会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【livescore trực tiếp bóng đá】Đề xuất 8.532 tỷ đồng nâng cấp 5 quốc lộ kết nối với Lào; Quảng Ninh thêm 2 dự án hơn 2.700 tỷ đồng!

【livescore trực tiếp bóng đá】Đề xuất 8.532 tỷ đồng nâng cấp 5 quốc lộ kết nối với Lào; Quảng Ninh thêm 2 dự án hơn 2.700 tỷ đồng

时间:2024-12-23 16:24:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:380次

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Thành lập Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô

Vùng Thủ đô gồm 10 tỉnh,ĐềxuấttỷđồngnângcấpquốclộkếtnốivớiLàoQuảngNinhthêmdựánhơntỷđồlivescore trực tiếp bóng đá thành phố trực thuộc trung ương. Hội đồng điều phối Vùng thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động liên kết vùng...

Hình minh họa

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 986/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô (Hội đồng điều phối vùng) nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội phát triển thịnh vượng, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Hội đồng điều phối Vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động liên kết vùng trong các lĩnh vực, nội dung phối hợp quy định tại Nghị định số 91/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.

Phó thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng.

Phó chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

Các Ủy viên gồm:

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ủy viên Thường trực).

- Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; y tế, Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Công an, Quốc phòng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; Nội vụ; Tư pháp; Văn phòng Chính phủ.

- Chủ tịch UBND các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

- 01 đại diện chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu thuộc cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng.

- 01 đại diện có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp của Vùng Thủ đô.

Thường trực Hội đồng điều phối vùng gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng.

Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập các Tiểu ban làm đầu mối điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng. Tiểu ban được tổ chức và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng quy định.

Bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng điều phối vùng, các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến hoạt động điều phối vùng, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp Bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng điều phối vùng, sử dụng bộ máy giúp việc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng điều phối Vùng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Văn phòng Hội đồng điều phối vùng bảo đảm đủ nhân lực (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm) để thực hiện nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo và công chức của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng thuộc biên chế công chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quyết định nêu rõ 5 nội dung, lĩnh vực hoạt động điều phối Vùng gồm:

1- Liên kết phát triển kinh tế- xã hội Vùng Thủ đô.

2- Điều phối xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô.

3- Điều phối tham gia xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô.

4- Các nội dung, lĩnh vực phối hợp là tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm quy định tại Điều 5 Nghị định số 91/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ.

5- Nội dung, lĩnh vực khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng điều phối vùng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ phát triển bền vững Vùng Thủ đô, dự ántrọng điểm có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng.

Bên cạnh đó, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực, nội dung phối hợp Vùng Thủ đô; phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương trong xây dựng cơ chế tài chínhhỗ trợ phát triển khu công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng trong khu du lịch quốc gia; đổi mới sáng tạo.

Thông qua kế hoạch điều phối vùng hằng năm và 05 năm của Vùng Thủ đô; giải quyết các vấn đề về liên kết, phối hợp giữa các bộ với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô và giữa các tỉnh, thành phố trong vùng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề cấp thiết vượt thẩm quyền và khả năng đối với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong Vùng Thủ đô thực hiện các nội dung phối hợp, giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền các địa phương trong vùng hoặc những vấn đề không đạt được sự đồng thuận; hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong vùng.

Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu Vùng Thủ đô, tăng cường chia sẻ thông tin giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô và giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các bộ, ngành. Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, các cơ quan tổ chức khác có liên quan cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu báo cáo, giải trình các vấn đề liên quan (trong trường hợp cần thiết) để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng.

Ban hành kèm theo Quyết định 986/QĐ-TTg là Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô.

Quy chế này quy định về tổ chức hoạt động và phối hợp của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ thành lập, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển bền vững vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội được xác định trong chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Vùng Thủ đô quy định tại Quy chế này gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.

Nội dung, lĩnh vực điều phối là liên kết phát triển kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô, điều phối thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho bộ, ngành, địa phương nào có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đó.

Hoạt động điều phối được thực hiện thông qua Hội nghị Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở nội dung các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, các bộ, ngành, địa phương trong vùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất và triển khai các nội dung thực hiện liên kết, phối hợp. 

TP.HCM thu 1.076 tỷ đồng phí hạ tầng cảng biển sau 4 tháng 

Sau 4 tháng thu phí hạ tầng cảng biển, TP.HCM đã thu được hơn 1.076 tỷ đồng, số vốn này sẽ được bổ sung để xây dựng 11 dự án kết nối hạ tầng vào các cảng biển.

Dự kiến đến năm 2025, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM đạt khoảng 16.000 tỷ đồng - Ảnh:Lê Quân

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về kết quả thu phí hạ tầng cảng biển và kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường vào cảng biển trên địa bàn Thành phố bằng nguồn tiền thu phí.

Về kết quả thu phí, từ ngày 1/4/2022 đến 18/8/2022, tổng số phí thu được là hơn 1.076 tỷ đồng. Từ ngày 1-8/2022, mức phí được điều chỉnh theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP.HCM không nhận được ý kiến phản ánh nào của doanh nghiệpvề mức phí cao hay đề xuất miễn giảm phí như trước đây.

Từ số phí thu được, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM bổ sung vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 11 Dự án kết nối hạ tầng khu vực cảng biển với tổng số vốn gần 30.600 tỷ đồng để trình HĐND TP.HCM thông qua trong kỳ họp sắp tới.

Trong số 11 dự án đề xuất bổ sung vốn có 6 dự án chuẩn bị đầu tư; 4 dự án đề xuất mới và một dự án đã có quyết định đầu tư. Đây đều là các dự án có số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Trong 6 dự án chuẩn bị đầu tư thì có 3 đoạn thuộc đường Vành đai 2 gồm: đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội với tổng mức đầu tư 8.591 tỷ đồng; đoạn từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng tổng mức đầu tư 8.458 tỷ đồng; đoạn từ quốc lộ 1A đến đường Nguyễn Văn Linh, mức đầu tư 9.240 tỷ đồng.

Ba dự án khác kết nối đến cảng biển chuẩn bị đầu tư gồm: xây dựng hoàn thiện đoạn tuyến đường vành đai đông đoạn từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy (1.219 tỷ đồng); xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu (578 tỷ đồng); xây cầu Thủ Thiêm 4 (5.300 tỷ đồng).

4 dự án đề xuất mới gồm: mở rộng đường vành đai đông (đoạn từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy) từ 6 làn lên 12 làn; mở rộng trục đường Bắc Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) từ 4 làn lên 10 làn; nâng cấp cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1.

Dự án duy nhất đã có quyết định đầu tư là dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ đường Vành đai 2 đến Khu công nghiệp Phú Hữu (Thành phố Thủ Đức) tổng vốn khoảng 1.630 tỷ đồng.

Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM dự kiến đến năm 2025, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển đạt khoảng 16.000 tỷ đồng. Sau khi trích một phần cho đơn vị thu phí, toàn bộ nguồn thu sẽ được đầu tư các công trình hạ tầng giao thông xung quanh cảng.

TP.HCM chính thức thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/4/2022. Ngay sau khi thực hiện rất nhiều doanh nghiệpđã phản ánh mức thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM quá cao. Ngoài ra, thời điểm thu phí cũng không phù hợp khi doanh nghiệp vừa “kiệt sức” sau đại dịch Covid-19, việc thu phí hạ tầng cảng biển làm tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch.

Đến ngày 1/8/2022, HĐND TP.HCM đã ban hành nghị quyết sửa đổi, giảm mức phí hạ tầng cảng biển cho doanh nghiệp.  

Dự lễ khởi công Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Thủ tướng nhắc đến các công việc nặng nề tiếp theo, để thu hút nhà đầu tư

Chiều 30/8, Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sơn Mỹ (IPICO) làm chủ đầu tư vừa chính thức được khởi công vào chiều 30/8.

Tham dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Bình Thuận.

Ông Lê Quang Hiếu, Phó chủ tịch HĐQT Công ty IPICO, cho biết Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 là Dự án có quy mô khá lớn, tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha; được Chính phủ quy hoạch đầu tư xây dựng dự án Trung tâm điện lực Sơn Mỹ (bao gồm Nhà máy điện Sơn Mỹ 1, Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 với công suất 4.500 MW) và Dự án Kho cảng khí LNG  gắn với Cảng tổng hợp Sơn Mỹ.

Theo ông Hiếu, Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 được định hướng phát triển theo hướng thông minh và thân thiện với môi trường đầu tiên tại Bình Thuận cũng như vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp được chú trọng đầu tư bài bản, phát triển đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời đáp ứng các tiêu chí về phát thải carbon. Điều này không chỉ tạo ra sức hút riêng cho Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 mà còn đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi lựa chọn đầu tư tại đây.

Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 được quy hoạch với các chức năng: đất xí nghiệp, nhà máy; khu trung tâm dịch vụ; khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật; đất cây xanh và mặt nước. Trong đó, nổi bật là hai nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 được xây dựng trên diện tích ước tính 200 ha với tổng công suất 4.500 MW; Kho cảng khí LNG khoảng 100 ha, hơn 430 ha đất dành cho các nhà máy, xí nghiệp.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng cho rằng, lễ khởi công xây dựng mới chỉ là bước khởi đầu. Để đưa Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 đi vào hoạt động, thu hút, lấp đầy các nhà đầu tư thứ cấp, còn rất nhiều việc phải làm, nhiệm vụ còn rất nặng nề.

Thủ tướng nhắc lại mục tiêu được Đại hội XIII của Đảng đặt ra, đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, là nước phát triển, thu nhập cao.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá, trong đó xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực cho sự phát triển, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất, đạo đức con người Việt Nam…

Theo Thủ tướng, muốn phát triển nền công nghiệp hiện đại, phải kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại; phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo các xu thế tất yếu hiện nay là chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho biết, trong buổi tiếp Chủ tịch COP26 ngày 29/8 vừa qua, Thủ tướng đã đề nghị Vương quốc Anh và các đối tác phát triển hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng bảo đảm công bằng, công lý, cụ thể là hỗ trợ về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị, chia sẻ kinh nghiệm.

Thủ tướng đánh giá Bình Thuận là vùng đất "biển xanh, cát trắng, nắng vàng", với tiềm năng lớn, được thiên nhiên ưu đãi về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đây là nền tảng rất quan trọng, cần tận dụng tối đa để phát triển nền công nghiệp xanh, công nghiệp sạch.

"Do đó, với Khu công nghiệp này, ngoài hình hài một số nhà máy điện khí mà nhà đầu tư đã đề cập, phải thu hút được các nhà đầu tư sản xuất các trang thiết bị phục vụ phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió", Thủ tướng nhấn mạnh cách tiếp cận, tư duy phát triển Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.

Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư có mặt tại lễ khởi công đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ về tài chính với lãi suất ưu đãi cho các khoản vay để sản xuất điện có giá thành phù hợp với thu nhập của người Việt Nam và điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ đàm phán với các đối tác về vấn đề này, góp phần hỗ trợ các nhà đầu tư năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Để Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 sớm hình thành, đi vào hoạt động, Thủ tướng đề nghị nhà đầu tư cần nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, triển khai thi công bảo đảm an toàn, đảm bảo các vấn đề về môi trường, hoàn thành với chất lượng công trình tốt nhất và đúng tiến độ.

Cần thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài chính, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao, hiệu quả kinh tế và có nhiều đóng góp cho Ngân sách.

Đặc biệt, ưu tiên cho những dự án tham gia mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới, gắn với sự phát triển thông minh, công nghiệp 4.0, phát triển xanh, sạch và bền vững. Tạo điều kiện để các dự án trọng điểm được quy hoạch tại khu công nghiệp triển khai thuận lợi.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương quan tâm và hỗ trợ tích cực cho Bình Thuận, hướng dẫn và hỗ trợ một cách thiết thực để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho Dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 triển khai thuận lợi. Nhất là việc kết nối giao thông liên vùng, Quốc lộ 55 nối tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, đôn đốc hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư thứ cấp theo thẩm quyền, sớm hình thành Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ, Kho cảng khí LNG Sơn Mỹ,.…

Về phía tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện tốt môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cũng như các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư và doanh nghiệp.

“Hôm nay đến dự lễ khởi công thì rất vui, nhưng nếu không làm được sẽ rất buồn”, Thủ tướng nói và yêu cầu tỉnh Bình Thuận cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đồng thời rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính, hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm đầu tư và triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng tin tưởng, với tiềm lực kinh tế, cùng kinh nghiệm của chủ đầu tư, Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 hứa hẹn sau khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ trở thành điểm sáng, góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực phía Nam của tỉnh.

Đề xuất đầu tư 8.532 tỷ đồng nâng cấp 5 quốc lộ kết nối với Lào

Bộ Giao thông - Vận tải (TVT) vừa có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất Dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối với Lào, sử dụng vốn vay của ngân hàng Thế giới – WB.

Một đoạn Quốc lộ 217

Mục tiêu của Dự án là cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279, Quốc lộ 217, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 12A và Quốc lộ 15D – những tuyến đường bộ kết nối các tỉnh Tây Bắc, Bắc Trung Bộ của Việt Nam với CHDCND Lào.

Cụ thể, Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên dài 38,67 km sẽ được đầu tư nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III, vận tốc thiết kế từ 60 – 80km/h.

Tuyến Quốc lộ 217 đoạn Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hoá dài 59,42 km sẽ được nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.

Tuyến Quốc lộ 12C đoạn cảng Vũng Áng - đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình dài 90 km, được nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III, vận tốc thiết kế từ 60 – 80km/h.

Tuyến Quốc lộ 12A đoạn Khe Ve – cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình dài 38km sẽ được nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến đạt quy mô đường cấp III miền núi, vận tốc thiết kế từ 60km/h.

Tuyến Quốc lộ 15D được chia làm 2 đoạn Quốc lộ 1 - Cao tốc Cam Lộ - La Sơn và đoạn đường Hồ Chí Minh - cửa khẩu La Lay, tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Dự án sẽ đầu tư xây dựng mới đoạn tuyến từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, dài 8,4 km đảm bảo quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu La Lay dài 12,09 km được nâng cấp đảm bảo quy mô đường cấp IV và III, vận tốc thiết kế 40-60 km/h, các đoạn khó khăn có châm chước về bán kính và độ dốc dọc.

Bộ GTVT dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2024 đến năm 2028).

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.532,21 tỷ đồng, tương đương khoảng 369,68 triệu USD, gồm vốn vay IBRD của WB là 6.739,60 tỷ đồng (tương đương khoảng 292,01 triệu USD) và vốn đối ứng khoảng 1.792,61 tỷ đồng (tương đương khoảng 77,67 triệu USD).

Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn khoảng cách giữa các cửa khẩu với các cảng biển, giảm thời gian chạy xe qua đó giảm được chi phí vận tải, giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án; tăng cường kết nối hành lang Đông – Tây, góp phần thúc đẩy giao thương với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Vốn FDI vào Bình Dương trong 8 tháng tăng 72% so với cùng kỳ 

Chiều 30/8, tỉnh Bình Dương đã họp báo để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8/2022. Đáng chú ý, các chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương trong tháng 8 đều tăng cao so với cùng kỳ.

Sản xuất ở Công ty Kymco (Đài Loan) tại KCN Đại Đăng, Bình Dương.

Cụ thể, trong tháng 8/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của Bình Dương tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế 8 tháng năm 2022, chỉ số này tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Về kim ngạch xuất khẩu uớc đạt 2,9 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 53,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 24 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

Đối với đầu tư nước ngoài (FDI), trong tháng 8, Bình Dương thu hút được 35 triệu USD với 9 Dự án. Tính lũy kế 8 tháng của năm 2022, tỉnh thu hút được 2,56 tỷ USD (tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021).

Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi các dự án lớn được đầu tư tại đây. Điển hình như nhà máy sản xuất đồ chơi của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đầu tư 1 tỷ USD tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III; nhà máy sản xuất đồ trang sức của Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) đầu tư 100 triệu USD.

Lũy kế đến nay toàn tỉnh Bình Dương có 4.063 dự án FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 39,5 tỷ USD. Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP.HCM.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh thu hút được các dự án FDI lớn trong thời gian qua là nhờ việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn.

Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu khu vực Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đứng thứ 6 cả nước. Ngoài ra, Bình Dương đã tích cực tổ chức các hội nghị đối thoại, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp tháo gỡ. 

Về định hướng thu hút đầu tư, hiện nay Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao… Đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0.

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 9 tỷ USD vốn FDI. Kết quả thu hút vốn FDI trong những tháng đầu năm 2022 là tín hiệu tích cực để tỉnh đạt và vượt mục tiêu trên.

Giao đầu mối đánh giá đề xuất đầu tư Sân bay Lai Châu theo phương thức PPP

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 5644/VPCP – CN gửi Bộ GTVT và UBND tỉnh Lai Châu truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP và giao UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại Văn bản nêu trên, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.

Vào giữa tháng 8/2022, UBND tỉnh Lai Châu ờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án.

Theo UBND tỉnh Lai Châu, cảng hàng không Lai Châu đã được Thủ tướng xác định trong Quy hoạch phát triển GTVT hàng không tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018.

Cụ thể, cảng hàng không Lai Châu được định hướng đến giai đoạn 2030 là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách /năm; diện tích sử dụng đất là 167 ha, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Tại Tờ trình số 13833/TTr-BGTVT ngày 24/12/2021 của Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, trong giai đoạn 2030, cảng hàng không Lai Châu tiếp tục định hướng đầu tư với công suất thiết kế dự kiến 0,5 triệu hành2 khách/năm, diện tích đất dự kiến 117,09ha, ước chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.350 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh, Dự án Cảng hàng không Lai Châu được xác định là dự án động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu; góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh trong công tác tuần tra, kiểm soát các vùng biên giới; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; đồng thời là Dự án động lực quan trọng của tỉnh Lai Châu cần đầu tư giai đoạn 2021-2025, nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu. Tỉnh Lai Châu đã nhiều lần đề xuất với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và được ghi nhận.

Nhiều dự án tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) ì ạch giải ngân vốn đầu tư công

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng vừa làm việc với UBND huyện Đơn Dương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, năm 2022, UBND huyện Đơn Dương được bố trí 211,228 tỷ đồng để thực hiện 13 Dự án, 1 chương trình và phân cấp cho huyện Đơn Dương; giá trị giải ngân đến ngày 12/8/2022 là 75,19 tỷ đồng đạt 35,6% kế hoạch giao (tỷ lệ chung toàn tỉnh đến 12/8/2022 là 42%).

Theo kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài thực hiện năm 2022, UBND huyện Đơn Dương đang triển khai thực hiện 5 dự án với tổng vốn 28,992 triệu đồng; giá trị giải ngân đến ngày 12/8/2022 là 13,050 tỷ đồng đạt 45% kế hoạch (tỷ lệ giải ngân vốn kéo dài bình quân toàn tỉnh là 34,4%).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho rằng, như vậy, so với tỷ lệ giải ngân bình quân toàn tỉnh Lâm Đồng là 42%, công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đơn Dương đạt 35,6% là thấp, đứng thứ 10/12 toàn tỉnh.

"UBND huyện Đơn Dương và chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương chưa chủ động, tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 6 dự án giải ngân chưa đảm bảo theo yêu cầu của UBND tỉnh Lâm Đồng", Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng ý kiến.

Theo thống kê của cơ quan này, các dự án chuyển tiếp giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch vốn có 3 dự án. Các dự án chưa giải ngân hết vốn kế hoạch năm 2021 kéo dài thực hiện năm 2022 gồm 1 dự án. 

Qua kiểm tra thực tế và làm việc với UBND huyện Đơn Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng xác định một số nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm giải ngân đối với các dự án nêu, như chủ đầu tư chưa tích cực giám sát, đôn đốc đơn vị thi công có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Một số nội dung xử lý kỹ thuật, điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở không có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ thuộc thẩm quyền chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, gây mất thời gian làm chậm tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân như Kè chống sạt lở đường từ cầu Ông Dậu đến cống Quảng Lạc, thị trấn D'ran; Kè gia cố chống sạt lở hạ lưu cống dâng Ka Đê, Đơn Dương huyện Đơn Dương.

