【lich chieu bong da hom nay】Xác định trách nhiệm bồi thường cá nhân làm mất vốn nhà nước
Dự thảo thông tư áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), DN mà Nhà nước đầu tư vốn.
Các DNNN hoạt động ở những lĩnh vực có đặc thù về tài chính, ngoài việc thực hiện quy định của thông tư này, phải thực hiện theo quy định riêng do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp có sự khác nhau, DNNN thực hiện theo quy định riêng về lĩnh vực đặc thù.
Đánh giá mức độ bảo toàn vốn hàng năm
DN phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng các loại tài sản. Quy chế này phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân trong các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho DN.
Đối với DN có tài sản đặc thù, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản phải đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình của cơ quan quản lý chuyên ngành.
DNNN thực hiện bảo toàn vốn bằng việc trích dự phòng. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Định kỳ hàng năm DN phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn. Căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn là kết quả kinh doanh lãi, lỗ của DN- là số chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ tổng các khoản chi phí phát sinh (bao gồm cả khoản trích lập dự phòng), trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Dự thảo quy định việc xử lý tiền thu từ chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài của DNNN, cụ thể:
Tiền thu được do chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài DN (kể cả chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn) sau khi trừ giá trị vốn đã đầu tư, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế, số còn lại được xác định là doanh thu hoạt động tài chính của DN.
Trường hợp tiền thu được từ chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài DN nếu không đủ bù đắp giá trị vốn đã đầu tư, DN được sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp. Nếu khoản dự phòng không đủ bù đắp, phần còn thiếu được tính vào chí phí hoạt động kinh doanh của DN.
Tiền thu do chuyển nhượng các khoản cổ phiếu DN nhận được mà không phải thanh toán tiền, sau khi trừ chi phí chuyển nhượng và thuế, số còn lại được xác định là doanh thu hoạt động tài chính của DN.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về DNNN
DN phải thực hiện chế độ lập, gửi báo cáo (định kỳ, đột xuất) đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính (theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ), việc báo cáo tài chính thực hiện như sau:
Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm hoàn thành việc công bố kết quả xếp loại DN theo quy định (tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát hoạt động DNNN vừa được ban hành); phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận năm trước cho DN.
Sau khi công bố kết quả xếp loại, phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, DN gửi cho đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp các chỉ tiêu báo cáo tài chính đã được phê duyệt.
Đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát chỉ tiêu báo cáo của DN (thuộc diện) quản lý; duyệt thông tin báo cáo của DN trên hệ thống thông tin quản lý tài chính DN trên website, đảm bảo phù hợp với báo cáo tài chính, kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với DN đã được chủ sở hữu phê duyệt, công bố.
Cơ quan này cũng tổng hợp kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN (thuộc diện quản lý), gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/8.
Bộ Tài chính tổng hợp trong phạm vi toàn quốc, báo cáo Chính phủ tình hình hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh của DNNN và sử dụng số liệu báo cáo tài chính của DN để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính trước ngày 30/9 hàng năm.
Các chỉ tiêu báo cáo tài chính và phương thức gửi báo cáo đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính, DN thực hiện thông qua việc truy cập vào hệ thống thông tin quản lý tài chính DN trên website tại địa chỉ: http://soe.mof.gov.vn hoặc http://dnnn.mof.gov.vn. Tài khoản và mật khẩu để đăng nhập của cơ quan đại diện chủ sở hữu và DN thực hiện như sau: Cơ quan đại diện chủ sở hữu phân công một đơn vị trực thuộc quản lý để giao một cá nhân phụ trách tài khoản và mật khẩu đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp. Đối với DN, tài khoản đăng nhập là mã số thuế của DN, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử DN đã đăng ký với Bộ Tài chính. Trường hợp mất mật khẩu hoặc không đăng nhập được vào hệ thống, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thông báo kịp thời về Cục Tài chính doanh nghiệp- Bộ Tài chính để hỗ trợ xử lý. |
Vũ Long
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Làm trai bao của 'sếp bà' để... cưới tôi
- ·“Gửi tiền Kiên Long – Nhận liền lộc Tết” giá trị 2 tỷ đồng
- ·Trung Quốc tìm thấy dấu hiệu của nước trên Mặt Trăng
- ·Ngân hàng Nhà nước trở thành hội viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)
- ·Gửi Trường Sa
- ·Thêm hãng dầu nhớt ô tô ra mắt thị trường Việt Nam
- ·Kienlongbank trao tặng 7.950 phần quà Tết cho gia đình khó khăn
- ·Cách dịch trang web Safari tiếng Việt trên iOS 16
- ·Cuộc thi sáng tác video clip quảng bá hình ảnh tỉnh Long An năm 2022
- ·Triệu hồi Mercedes
- ·Đêm trung thu sẽ rộn rã tiếng cười
- ·Cách dịch trang web Safari tiếng Việt trên iOS 16
- ·Cách đánh dấu tin nhắn chưa đọc trên iOS 16 Messages
- ·Cảnh báo chiêu lừa mới: Giả mạo ngân hàng mời chào rút thẻ tín dụng lãi suất thấp
- ·Lấy chồng đại gia, gái quê bị mẹ chồng ghẻ lạnh
- ·Kienlongbank triển khai dịch vụ xác thực giao dịch trực tuyến 3D Secure
- ·New York Times và bài học chuyển đổi số ngành báo chí
- ·Tổng cục Thuế “thúc” 9 địa phương phủ sóng hóa đơn điện tử
- ·Người vợ tự nguyện chết để chồng được sống
- ·Propzy bất ngờ tuyên bố giải thể công ty dịch vụ để thay đổi kế hoạch kinh doanh