【kết quả trận đấu everton】Doanh nghiệp phấn khởi với đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp không còn lúng túng
Mới đây,ệpphấnkhởivớiđềxuấtgiảmthuếgiátrịgiatăkết quả trận đấu everton Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Chính phủ chấp thuận đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% đối với tất cả các loại mặt hàng, theo đề xuất của Bộ Tài chính. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua theo thể thức rút gọn. Cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng đều rất phấn khởi cho rằng, chính sách này được ví như liều "doping" cho nền kinh tế, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Theo bà Lý Kim Chi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, vấn đề giảm 2% VAT trong năm 2022 đã mang lại những hiệu quả tích cực, giải quyết được một phần chi phí đầu vào của sản xuất, hàng hóa đưa vào thị trường có điều kiện được hạ giá bán. Tuy nhiên, việc đề xuất áp dụng giảm thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa không còn gây ra một số lúng túng cho doanh nghiệp như năm ngoái.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2023, Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cùng với các hiệp hội ngành nghề khác đã có văn bản đề xuất với Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện chính sách này. "Chúng tôi rất mừng khi thời điểm này đề xuất trên được tiếp thu.
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước thì việc thúc đẩy thị trường nội địa, tăng tiêu dùng trong nước sẽ có tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng. Việc giảm thuế VAT ở thời điểm này là một công cụ khả thi để kích thích tiêu dùng trong nước. Bộ Tài chính đưa ra phương án đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm đồng loạt với hàng hóa đang chịu thuế VAT 10% xuống 8% cho thấy có sự tiếp thu, điều chỉnh chính sách" - bà Lý Kim Chi nhấn mạnh.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% sẽ mang lại lợi ích tích cực cho cả doanh nghiệp và người dân. Ảnh: Sơn Nam |
Cùng thời điểm khi nhận thông tin trên, ông Vũ Xuân Hạnh - Giám đốc Marketing Công ty CP Gcfood, cũng rất vui mừng chia sẻ: “Tôi cho rằng chính sách này sẽ tác động tốt đến tất cả các doanh nghiệp đang có sản phẩm chịu thuế VAT 10%. Nếu chính sách này được thông qua sẽ tác động tốt cho việc hoạch định tài chính trong doanh nghiệp trong thời gian thực thi chính sách và kỳ vọng rằng sản phẩm của chúng tôi sẽ có giá thành tốt hơn khi đến tay người tiêu dùng”.
Ông Hạnh cho biết: "Từ nguyên liệu đến nguyên liệu phụ phẩm giảm được 2% chi phí đầu vào thì đối tác của chúng tôi sẽ yên tâm hơn với kế hoạch kiểm soát giá đầu ra, vì hiện nay chúng tôi đang sản xuất chế biến một số nông sản cung cấp cho hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, một phần tiêu thụ nội địa. Nếu chính sách này thực hiện dài hơn, ít nhất một năm, đối tác họ thấy được sự ổn định trong hoạch định kiểm soát giá cả sẽ là cơ hội để ký các hợp đồng dài hạn".
Tăng vị thế cạnh tranh
Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, thể hiện rất rõ trong việc tăng trưởng trong quý I/2023 chỉ đạt trên 3%. Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do tác động bất ổn của tình hình thế giới, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, đơn hàng giảm… Do đó, việc giảm thuế VAT 2% sẽ có tác dụng rất lớn, tác động tới tổng cầu, người tiêu dùng có thể trả một mức chi phí thấp hơn, doanh nghiệp cũng trả chi phí đầu vào thấp hơn.
Bà Trần Xuân Đào - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Durian cho biết: "Chúng tôi đang làm kem tươi từ trái cây, mỗi hộp kem đến tay người tiêu dùng là tổng hợp các chi phí từ nguồn nguyên liệu nông sản trái cây, bao bì, tem mác và công nghệ sản xuất… Do vậy, mỗi công đoạn đầu vào giảm 2% chi phí sẽ giúp giảm trực tiếp giá thành đầu ra, doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư vào chất lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, nhất là mức chi tiêu của khách hàng sẽ tăng lên.”
Hầu hết các ý kiến đồng tình với việc giảm thuế xuống 8% Các chuyên gia cho rằng, dù có khả năng gây hụt thu ngân sách nhiều hơn nhưng hầu hết các ý kiến đều đồng tình với việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%, áp dụng với toàn bộ các mặt hàng. Cùng với giảm thuế VAT và các loại thuế, phí khác, chính sách tài khoá được coi là trụ cột trong bối cảnh đang gặp không ít khó khăn hiện nay... |
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Công ty CP Vạn thương Sài Gòn cho rằng, với công cụ giảm thuế này, tùy chính sách của từng doanh nghiệp, có thể đưa vào giá bán để người tiêu dùng hưởng lợi.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, nếu thời gian áp dụng ngắn hạn thì có thể ảnh hưởng đến chiến lược giá đã xây dựng của doanh nghiệp. Do vậy, sẽ có doanh nghiệp đưa vào chính sách khuyến mại để thúc đẩy tiêu dùng... Trong bối cảnh chung thì đây là chính sách rất kịp thời hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng, còn về ngân sách thì nhà nước có thể tìm cách tăng thu từ nguồn khác, có thể từ những khoản trước đây đang thất thu.
