【trận koln】Kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý cơ chế đặc thù để xây đường sắt đô thị
Kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý cơ chế đặc thù để xây đường sắt đô thị
(Dân trí) - Thường trực Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý chủ trương có cơ chế đặc thù về chỉ định thầu tư vấn, giám sát và lựa chọn nhà đầu tư, huy động nguồn lực xây đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đến năm 2035 (Đề án).
Thường trực Chính phủ kết luận Hồ sơ Đề án đã được chuẩn bị công phu, có chất lượng. Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả và nỗ lực của Bộ GTVT, UBND Thành phố Hà Nội, UBND TPHCM và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Mục tiêu được Thường trực Chính phủ nhấn mạnh là tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn tại Hà Nội, TPHCM và một số thành phố lớn khác.
Bên cạnh việc giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TPHCM, Thường trực Chính phủ đề nghị các cơ quan đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến việc lựa chọn tư vấn, nhà thầu, giải phóng mặt bằng... để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.
Về quan điểm, Thường trực Chính phủ cho rằng Đề án phải thể hiện được tư duy hiện đại, tầm nhìn chiến lược với cách nghĩ và cách làm mới.
Theo đó, Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố phải có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm tính đồng bộ với Quy hoạch tổng thể đường sắt quốc gia.
Thường trực Chính phủ cũng nhấn mạnh cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với thực tế triển khai dự án và đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó tăng trần nợ công và bội chi ngân sách (báo cáo cấp có thẩm quyền).
Về công nghệ và phương thức quản trị dự án, theo Thường trực Chính phủ, phải hiện đại, thông minh và hiệu quả.
Thường trực Chính phủ đề nghị nghiên cứu xây dựng ngay và ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường sắt đô thị bảo đảm thống nhất trong hệ thống để sử dụng chung.
Quán triệt Đề án phải được nghiên cứu kỹ, triển khai nhanh, hiệu quả, Thường trực Chính phủ lưu ý đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ngoài ra, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện ngay tại các cơ sở đào tạo trong nước để đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu, có thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài.
Thường trực Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý chủ trương triển khai cũng như chủ trương có các cơ chế đặc thù, đặc biệt về chỉ định thầu tư vấn, giám sát và lựa chọn các nhà đầu tư, huy động nguồn lực thực hiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đến năm 2035.
Thường trực Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc với Đảng đoàn Quốc hội thống nhất cơ chế chính sách đặc thù cho Đề án trước khi trình Quốc hội theo quy định; đồng ý chủ trương tăng trần nợ công lên khoảng 80% GDP và bội chi ngân sách ở mức phù hợp.
Việc giao UBND Thành phố Hà Nội và TPHCM làm chủ đầu tư các dự án trên địa bàn, được sử dụng ngân sách địa phương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện và thực hiện Đề án; các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động phối hợp tích cực với Bộ GTVT trong quá trình hoàn thiện, trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tổ chức thực hiện Đề án.
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km (21,5km đã đưa vào khai thác; 397km chưa đầu tư).
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2065 (chưa được duyệt) nêu rõ đến năm 2035 dự kiến hoàn thành khoảng 410,8km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7km.
Còn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị có tổng chiều dài 173km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 183km.
Theo quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (chưa được duyệt), đến năm 2035 hoàn thành khoảng 183km, đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 168km; đến năm 2060 hoàn thành thêm khoảng 159km.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngân hàng ACB thoái sạch vốn tại hãng kem 65 năm tuổi của Hà Nội
- ·Lên kế hoạch “tiêu” 2,75 triệu tỷ đồng đầu tư công
- ·TP.Thủ Dầu Một: Khai mạc 2 môn thi đấu Đại hội thể dục thể thao lần VI năm 2021
- ·Đề xuất sửa quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- ·Sun Group tiếp tục đưa thương hiệu quản lý khách sạn nổi tiếng về Nam Phú Quốc
- ·Đề xuất bố trí sớm 980 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 49 qua Thừa Thiên Huế
- ·Tuyến cao tốc Bắc
- ·Vì mục tiêu 5.000 km đường cao tốc
- ·Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước sạch
- ·Hải Dương: Vốn ngoại tăng trưởng
- ·Long An tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Đội tuyển Việt Nam chốt danh sách 30 cầu thủ dự AFF Cup 2021
- ·Cổ động viên được vào sân cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận gặp Nhật Bản và Saudi Arabia
- ·Không thể cứ đòi bảo toàn vốn ở các dự án thua lỗ
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 3 nền tảng, 3 chính sách phát triển thời 4.0
- ·Hải Dương ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án trọng điểm
- ·Becamex Bình Dương vô địch BTV Cup 2021 sớm một vòng đấu
- ·Hà Tĩnh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, Chủ tịch tỉnh ra văn bản đôn thúc
- ·Vụ 9 người tử vong khi chạy thận: Hai lãnh đạo BV đa khoa Hòa Bình bị khởi tố là ai
- ·U13 Becamex Bình Dương giành hạng ba giải U13 Quốc tế