【xem tỷ số đức】Thủ tướng mời doanh nghiệp Nhật Bản mở hàng EVFTA, IPA
“Hôm qua tôi đã từ Osaka bay về Hà Nội để chứng kiến lễ ký kết hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU – EVFTA,ủtướngmờidoanhnghiệpNhậtBảnmởhàxem tỷ số đức IPA và bay trở lại Nhật Bản trong ngày. Có thể nói các bạn là những người mở hàng đầu tiên khi 2 hiệp định này vừa ký”. Thủ tướng phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam sáng nay tại Tokyo.
Hội nghị thu hút hơn 1.200 doanh nhân Nhật Bản và Việt Nam tham dự. Ảnh: Phạm Tuấn |
Với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vì sự thịnh vượng và tin tưởng lẫn nhau”, Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức, thu hút hơn 1.200 doanh nhân Nhật Bản và Việt Nam tham dự.
Chủ tịch JETRO Nobuhiko Sasaki cho biết, năm nay, có rất đông doanh nghiệp Nhật Bản tham dự, mong muốn xúc tiến công tác chuẩn bị để có thể trao nhận, cấp giấy phép đầu tư với đối tác Việt Nam trong dịp này.
Phát biểu tại hội, Thủ tướng nói: “Đến Nhật Bản lần này, so với những năm trước, tôi càng có niềm tin vững chắc rằng Việt Nam sẽ là miền đất lành cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản”.
Thủ tướng giới thiệu về tiềm năng, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, quốc gia luôn duy trì môi trường chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định và là một quốc gia có lợi thế tự nhiên về thương mại toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản Ảnh: Phạm Tuấn |
Việt Nam có vị trí địa kinh tế và thương mại cực kỳ quan trọng trong khu vực, kể cả trên thế giới. Hơn ai hết, các nhà đầu tư Nhật Bản là người thấu hiểu điều này rất sớm bởi lẽ từ 500 năm trước, những doanh nhân Nhật Bản đã tới mở mang thương nghiệp ở Hội An của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 đạt 7,08%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã đạt trên 245 tỷ USD và Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045, quy mô nền kinh tế tăng hơn 10 lần, đạt tối thiểu 2.500 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 20.000 USD.
Hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở thương mại và đầu tư lớn hàng đầu thế giới với độ mở thương mại hiện đạt trên 200% GDP, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD, thuộc tốp 25 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.
Về độ mở đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam thu hút đến nay đã trên 350 tỷ USD với 28.000 dự án đang hoạt động và đã giải ngân trên 200 tỷ USD. Riêng năm 2018, Việt Nam đã thu hút trên 35 tỷ USD. Hiện có rất nhiều tập đoàn hàng đầu của thế giới hiện diện ở Việt Nam.
Chủ tịch JETRO Nobuhiko Sasaki phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tuấn |
“Tôi vừa được ngài Chủ tịch JETRO thông tin, qua khảo sát của JETRO, trên 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư mở rộng làm ăn ở Việt Nam và con số này đứng đầu khu vực các doanh nghiệp châu Á vì tính hiệu quả của đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam”, Thủ tướng chia sẻ với các doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng cho biết, hôm qua, ông đã từ Osaka bay về Hà Nội để chứng kiến và phát biểu tại lễ ký kết hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và EU – EVFTA và IPA. “Và có thể nói, đến Nhật Bản lần này, các bạn là những người mở hàng đầu tiên”.
Việt Nam đã tham gia 14 hiệp định FTA và 3 hiệp định đang đàm phán. Như vậy bao phủ đến hầu hết các lục địa trên thế giới khiến Việt Nam trở thành tâm điểm của các dòng chảy thương mại toàn cầu.
Nếu Hiệp định EVFTA được thực hiện thì xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 so với không có Hiệp định.
Tinh thần khởi nghiệp sáng tạo rộng khắp, phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ Việt Nam chưa bao giờ rực rỡ như những năm qua. Hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được thử nghiệm và thành công, xếp hạng về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 60/125 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tiềm năng nữa là ngành nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, trong năm qua, nông nghiệp luôn được ví như mỏ vàng xuất khẩu với nhiều sản phẩm nông nghiệp đã giữ vững vị trí trong top của thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, gỗ, lâm sản, cá tra và một danh sách dài các sản phẩm tiềm năng khác chưa được khai thác như cacao…
Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào ngành điện, trong đó trọng tâm là điện sạch bao gồm cả điện khí, hạn chế tối đa điện than.
