【ket qua anh a】WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 2,8% năm 2020
Xây dựng kinh tế thị trường đầy đủ để tạo động lực tăng trưởng | |
Vĩnh Phúc: Huy động tối đa nguồn lực,ếViệtNamtăngtrưởngkhoảngnăket qua anh a tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2020 | |
Kinh tế Việt Nam 2020 dự báo tăng trưởng 5,3% trong kịch bản lạc quan | |
“Gánh” tăng trưởng 2020, đầu tư công đang chuyển mình |
Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020. Ảnh: Internet. |
Theo Báo cáo Điểm lại với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19” được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay, kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.
Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021.
Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.
Theo WB, thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.
Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với nông dân.
"Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng", bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.
Tuy nhiên, bà Stefanie Stallmeister cũng cho rằng, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.
Báo cáo của WB khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó.
Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài.
Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.
Ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Theo WB, Việt Nam cũng có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu, đang được đẩy nhanh bởi Covid-19, nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước. Chẳng hạn, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng.
Tương tự, Covid-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·MU tức giận rút khỏi vụ chuyển nhượng Onana
- ·Thuê xe Porsche rồi cầm cố để chiếm đoạt 4 tỷ đồng
- ·Chứng khoán hôm nay (21/9): Áp lực bán tăng mạnh phiên chiều, VN
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Wimbledon 2023: Medvedev ngược dòng vào vòng 4
- ·Man City sắp ký Gvardiol giá kỷ lục, sếp bự tiết lộ chuyển nhượng
- ·Tuyển nữ Việt Nam thua New Zealand: Kim Thanh xuất sắc nhất
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Dược phẩm Bến Tre tiếp tục gia tăng nợ vay ngân hàng
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Tâm thế mới của báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
- ·Khải Hoàn Land sắp chào bán lượng cổ phiếu trị giá 1.800 tỷ đồng
- ·Dàn sao Man City đến mừng Bernardo Silva cưới chân dài tuyệt đẹp
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Sự khác biệt về mã số HS không phải là căn cứ để từ chối C/O
- ·Trung Quốc gặp gỡ nhà đầu tư, giảm thuế để vực dậy thị trường chứng khoán
- ·Làm rõ một số nội dung trong các dự án luật
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Thu 330 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan