【kq pháp 1】Hướng dẫn nhiều nội dung về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Chính phủ thống nhất miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu | |
Hướng dẫn khai báo nước xuất xứ khi thực hiện EVFTA | |
Phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh |
Về việc ghi trị giá FOB trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng hướng dẫn tại công văn số 6389/TCHQ- GSQL ngày 30/9/2020.
Cụ thể, đối với các C/O mẫu D được cấp từ ngày 20/9/2020 chỉ thể hiện trị giá FOB trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Campuchia, Indonesia hoặc Lào và sử dụng tiêu chí xuất xứ giá trị hàm lượng khu vực (RVC) để xác định xuất xứ hàng hóa.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN khác (Brunei, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Việt Nam) không phải thể hiện trị giá FOB trên C/O. Trường hợp C/O thể hiện thêm thông tin về trị giá FOB thì việc khai báo thêm thông tin bổ sung này không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O.
Việc khai trị giá FOB khi áp dụng tiêu chí RVC áp dụng tương tự đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Về thể thức và mẫu lời văn khai báo chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN, đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 của ASEAN quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT và khoản 7 Điều 3 Thông tư số19/2020/TT-BCT.
Theo đó, Mẫu lời văn khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT chỉ áp dụng cho tự chứng nhận theo dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 của ASEAN, không áp dụng cho cơ chế ASWC.
Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ thực hiện cơ chế ASWC (ASEAN Wide Self Certification) quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2020/TT-BCT, thực hiện theo hướng dẫn về tự chứng nhận xuất xứ tại Phụ lục 1 Thông tư 19/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Theo đó, thông tin tối thiểu khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong cơ chế ASWC được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 19/2020/TT-BCT.
Ngoài nội dung trên, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cụ thể về mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên cơ sở dữ liệu tự chứng nhận của ASEAN (ASWC).
Trước đó, Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được ký ngày 22/1/2019 tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 20/9/2020. Bên cạnh một số sửa đổi liên quan đến C/O mẫu D, ASEAN chính thức áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN là ASEAN Wide Self Certification (AWSC) kể từ ngày 20/9/2020.
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA để hướng dẫn các cam kết trong Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phó Thủ tướng: Các chính sách y tế không được gây ‘sốc’ cho xã hội
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Quy hoạch báo chí là việc cực kỳ khó
- ·Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng
- ·Tạo động lực để phát triển kinh tế tập thể
- ·Chưa thể cấp giấy phép lái xe quốc tế sử dụng ở 73 nước
- ·Bộ Y tế cho biết: 100% mẫu nước mắm đều an toàn
- ·Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thành công tốt đẹp
- ·Từ chiều nay, giá xăng RON95
- ·Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
- ·Ra mắt HTX chăn nuôi gia súc giống Bù Đốp
- ·Những 'đầu tàu' trong ứng dụng công nghệ cao
- ·Cựu chiến binh lan tỏa hành động đẹp
- ·Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp, thêm hơn 400 đồng/lít
- ·Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- ·4 công dụng không ngờ của khoai lang vườn nhà
- ·Những thí sinh Miss Grand International đầu tiên đặt chân đến Việt Nam
- ·Singapore dẫn đầu về rót vốn FDI vào Việt Nam 7 tháng của năm 2023
- ·Vì sao bò giống cấp cho hộ DTTS nghèo lại chết?
- ·Sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà
- ·Thay “áo mới” cho nắp hố ga ở thành phố Đồng Xoài