Du lịch sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn. Thủ tướng cho rằng, Nhật Bản hơi chậm chân trong phát triển những khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, hãng lữ hành lớn và cho rằng đây là một điểm mà các hãng lữ hành hoặc là các nhà đầu tư phải nghiên cứu tiếp tục đưa khách và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.
Thủ tướng cũng giới thiệu về tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, hiện có quy mô hơn 150 tỷ USD và thị trường bất động sản, luôn là đích ngắm hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng là mảnh đất hứa của các nhà đầu tư; cũng như tiềm năng về thương mại số.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến trao 32 giấy chứng nhận đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị lên đến hơn 8 tỷ USD. Ảnh: Phạm Tuấn |
Trong Hội nghị xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức hai nước đã cùng chứng kiến trao 32 giấy chứng nhận đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, dịch vụ bán lẻ, may mặc, công nghệ cao, năng lượng, hàng không, vận tải, logistics, xuất khẩu lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe với tổng giá trị lên đến hơn 8 tỷ USD.
Việt Nam là miền đất lành cho doanh nghiệp Nhật Bản
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc Tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản.
Nhiều ý tưởng đã được chia sẻ cởi mở, nhiều vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp Nhật đã được giải quyết.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực giữ vững ổn định về kinh tế vĩ mô và chính trị, xã hội; thể chế luật pháp ngày càng minh bạch tạo môi trường cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển, tham chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu một cách thuận lợi.
Trên tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, lấy doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.
Việt Nam đang có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, được giáo dục cơ bản (lao động dưới 35 tuổi chiếm 60% lực lượng lao động).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuấn |
Việt Nam tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành những khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại lớn, như Hiệp định CPTPP với sự tham gia của Nhật Bản có hiệu lực từ 14/1/2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU vừa được ký hôm qua, 30/6… đang mở ra nhiều cơ hội mới cho đầu tư FDI và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam, với các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, hạ tầng chất lượng cao, áp dụng và chuyển giao công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo...
Các tập đoàn Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư và khẳng định mong muốn tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật cho biết một số lĩnh vực công nghiệp phụ trợ doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng cung ứng và mong muốn hợp tác để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Một số ý kiến cho rằng, cần sửa quy định về thời gian làm thêm theo hướng tăng giờ đối với một số lĩnh vực, có chính sách ưu đãi thuế đối với công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp Nhật Bản nhìn nhận lĩnh vực vận tải ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ song cần giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả thủ tục thông quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp lời, Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi vốn ODA và các nguồn vốn khác vào cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, ngành hải quan của Việt Nam đã triển khai nhiều cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để thông quan nhanh chóng, thuận lợi hơn. Thủ tướng khẳng định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi tốt nhất cho xuất nhập khẩu.
Thủ tướng cũng giao lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp cụ thể các vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm.
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG, ông Kanetsugu Mike, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.
Thủ tướng đề nghị MUFG đóng góp thiết thực vào vun đắp mối quan hệ hai nước. Việt Nam có quyền lựa chọn các nhà đầu tư có chất lượng trên toàn cầu để đầu tư vào Việt Nam và đề nghị MUFG đưa các doanh nghiệp có chất lượng vào thị trường Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG. Ảnh: Phạm Tuấn |
Ông Kanetsugu Mike, Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG cho biết, sau hội nghị xúc tiến đầu tư lần trước tại Nhật Bản có sự tham dự của Thủ tướng, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Ông mong muốn MUFG được làm cầu nối phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để chuyển các đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản.
Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này và cho rằng, đây phải là các đề xuất chính đáng, trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 25 năm mở đường bay đầu tiên Việt Nam - Nhật Bản
Tại Tokyo (Nhật Bản), Vietnam Airlines đã tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm đường bay Việt Nam - Nhật Bản dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Toshihiro Nikai – Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt.
Chuyến bay đầu tiên đến Nhật Bản của Vietnam Airlines nối liền TPHCM - Osaka vào năm 1994. Sau 25 năm, tổng số lượt khách Vietnam Airlines vận chuyển đã đạt hơn 12,5 triệu lượt. Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không nắm giữ thị phần vận chuyển hành khách lớn nhất giữa hai nước, đạt gần 60%.
