【bxh fifa bóng đá nam】TPP: Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may sẽ sớm hay 'còn khuya'
TPP sẽ làm dệt may tăng nóng
TPP - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mở ra một cơ hội lớn đối với ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may,ăngtrưởngxuấtkhẩuhàngdệtmaysẽsớmhaycòbxh fifa bóng đá nam đây là điều chắc chắn bởi các cam kết đã thể hiện điều đó. Theo nội dụng chính của Hiệp định, để hưởng thuế suất ưu đãi, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Quy tắc này về dài hạn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp dệt, giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm may xuất khẩu và giúp ngành dệt may phát triển bền vững hơn.
TPP sẽ mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may
Theo nhận định của Bộ Công Thương, trên thực tế, để đón đầu TPP và FTA với EU, từ năm 2013 đã có nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư vào công nghiệp dệt với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu được hưởng ưu đãi ngay của các doanh nghiệp tại các nước chưa mạnh về công nghiệp dệt, Hiệp định TPP có một danh mục “nguồn cung thiếu hụt”. Theo danh mục này, các doanh nghiệp sẽ có quyền nhập khẩu một số chủng loại vải, sợi từ nước thứ ba ngoài TPP để làm ra sản phẩm may mà vẫn được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, có một số cơ chế linh hoạt khác để ngành dệt may có thể được hưởng ưu đãi nhiều hơn ngay khi Hiệp định có hiệu lực mà không quá phụ thuộc vào quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”.
Cũng theo Bộ Công Thương, các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Đánh giá về cơ hội TPP mang lại cho ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký một loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Hàn Quốc, EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Đối tác xuyên Thái Bình Dương... Khi đó, hàng dệt may xuất khẩu vào các nước này sẽ được hưởng thuế 0%.
“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch từ Trung Quốc về Việt Nam trong đó có nhiều doanh nghiệp dệt may. Họ muốn tận dụng các lợi thế về chi phí lao động thấp, nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, môi trường kinh tế tăng trưởng ổn định và ưu đãi về thuế do các hiệp định mang lại”, ông Vũ Đức Giang nói.
Lo ngại cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI
Theo đánh giá của các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập TPP chắc chắn sẽ tăng lên. Trong đó, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ tăng thêm khá nhiều so với hiện tại. Nguyên nhân do doanh nghiệp tăng đầu tư nguyên phụ liệu trong nước thông qua các dự án mà cả doanh nghiệp nội lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI đang triển khai trong ngành, tạo nguồn cung sản phẩm lớn hơn.
Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng nóng chưa thể đến ngay khi Việt Nam hội nhập TPP
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần May Hưng Yên thì lợi ích từ TPP với dệt may sẽ không thể hiện ngay mà chỉ rõ ràng hơn sau năm 2017. “TPP là cơ hội rất lớn với ngành dệt may, trong đó, được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là khối doanh nghiệp FDI, sau đó mới đến doanh nghiệp dệt may trong nước”, ông Dương nói. Lý do theo ông Dương là do doanh nghiệp FDI hiện góp tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, có quy mô sản xuất lớn, đầu tư bài bản và đã đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất nhằm đón cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có TPP.
Số liệu thực tế đã chứng minh, chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, số vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực dệt may là 2,8 tỷ USD. Trong khi đó, cả năm 2014, con số đăng ký đầu tư mới chỉ 2 tỷ USD của cả. Trong thời gian tới, dự báo, con số trên còn tăng “nóng” hơn nhiều do hiệu ứng TPP mang lại đối với ngành dệt may Việt Nam.
Nhận định về vấn đề này, ông Eric Sidgwick - Tổng Giám đốc Quốc gia, Cơ quan Đại diện thường trú tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá: “Với TPP và các FTA, các doanh nghiệp FDI chuẩn bị, ứng phó tốt hơn. Ở góc độ nào đó, doanh nghiệp FDI đã đi trước trong cuộc chơi này”.
Đây cũng sẽ trở thành thách thức cho các doanh nghiệp trong nước với nền tảng về vốn và công nghệ luôn ở thế yếu. Ông Nguyễn Văn Châu - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thúy Đạt, một doanh nghiệp ngành dệt tại Nam Định cho rằng, bên cạnh các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp của các nước thuộc TPP khác thì doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang yếu thế về vốn, yếu tố rất cần thiết để đầu tư công nghệ khi vào TPP.
Hiện, lãi suất VND thấp nhất cũng ở mức 6%-7%, còn lãi suất USD là 4%-5%, trong khi đó, ở Mỹ, lãi suất là 0,25% và Nhật Bản còn thấp hơn. Đây chính là một khó khăn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. “Chúng tôi muốn thay đổi công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, để giảm tiêu hao năng liệu, giảm chi phí nhân công, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thị trường vốn của mình còn quá cao”, ông Châu nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Chuyện khó tin: Bố mẹ chi bộn tiền tìm 'vợ' cho con trai đã khuất
- ·Đạo diễn gameshow Hành lý tình yêu viết thư xin lỗi khán giả Huế
- ·Năm 2017 các ngân hàng trung ương có thể bớt can thiệp vào các thị trường
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Tổng thống Donald Trump đã làm những gì để thực hiện cam kết của mình?
- ·Xuất khẩu hồ tiêu dự báo sẽ sôi động trong quý 2
- ·Vận hạn tuổi Dần, Thân, Hợi, Tỵ năm Nhâm Dần 2022 và cách hóa giải
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Thưởng bia độc đáo dưới cây thông bia tươi khổng lồ
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Sớm hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập CPTPP của Anh
- ·Sẽ không còn chen lấn khi mua iPhone ở Singapore
- ·Donald Trump tính giải thể quỹ từ thiện của mình
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Số người dân châu Á cảm thấy hài lòng về sức khỏe sụt giảm đáng kể
- ·Việt Nam chưa có thương hiệu cà phê nào lọt top đắt nhất thế giới
- ·Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 7,2%
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Mảng màu sáng về xuất khẩu rau quả