Chủ đầu tư chưa xây dựng tiến độ triển khai của các dự án hàng tuần, hàng tháng và tiến độ chung cho toàn dự án. Việc không quản lý dự án theo các bảng tiến độ dẫn tới không đánh giá được tình hình thực hiện từ đó đề xuất các giải pháp đẩy nhanh cũng như điều chỉnh tiến độ phù hợp.

Nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2021 kéo dài thực hiện năm 2022. Ngày 19/5/2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho phép kéo dài thực hiện và giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2021. Do đó, chủ đầu tư không kịp giải ngân số vốn kéo dài đối với 4 dự án nêu trên.

Quảng Ninh điều chỉnh Dự án Đường ven sông, đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX. Đông Triều

Dự án Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX. Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX. Đông Triều (giai đoạn 1) đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh phê duyêt tại Nghị quyết số 334/NQ-HĐND ngày 24/3/2021, phê duyệt điều chỉnh tại Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 18/6/2021 và Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 09/12/2021.

Dự án đươc điều chỉnh lần thứ 3 tài Kỳ họp thứ 10 của HĐND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 31/8/2022. Ảnh: Thu Lê.

Thông qua kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh ngày 31/8/2022, Dự án đã được điều chỉnh lần 3. Đây cũng là một trong 2 dự án được xác định là công trình trọng điểm, chào mừng 60 năm thành lập tỉnh. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa thể khởi công được.

Theo lần điều chỉnh gần nhất, dự án có phạm vi xây dựng được xác định với điểm đầu tại Km4+800 đường tỉnh 338, đấu nối vào tuyến đường Khu công nghiệp Amata đang được đầu tư; điểm cuối giao cắt với quốc lộ 18 tại khu vực cổng tỉnh Quảng Ninh Km46+300. Chiều dài tuyến khoảng 41,2km. Trên cơ sở mặt cắt ngang tuyến đường theo quy hoạch được duyệt, đầu tư 02 đường song hành hai bên (mỗi bên gồm 02 làn xe cơ giới tốc độ thông thường và 01 làn đường gom); phần 6 làn xe tốc độ cao trên tuyến chính sẽ được đầu tư trên dải đất giữa hai tuyến đường song hành trong giai đoạn hoàn thiện.  

Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2021 đến năm 2025. Tổng mức đầu tư được khái toán là hơn 9.834 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 1.959 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương là 1.826,595 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh Quảng Ninh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 8.007,609 tỷ đồng. 

Dự án được phân chia thành 02 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 là Bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1); tổng mức đầu tư hơn 1.959 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 là Đầu tư xây dựng Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1); tổng mức đầu tư khoảng: 7.875 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 334/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh điểm đầu dự án tại Km4+800 đường tỉnh 338, đấu nối với tuyến đường Khu công nghiệp Amata đang được đầu tư. Phạm vi xây dựng dự án có 0,7km đầu tuyến đấu nối với đường tỉnh 338 nằm trong quy hoạch Khu công nghiệp Sông Khoai được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Đô thị Amata Hạ Long.

Do đó, trong lần điều chỉnh thứ 3 này đã điều chỉnh giảm 0,7km đầu tuyến nằm trong ranh giới quy hoạch Khu công nghiệp Sông Khoai ra khỏi Dự án để nhà đầu tư Khu công nghiệp Sông Khoai triển khai đầu tư xây dựng. Theo đó, phạm vi dự án sau khi điều chỉnh sẽ là: Điểm đầu đấu nối với tuyến đường trục Đông – Tây Khu công nghiệp Sông Khoai; Điểm cuối giao cắt với quốc lộ 18 tại khu vực công tỉnh Quảng Ninh Km46+300. Chiều dài tuyến còn khoảng 40,5km.

Quy mô đầu tư dự án thành phần 2 cũng được điều chỉnh trong lần điều chỉnh thứ 3 này. Trong quá trình khảo sát xây dựng, thiết kế bước sau thiết kế cơ sở đã xác định  có 38,7/40,93km (94,5%) chiều dài tuyến đi qua khu vực hiện tại là đồng ruộng, ao hồ, không có dân cư tập trung hai bên, chưa hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà máy sản xuất... Do vậy, chưa có nhu cầu cần thiết về kết nối giao thông từ đường gom ra đường chính. Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư, cân đối hợp lý nguồn vốn trung hạn 2021 – 2025, cần thiết điều chỉnh giảm quy mô đầu tư dự án đối với hạng mục đường gom; phần hạng mục đường gom sẽ chuyển sang đầu tư ở giai đoạn hoàn thiện cùng với phần 06 làn xe tốc độ cao khi có nhu cầu giao thông phù hợp. Việc điều chỉnh giảm quy mô đầu tư dự án trong giai đoạn 1 (phân kỳ đầu tư đường gom sang giai đoạn đầu tư xây dựng phần 6 làn xe tốc độ cao) đảm bảo mục tiêu đầu tư, đảm bảo hiệu quả đầu tư, khai thác tuyến đường hoàn thành trong giai đoạn 1.