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 25 năm mở đường bay đầu tiên Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuấn |
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Vietnam Airlines đạt nhiều thành tựu trong 1/4 thế kỷ qua, đồng thời nêu rõ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển hết sức mạnh mẽ, tốt đẹp.
Trong 50 năm đó, có 25 năm Vietnam Airlines đã thiết lập đường bay tới Nhật Bản, là hãng hàng không an toàn, hiện đại, chu đáo, đóng góp trực tiếp vào mối quan hệ này. Trong chương mới của quan hệ hợp tác giữa hai nước, chúng ta phải đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt, trong đó có hàng không.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành khẳng định: “Nhật Bản luôn nằm trong top 5 thị trường có dung lượng hàng không lớn nhất đến Việt Nam, và là một trong những thị trường có vai trò chiến lược quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines đã nỗ lực đầu tư mở rộng khai thác đi, đến Nhật Bản bằng việc mở thêm đường bay mới, đưa tàu bay thân rộng hiện đại Airbus A350, Boeing 787 vào phục vụ, nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại giữa hai quốc gia.
Khai trương đường bay TPHCM- Đà Nẵng đến Tokyo
Chiều nay tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự Lễ Công bố hai đường bay mới đến Nhật Bản, bao gồm Tp.HCM - Tokyo (Narita) và Đà Nẵng - Tokyo (Haneda).
Thủ tướng đập bình rượu sake khai trương đường bay mới TPHCM- Đà Nẵng đến Tokyo. Ảnh: Phạm Tuấn |
Vietjet hiện khai thác 3 đường bay thẳng giữa Việt Nam và Nhật Bản bao gồm Tp.HCM/Hà Nội-Osaka và Hà Nội-Tokyo (Narita). Đường bay Tp.HCM - Tokyo (Narita) sẽ được khai thác khứ hồi hàng ngày từ 12/7/2019 tới. Đường bay Đà Nẵng - Tokyo (Haneda) được khai thác khứ hồi hàng ngày từ 26/10/2019.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nói quan hệ Việt Nhật là chiến lược, mỗi người cần đóng góp vào quan hệ đó. Hãng Vietjet có chất lượng tốt, an toàn, khi có thêm máy bay sẽ thêm lớn mạnh và có đóng góp nhiều cho quan hệ hai nước.
Thủ tướng tiếp hàng loạt doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương Nhật Bản
Chiều 1/7, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Tiếp ông Tatsuo Yasunaga, Chủ tịch Tập đoàn Mitsui, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về thành tích trong sản xuất kinh doanh của Mitsui tại Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, Mitsui là doanh nghiệp có thị trường lớn, có thế mạnh về công nghệ nuôi trồng, chế biến thủy sản, nên sự hợp tác này chắc chắn sẽ giúp nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa thủy sản của Việt Nam.
Ông Tatsuo Yasunaga cảm ơn và thông báo với Thủ tướng về thành công của dự án hợp tác đầu tư của Mitsui tại Công ty thủy sản Minh Phú với giá trị đầu tư hơn 150 triệu USD vào các khâu chế biến sản phẩm, vận hành doanh nghiệp và phát triển xuất khẩu.
Tiếp ông Han Chang-woo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Maruhan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước một cách thực chất và có hiệu quả.
Thủ tướng mong muốn Maruhan không chỉ tham gia góp vốn, mà còn hỗ trợ về mặt công nghệ, nghiệp vụ tài chính, chuyển đổi sang ngân hàng số, thúc đẩy xã hội không tiền mặt.
Ông Han Chang-woo mong muốn nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Thủ tướng, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam trong tiến trình tham gia tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam.
Tiếp ông Mitsuo Ohya, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Toray Industries, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao triết lý kinh doanh của Tập đoàn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trên nền tảng công nghệ hiện đại, sạch.
Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực dệt vải, một lĩnh vực có nhu cầu lớn tại Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Toray Industries nghiên cứu xây dựng tổ hợp công nghiệp khép kín, hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhất nếu đầu tư vào Việt Nam; hợp tác – liên kết với các đối tác trong nước về cung ứng linh kiện trong chuỗi giá trị; phối hợp với các bộ, ngành hữu quan phát triển nguồn nhân lực quản lý, kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp dệt may.
