay dốc cạn hồn con chữ/ Gởi đến nhân gian sắc mỹ miều/ Ước hẹn cùng trăng mùa luyến nhớ/ Xuân về dệt mộng đón Nguyên tiêu…”. Đó là những dòng cảm xúc về ánh trăng rằm Nguyên tiêu bâng khuâng, gợi nhớ, làm say đắm tâm hồn bao mặc khách tao nhân mà nhà thơ Trăng Khuyết đã thể hiện trong bài thơ “Đêm mộng Nguyên tiêu”.
Với những bài thơ mang đậm sắc xuân, các văn nghệ sĩ Bình Dương đã gửi đến mọi người những cung bậc cảm xúc rất thực của lòng mình. Đó là những cảm xúc trước những đổi mới đầy tươi đẹp của ngoại cảnh, là những tiếng lòng tri ân với những người đã sinh dưỡng mình và những trăn trở phải làm gì để quê hương mình ngày càng tươi đẹp, yên bình hơn.
THỤC VĂN
(责任编辑:World Cup)
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Kho báu cuộc đời
- ·Bạn già
- ·Kỳ vọng mới của du lịch Quảng Ninh
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời
- ·Có một miền nguyên sơ, giàu bản sắc
- ·Chấn chỉnh hoạt động báo chí với phương châm
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Mang Xuân về biên giới
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Kiên Giang định vị thương hiệu du lịch xứng tầm khu vực và quốc tế
- ·Đong đầy lời chúc yêu thương!
- ·Hứa hẹn sự khởi sắc của bức tranh du lịch 2024
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Kỷ niệm mùa hè
- ·Ngày dịu dàng
- ·Đặc sắc không gian trưng bày mỹ thuật xuân Giáp Thìn 2024
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Cảm ơn thầy, cô!