Tổng mức đầu tư cũng theo đó mà được điều chỉnh giảm từ hơn 9.834 tỷ đồng xuống còn khoảng 9.162 tỷ đồng.   

Mục tiêu của dự án này được xác định là từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt, hình thành tuyến giao thông đối ngoại liên kết vùng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho toàn khu vực phía Tây của tỉnh; tăng tính liên kết của tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng, đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ.

Đây cũng là dự án sẽ phát huy lợi thế kết nối giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa với các tuyến giao thông đường thủy quan trọng phía Bắc; kết nối giao thông thuận tiện với các trung tâm phát triển của tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nội.

Dự án này được hoàn thành còn góp phần khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế về đất đai trong khu vực và tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc, Khu công nghiệp Sông Khoai, khu vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Việc sớm khởi công được dự án này không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh và còn có ý nghĩ thúc đẩy phát phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng của tuyến phía Tây và tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án hơn 2.700 tỷ đồng

Theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Tổ hợp Dự án nhà máy, nhà xưởng cao cấp khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được Ban Quản lý Khu kinh tếQuảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-BQLKKT ngày 21/3/2022, Tổ hợp dự án nhà máy, nhà xưởng cao cấp được quy hoạch với diện tích khoảng 100,8 ha, chia làm 04 khu, gồm: Khu nhà máy NA7-1 (17,48 ha), Khu nhà máy NA7-2 (24,56 ha), Khu nhà máy NA8-1 (29,09 ha), Khu nhà máy NA8-2 (29,62 ha).

Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng

Đến thời điểm hiện tại, Tổ hợp dự án có 02 dự án thành phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó 01 dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý để khởi công, triển khai xây dựng nhà máy. Cả 2 dự án này đều thuộc nhóm dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, được thực hiện tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên.

\Cụ thể, trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất Điện tử Quảng Yên có tổng vốn là 1.467 tỷ đồng để sản xuất tai nghe Bluetooth không dây; sản xuất loa cho điện thoại di động cho Công ty TNHH Điện tử Quảng Yên và khởi công ngay sau khi được trao giấy chứng nhận đầu tư. Dự án có diện tích sử dụng 33 ha, dự kiến quý III/2023 sẽ được đi vào hoạt động.

Dự án thứ 2 được UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư là Dự án xây dựng Nhà máy phụ tùng động cơ máy nông nghiệp của Công ty TNHH Công nghiệp chế tạo Quảng Yên. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.248 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng là 27,6ha. Dự kiến, dự án sẽ được đi vào hoạt động từ tháng 3/2024.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Văn Khắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công ngày hôm nay là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hiện nay. Đây là Tổ hợp dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đầu tiên do Nhà đầu tư trong nước triển khai với quy mô lớn (hơn 2.700 tỷ đồng) tại KKT ven biển Quảng Yên sau khi được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2020”.

Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư và khởi công Tổ hợp dự án trong giai đoạn này đã thể hiện khát vọng, ý chí vươn lên của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động toàn diện của phía Bắc. Đặc biệt trong bối cảnh các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong 02 năm vừa qua.

“Tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Liên danh Nhà đầu tư SHP-Saigontel trong thời gian ngắn đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, môi trường, đất đai... Đây là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, là minh chứng thể hiện quyết tâm của Tập đoàn trong việc cụ thể hóa phương hướng, kế hoạch phát triển tại Quảng Ninh”, ông Khắng nhấn mạnh.

Tổ hợp 2 dự án Nhà máy sản xuất công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên nằm trong ranh giới KKT ven biển Quảng Yên được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 29/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020.

Tổ hợp dự án có mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển KKT ven biển Quảng Yên là Xây dựng và phát triển thành KKT ven biển đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại, thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng; phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Đồng thời, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh trong giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030: Khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của hành lang kinh tế, hành lang đô thị gắn với hành lang giao thông của hai tuyến phía Tây và phía Đông của tỉnh đang ngày càng hoàn thiện đồng bộ và hiện đại...; cơ chế, chính sách ưu đãi của KCN, KKT để nhanh chóng hình thành các cụm liên kết vùng, liên kết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung.

Dự và chỉ đạo tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công Dự án Nhà máy sản xuất Điện tử Quảng Yên hôm nay là minh chứng cho sự hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh. Dự án này sẽ là tiền đề đề thu hút thêm các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biên, chế tạo, các dự án đầu tư quy mô lớn, có ham lượng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường theo đúng định hướng thu hút đâu tư có chọn lọc của Việt Nam”.

Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước phối hợp với các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới như McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkel, Nippon Kole (Nhật Bản) thực hiện lập quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển của tỉnh. Với 5 KKT ven biến và cửa khẩu có chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất, Quảng Ninh được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, như: Sun Group, Vingroup, Texhong, Foxconmn, AMATA, DEEP C...