Tiếp ông Masayyuki Hyodo, Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của Sumitomo với các tập đoàn lớn của Nhật Bản và Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, doanh nghiệp cần có nghiên cứu khả thi, áp dụng tiến bộ công nghệ, bảo đảm tiến độ dự án.
Ông Masayyuki Hyodo khẳng định sẽ nỗ lực để dự án đầu tư vào Việt Nam thành công.
Chiều 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Morita Kensaku, Thống đốc tỉnh Chiba và ông Watanabe Michitaro, Thị trưởng thành phố Nasushiobara (tỉnh Tochigi), là những địa phương có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và trao đổi văn hóa với Việt Nam.
Tiếp Thống đốc tỉnh Chiba, Nhật Bản - ông Morita Kensaku, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng nhân dân Nhật Bản nhân sự kiện quan trọng Nhà Vua Naruhito lên ngôi ngày 1/5/2019 vừa qua, tin tưởng Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển, phồn vinh trong thời kỳ mới Lệnh Hòa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc tỉnh Chiba hình thành trung tâm chăm sóc tinh thần cho lao động Việt Nam; mong muốn Thống đốc Morita Kensaku và chính quyền tỉnh Chiba tiếp tục thúc đẩy hợp tác hai bên.
Thủ tướng đề nghị Thống đốc và chính quyền tỉnh Chiba thúc đẩy các doanh nghiệp của tỉnh đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, du lịch...
Tiếp ông Watanabe Michitaro, Thị trưởng thành phố Nasushiobara (tỉnh Tochigi), Thủ tướng khẳng định nhân dân Việt Nam luôn trân trọng những đóng góp của cố Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Watanabe Michio và Hạ nghị sĩ Watanabe Yoshimi là ông và cha của Thị trưởng Watanabe Michitaro trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước là một kênh hiệu quả để đưa hợp tác giữa hai bên đi vào thực chất và ngày càng hiệu quả.
Thị trưởng Watanabe Michitaro cho biết, thành phố Nasushiobara có nhiều thế mạnh về thực phẩm, hàng nông sản, sản xuất nông nghiệp và mong muốn được thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.
Tán thành với đề xuất của Thị trưởng Watanabe Michitaro, Thủ tướng đề nghị thành phố Nasushiobara thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và giao lưu, trao đổi với các địa phương Việt Nam, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước.
Minh chứng sống động sự kết nối bền chặt giữa nhân dân Việt - Nhật
Dẫn câu ca dao: “Hoa sen sao khéo giữ màu, Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai”, Thủ tướng chúc lễ hội hoa sen Nhật – Việt tại thành phố Kinokawa thành công tốt đẹp.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Prudential tri ân khách hàng tham gia bảo hiểm qua Kênh hợp tác ngân hàng
- ·Tháo chạy khỏi homestay rao bán cắt lỗ sâu hàng tỷ đồng
- ·Ra mắt phân khu Tropical Valley tại ‘ngôi làng nhiệt đới’ Phú Quốc
- ·Top 4 cây phong thủy xanh tốt, dễ đón tài lộc, mang bình an cho cả gia đình
- ·Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm
- ·Làm mái sảnh ngăn đá ốp rơi tự do ở chung cư D’.Le Pont D’or
- ·Những tiện ích chăm sóc sức khỏe đắt giá tại Charm Diamond
- ·Ngôi nhà đẹp 75m2 cầu thang đắp bằng đất, mọi chi tiết đều là cực phẩm
- ·Khi thẻ bảo hiểm y tế là tấm ‘kim bài miễn tử’…
- ·Nghỉ dưỡng bất tận giữa tổ hợp tiện ích 5 sao Flamingo Cát Bà
- ·Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ
- ·Giám đốc người Nhật: Bình Dương là nơi lý tưởng để đầu tư
- ·Công an điều tra sai phạm các vụ hiến đất mở đường để tách thửa ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng
- ·Khu chung cư mọc trên núi giá hàng trăm tỷ mỗi căn ở Hong Kong
- ·Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo thị thực E7
- ·Tập đoàn Everland tài trợ lập quy hoạch 1/200 dự án 452 ha ở Thanh Hoá
- ·Chàng trai cải tạo chung cư cũ thành ‘tổ ấm’ như trong phim Hàn Quốc
- ·Vinhomes được vinh danh Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·Golden City