Theo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, nếu Quốc hội thông qua giảm thuế VAT 2% (dự kiến thông qua kỳ họp vào tháng 6/2023), thu ngân sách 6 tháng cuối năm có thể giảm 35.000 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD, nhưng mặt được lợi có thể sẽ là lớn hơn nhiều. Bởi nếu tính số tuyệt đối thì thuế VAT có thể giảm, nhưng giảm thuế VAT sẽ giúp tăng thu các khoản thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiêu dùng tăng cao, kích thích mua sắm… từ đó kích thích nền kinh tế.
Hỗ trợ về phí và thuế là một trong những hỗ trợ quan trọng nhất hiện nay Trong văn bản mới nhất trả lời Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoàn toàn đồng tình với việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% vào thời điểm này để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. VCCI nhận định trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam, việc sử dụng chính sách tài khoá mang tính phổ cập như giảm thuế giá trị gia tăng là rất phù hợp. Cùng với đó, VCCI cũng đồng tình với việc giảm thuế đối với toàn bộ các hàng hoá, dịch vụ thay vì chỉ giảm đối với hầu hết hàng hoá dịch vụ như Nghị quyết 43/2022/QH15. Theo VCCI, thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 43 và Nghị định 15 cho thấy việc chỉ giảm thuế với một số mặt hàng mà không giảm với một số khác khiến việc kê khai và nộp thuế trở nên vô cùng phức tạp. Các doanh nghiệp và cơ quan thuế, cơ quan hải quan đều lo ngại việc xác định không đúng mặt hàng sẽ dẫn đến nguy cơ bị xử phạt, xử lý kỷ luật sau này. Do đó, việc giảm thuế cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ là hợp lý. Một điểm lưu ý được VCCI chỉ ra đó là dự thảo quy định thời điểm bắt đầu áp dụng chính sách giảm thuế là ngày nghị quyết này được ban hành. Trước đó, Nghị quyết 43 cũng quy định thời điểm áp dụng là từ ngày ban hành (11/1/2022) nhưng khi triển khai, một số doanh nghiệp phản ánh tình trạng họ không cập nhật kịp thời sự thay đổi thuế suất vào ngày 11/1/2022. Nhiều doanh nghiệp đã phải sửa hoá đơn giá trị gia tăng, sửa tờ khai hải quan, điều chỉnh sổ sách kế toán và hoàn trả tiền cho khách hàng khá vất vả. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng, thời điểm có hiệu lực của chính sách này là một ngày sau khi ban hành. GS.TS Tô Trung Thành - Trưởng Phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cũng bày tỏ đồng tình với đề xuất giảm thuế VAT do chính sách này mang tính chất phủ rộng, tiếp cận được nhiều đối tượng và nhiều doanh nghiệp. Theo ông Thành, việc hỗ trợ về phí và thuế là một trong những hỗ trợ quan trọng nhất hiện nay, chứ không phải là các gói hỗ trợ về lợi nhuận hay hỗ trợ về thị trường, bởi tình hình kinh tế thế giới hiện khá xấu, thị trường đầu ra rất kém. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cấp điện an toàn trong màu mưa lũ
- ·Nhà khoa học VinFuture lý giải vì sao AI không thể thông minh được như con người
- ·Thu phí 0 đồng, TPHCM tăng hơn 33% số lượng hồ sơ làm thủ tục trực tuyến
- ·Tự chủ công nghệ đem đến sức sống mới cho doanh nghiệp Trung Quốc
- ·Tháo gỡ khó khăn cho chuỗi cung ứng tiêu thụ thủy sản
- ·Việt Nam bàn chuyện thúc đẩy công nghệ mở cho 5G
- ·Khởi tranh vòng loại Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024
- ·Meta tái sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt gây tranh cãi
- ·IMF dự đoán Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2021
- ·Khám phá sức mạnh của Data và AI trong đổi mới giáo dục
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Phát triển điện gió: Giá chưa hấp dẫn
- ·Doanh nghiệp công nghệ số MISA có Tổng giám đốc mới
- ·Cần đưa kết quả chuyển đổi số vào việc đánh giá cán bộ
- ·Thủ tướng: Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để thiếu điện
- ·iPhone SE 4 ‘xác nhận’ ra mắt tháng 3/2025
- ·Hạ tầng số làm nền tảng phát triển kinh tế số
- ·Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều nhau
- ·Sau ‘chấn động’ ở Hà Giang: Liệu Sơn La có chấm lại điểm thi tốt nghiệp không?
- ·Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất linh kiện mới cho SpaceX của Elon Musk