“KKT ven biển Quảng Yên được xác định là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Đây là định hướng quan trọng, thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển cân đối, đồng bộ các khu vực của tỉnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục cùng đồng hành và hỗ trợ tích cực cho tỉnh Quảng Ninh trong quả trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra, để Quảng Ninh tiếp tục là điểm sang và hình mẫu trong việc huy động nguồn lực đầu tư, hiện thực hoá chủ trương chuyển đổi phương thức phát triển từ ‘nâu’ sang ‘xanh’ của tỉnh”, bà Ngọc khẳng định.

Bộ GTVT ủng hộ đầu tư sớm cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua TP. Hải Phòng

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng.

Theo Bộ GTVT, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, trong đó đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Hình minh họa

Hiện nay, UBND TP. Hải Phòng đang đầu tư xây dựng khoảng 22 km (Hải Phòng 13km, Thái Bình 9 km), UBND tỉnh Thái Bình đang chuẩn bị đầu tư khoảng 80 km (Ninh Bình 18 km, Nam Định 29 km, Thái Bình 33 km). Như vậy, chỉ còn khoảng 7 km đoạn qua địa phận TP. Hải Phòng chưa được nghiên cứu đầu tư.  

Theo Bộ GTVT, để sớm hình thành đường cao tốc kết nối các khu công nghiệp, dịch vụ, cảng biển phía Đông TP. Hải Phòng với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển giữa các địa phương ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, việc UBND TP.Hải Phòng đề xuất đầu tư đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua địa phận TP.Hải Phòng (đoạn còn lại) là cần thiết.

Tuy nhiên, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Bộ GTVT được phân bổ vốn khoảng 304.000 tỷ đồng chỉ đáp ứng yêu cầu đầu tư một số đường cao tốc, khởi công mới một số Dự án động lực, cấp bách và xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông nên chưa thể bố trí nguồn vốn để triển khai đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong giai đoạn 2021 - 2025.

Thực tiễn, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao địa phương thực hiện đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc, quốc lộ như Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Dự án xây dựng cầu Như Nguyệt, tỉnh Bắc Giang; Dự án cải tạo Quốc lộ 10 đoạn từ nút giao Quốc lộ 18 đến cầu Quán Toan.

“Vì vậy, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất giao TP. Hải Phòng quyết định đầu tư dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua địa phận TP. Hải Phòng sẽ thuận lợi trong công tác GPMB, huy động nguồn lực, chỉ đạo thực hiện đầu tư. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ địa phương trong quá trình thực hiện đầu tư”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Trước đó, vào tháng 2/2022, UBND TP. Hải Phòng đã có công văn số 964/UBND – GT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất dự án nhận vốn từ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.

Theo đó, công trình được UBND TP. Hải Phòng chọn là Dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn từ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến đường bộ ven biển), đi qua địa bàn quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.

Dự án có điểm đầu tại nút giao với tuyến đường bộ ven biển đi qua địa bàn TP. Hải Phòng (Km5+300) tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy; điểm cuối tại giao cắt khác mức với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km93+970.

Dự án có chiều dài tuyến là khoảng 7 km, vận tốc thiết kế 100 km/h, với quy mô bề rộng nền đường 24,75m, tương ứng 4 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Trên tuyến xây dựng 2 nút giao: nút giao đầu tuyến với tuyến đường bộ ven biển (tại Km5+300) dạng ngã ba đồng mức; nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại Km93+970) dạng hoa thị (quy hoạch là nút giao ngã 4). 

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.781 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn ngân sách Trung ương, Ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó kế hoạch vốn năm 2022 là 500 tỷ đồng; năm 2023 là 1.100 tỷ đồng; năm 2024 là 181 tỷ đồng. Dự kiến tiến độ thực hiện Dự án là 2022 - 2024.

Quảng Ninh điều chỉnh chủ trương 5 dự án trong lĩnh vực y tế

Tại Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Quảng Ninh mới đây đã thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương 5 dự án trong lĩnh vực y tế.

Đó là các Dự án gồm: Dự án Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế huyện Bình Liêu, Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất kết hợp với cải tạo và nâng cấp, mở rộng khuôn viên Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ, Dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái, Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm Bảo trợ tâm thần thuộc Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh.

Các dự án trên đều được HĐND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2017, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án từ năm 2018. Đến đầu năm 2021, các gói thầu xây lắp đã hoàn thiện, các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế chuyên dùng đến nay chưa được triển khai thực hiện do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 xảy ra toàn cầu nên các hãng sản xuất đều bị ảnh hưởng, nguồn cung ứng, vật liệu và quy trình sản xuất bị ngưng trệ dẫn đến một số trang thiết bị y tế không thể sản xuất và giao hàng đúng tiến độ.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 44, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, trong đó quy định: Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán. Theo đó, việc mua sắm các trang thiết bị y tế chuyên dùng của dự án còn phụ thuộc vào tiến độ kê khai giá trang thiết bị của các đơn vị cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Vì lý do bất khả kháng nêu trên nên HĐND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư để làm cơ sở thực hiện các nội dung tiếp theo đảm bảo đúng quy định tại Kỳ họp lần này.  

