【kêt quá bóng đá】Kết nối, xúc tiến đầu tư Ninh Thuận tại Đồng Nai
VHO - Với tài nguyên phong phú,ếtnốixúctiếnđầutưNinhThuậntạiĐồkêt quá bóng đá Ninh Thuận có thế mạnh về phát triển văn hóa và tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch biển, trong khi Đồng Nai có thế mạnh về phát triển các KCN. Đây là điều kiện tốt thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội hai địa phương.
Đó là đánh giá của bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và nhiều đại biểu tại Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận diễu ra tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ngày 18.10.
Hội nghị có sự hiện diện của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành và hơn 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư của hai tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, có điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển vùng.
Nơi đây có cảng biển nước sâu Cà Ná, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 300.000 tấn, nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1, Cao tốc Bắc-Nam phía Đông; đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Nam Tây nguyên.
Với bờ biển dài 105km, có nhiều lợi thế nổi trội, là vùng nước trồi duy nhất của Việt Nam, địa hình địa thế bao bọc bởi các dãy núi vươn sát ra biển, tạo thành nhiều vịnh, bãi biển đẹp, trong đó vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng là danh lam thắng cảnh quốc gia, vườn Quốc gia Núi Chúa được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Thế giới; khu du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ được quy hoạch đưa vào khu du lịch trọng điểm quốc gia; đặc sắc văn hóa Chăm với các làng nghề gốm, dệt thổ cẩm cổ nhất Đông Nam Á, trong đó nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới… tạo cho Ninh Thuận có tiềm năng, thế mạnh riêng có để phát triển ngành kinh tế biển, du lịch, đô thị, công nghiệp, năng lượng, logistics.
Hiện tại, Ninh Thuận đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, Chính phủ đã có chủ trương triển khai đầu tư một số công trình trọng điểm quốc gia, thúc đẩy việc gia tăng tính kết nối phát triển Ninh Thuận với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: Bổ sung sân bay Thành Sơn quy mô cấp 4C, công suất 1,5 triệu lượt hành khách/năm vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông (đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo) đã hoàn thành đi vào hoạt động; cảng biển tổng hợp Cà Ná đã đưa bến cảng 100.000 tấn vào hoạt động..., mang lại ý nghĩa quan trọng và lợi ích nhiều mặt cho phát triển KT- XH của địa phương, góp phần khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng lợi thế, thu hút đầu tư vào Ninh Thuận.
Trên địa bàn tỉnh có 3 Khu Công nghiệp đã được thành lập (gồm: KCN Thành Hải, KCN Du Long, KCN Phước Nam) với tổng diện tích 855ha và KCN Cà Ná quy mô 827ha đang trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện tại, các KCN mới lấp đầy đạt 21% và 6 Cụm Công nghiệp, với quỹ đất tại các khu, cụm CN còn khá lớn, với mức giá cho thuê thấp hơn nhiều so với mức giá của các tỉnh trong khu vực (bằng khoảng 30%) là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, hạ tầng Khu, Cụm Công nghiệp.
Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10.11.2023, với tầm nhìn chiến lược về “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”, tạo dựng những giá trị khác biệt để tạo ra năng lực cạnh tranh nền kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo dư địa cho tăng trưởng.
Quy hoạch xác định chọn 5 cụm ngành đột phá, gồm: Năng lượng, năng lượng tái tạo; Du lịch chất lượng cao; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng và thị trường bất động sản và 2 động lực tăng trưởng mới là kinh tế biển và kinh tế đô thị.
Quy hoạch tập trung phát triển 3 hành lang gồm: Tuyến đường cao tốc, tuyến đường ven biển và mở rộng phát triển theo trục Đông - Tây tạo kết nối vùng, liên vùng theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Tỉnh xác định, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cực tăng trưởng mới là động lực quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh về Cảng biển, Cảng cạn và Trung tâm dịch vụ logistics, Khu công nghiệp, đô thị, du lịch, hướng đến năm 2025 đủ điều kiện thành lập Khu kinh tế ven biển của cả nước.
Ninh Thuận sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng điểm, hình thành hệ sinh thái đồng bộ tạo động lực thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, chế biến công nghiệp và các ngành trụ cột của tỉnh.
Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai lần này là một trong những hoạt động xúc tiến đầu tư quan trọng của tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận mong muốn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối đầu tư giữa 2 tỉnh; đồng thời, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, các khu, cụm công nghiệp Ninh Thuận tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư của tỉnh Đồng Nai.
“Tỉnh Ninh Thuận cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư theo hướng đảm bảo quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng phát triển của tỉnh trong thời gian tới”, ông Trần Quốc Nam khẳng định.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng: Ninh Thuận và Đồng Nai đều có những thế mạnh khác nhau điều đó là rất thuận lợi trong việc hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội hai tỉnh.
“Nếu như Đồng Nai có thế mạnh về phát triển các KCN (là địa phương dẫn đầu về phát triển công nghiệp với 33 KCN, Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ là sân bay lớn nhất cả nước)... thì tỉnh Ninh Thuận lại có thế mạnh về phát triển văn hóa và tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch biển”, bà Nguyễn Thị Hoàng nói.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng, trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Nai luôn xác định muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự gắn kết với các tỉnh; vì thế Đồng Nai luôn ủng hộ, kêu gọi các doanh nghiệp (DN) đã đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả tại tỉnh Đồng Nai mạnh dạn nghiên cứu đầu tư, mở rộng thêm vào các địa phương lân cận, trong đó có Ninh Thuận, vừa là cơ hội để phát triển cho chính DN mình, vừa góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa các địa phương.
“Với tiềm năng, lợi thế, chính sách, định hướng thu hút đầu tư rõ ràng, tin rằng tỉnh Ninh Thuận sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư của các nhà đầu tư không chỉ đến từ Đồng Nai mà còn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước và các cả các tập đoàn lớn trên thế giới”, bà Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã gặp gỡ trao đổi nhiều lĩnh vực dựa trên tiềm năng lợi thế của hai bên. Tại đây lãnh đạo 2 tỉnh đã chứng kiến ký kết và trao 5 Bản ghi nhớ hợp tác giữa các đơn vị và doanh nghiệp của 2 địa phương.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Saigontaxi Group gặt hái thành công từ hướng đi đúng và dám nghĩ, dám làm
- ·Cơ hội không đến nhiều lần
- ·Nắm rõ quy định để hành nghề đúng pháp luật
- ·Khám phá thác Tà Rê
- ·Khẩn trương khắc phục sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn, tổ chức cung cấp nước sạch cho nhân dân
- ·Video UAV Ukraine bắn nổ pháo tự hành thế hệ mới của Nga
- ·Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%
- ·Nồng cay ngự tửu
- ·Tăng cường kiểm tra, xử lý xe vận chuyển hành khách vi phạm
- ·Thủ tướng Pháp từ chức, chưa rõ người kế nhiệm
- ·Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
- ·19 tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung
- ·Khoe sắc những cánh đồng hoa ven đô
- ·Bánh lọc, món quà xứ Huế
- ·MB ủng hộ 60 tỷ đồng 'chung tay' cùng Quỹ Vaccine phòng COVID
- ·Đến Huế chơi lễ
- ·Nỗi ám ảnh về khẩu súng nhắm bắn ông Trump
- ·Vướng mắc ưu đãi thuế đối với công ty cho thuê tài chính
- ·Quảng Ninh: Kiểm tra và thu giữ 150 con tê tê cùng nhiều tang vật
- ·Giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp logistics