Cụ thể, đối với Dự án Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu, điều chỉnh quy mô đầu tư thiết bị y tế thành dự án đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng phục vụ công tác khám, chữa và điều trị cho bệnh nhân phù hợp với quy mô 120 giường bệnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng của Trung tâm, đảm bảo tiết kiệm, tránh trùng lặp, lãng phí. Thời gian thực hiện dự án từ 2018-2022 sẽ thành năm 2018-2023.

Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất kết hợp với cải tạo và nâng cấp, mở rộng khuôn viên Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ điều chỉnh quy mô thành đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng phục vụ công tác khám, chữa và điều trị cho bệnh nhân phù hợp với quy mô 120 giường bệnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng của Trung tâm, đảm bảo tiết kiệm, tránh trùng lặp, lãng phí. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2022 thành năm 2019-2023.

Dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái điều chỉnh quy mô đầu tư thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Trung tâm y tế tuyến huyện với quy mô 250 giường bệnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng của Trung tâm, đảm bảo tiết kiệm, tránh trùng lặp, lãng phí. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017-2022 thành năm 2017-2023.

Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm Bảo trợ tâm thần thuộc Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh quy mô thành đầu tư thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Trung tâm Bảo trợ tâm thần thuộc Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh phù hợp với nhu cầu sử dụng của Trung tâm, đảm bảo tiết kiệm, tránh trùng lặp, lãng phí. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2022 thành năm 2018-2023.

Dự án Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh quy mô thành đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giữ nguyên theo Nghị quyết số 305/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh. Đầu tư bổ sung 01 trạm biến áp 1000kVA-22/0,4kV và hệ thống đường dây cấp điện sau trạm.Kinh phí dự kiến cho các nội dung điều chỉnh, bổ sung là 2.506 triệu đồng, lấy từ nguồn kinh phí dự phòng của dự án không làm tăng tổng mức đầu tư. Bởi, theo tính toán, công suất tiêu thụ điện của toàn bộ Bệnh viện khi dự án đi vào hoạt động là khoảng 1326.73kVA. Tuy nhiên, hiện nay công suất của hệ thống cấp điện cho bệnh viện chỉ có 475kVA. Như vậy, với công suất hiện tại, sau khi hoàn thiện dự án không đủ để đáp ứng việc cấp điện cho công trình. Vì vậy, cần phải đầu tư bổ sung 01 trạm biến áp cho bệnh viện nhằm đảm bảo công suất đáp ứng hoạt động của toàn Bệnh viện.

Lotte động thổ dự án khu phức hợp thông minh tại Thủ Thiêm

Chiều ngày 2-9, tại TP.HCM Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã động thổ xây dựng dự án Khu phức hợp Lotte Eco Smart City thuộc khu chức năng số 2A, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Lãnh đạo TP.HCM và Tập đoàn Lotte thực hiện lễ động thổ dự án - Ảnh: Lê Quân

Khu phức hợp Lotte Eco Smart City được đầu tư xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 74.513 m2, trong đó diện tích phát triển Dự án khoảng gần 50.000 m2 thuộc khu chức năng số 2A, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án được xây dựng với quy mô 5 tầng hầm, 60 tầng nổi bao gồm các khu chức năng như khách sạn, khu dân cư, khu thương mại. Khu phức hợp này sẽ áp dụng các công nghệ thông minh nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Phát biểu tại buổi lễ động thổ, ông Shin Dong Bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc)- nhà đầu tư của dự án cho biết, năm nay là năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Dự án Lotte Eco Smart City sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho các hoạt động mở rộng đầu tư sắp tới của Tập đoàn Lotte tại Việt Nam.

Về phía TP.HCM, Chủ tịch UBND Thành phố ông Phan Văn Mãi cho biết, dự án Khu phức hợp thông minh Lotte Eco Smart City là một trong những dự án trọng điểm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư 20.100 tỷ đồng.

Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần hình thành, phát triển trung tâm tài chínhngân hàng, thương mại và dịch vụ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Lotte và Công ty TNHH Lotte Properties HCMC thực hiện đúng các nội dung đã cam kết với TP.HCM trong việc triển khai dự án, đáp ứng yêu cầu về tiến độ và theo đúng quy hoạch được duyệt.

Đối với các sở, ngành của TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đề nghị tiếp tục phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư khẩn trương hoàn tất các thủ tục liên quan theo đúng quy định để đảm bảo tiến độ xây dựng dự án.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Tình trạng dùng xung điện khai thác thủy sản còn diễn ra
  • Đổi mới sản phẩm, hướng tới mùa du lịch cuối năm
  • Bắt đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước
  • Ngành nhựa: Dễ gì bài toán nguyên liệu
  • Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng
  • Đường dây buôn lậu sâm và pháo nổ từ Trung Quốc về Việt Nam
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
  • Tổng giám đốc Vinamilk tặng 3 triệu yen tiền thưởng Nikkei cho Nepal
推荐内容
  • Thủ tướng chỉ đạo biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động
  • Khai trương HDBank Bình Phước
  • 'Độc đạo'
  • Bắt nghi phạm đâm gục nữ nhân viên quán cà phê ở Nha Trang
  • Giảm mạnh phiên đầu tuần, giá vàng SJC lùi xa mốc 82 triệu đồng mỗi lượng
  • Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 84 tuổi ở Bắc Giang