【bong da mc】Amiăng trắng gây ung thư
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh vấn đề tác hại của amiăng trắng đang trở thành vấn đề nóng kể từ khi kiến nghị cấm sử dụng amiăng trắng trong việc sản xuất tấm lợp vật liệu xây dựng (fibro ximăng) gặp phải sự phản ứng của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam cũng như Bộ Xây dựng.
Tác nhân gây ung thư
TS Lương Mai Anh,ăngtrắnggâyungthưbong da mc Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế.
Tại cuộc hội thảo, đại diện của WHO dẫn lại nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) khẳng định: Tất cả các dạng amiăng bao gồm amiăng trắng là những chất gây ung thư ở người. Theo đó, amiăng là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư phổi, thực quản và ung thư buồng trứng.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm số người chết do các bệnh liên quan tới amiăng là 107 ngàn người. Và số liệu này chỉ mới là thống kê ở các quốc gia có hệ thống thống kê tốt chứ chưa có số liệu của các quốc gia đang phát triển, những nước đang sử dụng amiăng nhiều nhất hiện nay.
Từ đó, đại diện của WHO cho rằng, cấm tất cả các loại amiăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh tật liên quan tới amiăng. Tổ chức này cũng phản đối việc mở rộng sử dụng amiăng trong vật liệu xây dựng sau năm 2020.
Bổ sung cho ý kiến của WHO, TS Lương Mai Anh, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế dẫn ra nhiều kết luận nghiên cứu khác tại Mỹ, Châu Âu, Úc khẳng định, amiăng trắng là chất gây ung thư ở người.
Bà Anh cho hay, theo các nghiên cứu, 80% các trường hợp bệnh ung thư trung biểu mô có liên quan tới amiăng. Và cứ thêm 1kg amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người 1 năm thì số trường hợp mắc ung thư trung biểu mô tăng gấp 2,4 lần, đại diện ngành Y tế khẳng định.
Đối với ý kiến phản bác, cho rằng, amiăng trắng vẫn an toàn vì cho tới nay, Việt Nam mới chỉ phát hiện 3 trường hợp bị bệnh phổi amiăng, GS. TS. Lê Vân Trình thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thời gian ủ bệnh của các căn bệnh do amiăng gây ra thường lên tới vài chục năm, trong khi đó, hầu hết các cơ sở sản xuất tấm lợp tại Việt Nam có tuổi đời chưa tới 15 năm. Bên cạnh đó, hầu hết các công nhân tại các xưởng sản xuất này cũng có tuổi nghề dưới 15 năm.
Trong khi đó, tại Việt Nam việc giám sát sức khỏe cho người lao động chưa liên tục đồng thời cũng không có trung tâm đăng ký người lao động tiếp xúc với amiang nên không thể theo dõi được lịch sử tiếp xúc. Đó là chưa kể đến việc Việt Nam thiếu các kinh nghiệm chẩn đoán, phát hiện bệnh amiăng, GS Trình cho hay.
TS Vũ Thường Bội, Hội Hóa học Việt Nam cho rằng, vấn đề độc hại của amiăng đối với sức khỏe không cần bàn cãi gì nữa.
Bổ sung những ý kiến nêu trên, TS Vũ Thường Bồi sau khi phân tích chi tiết về nguyên nhân, cơ chế gây hại của amiăng cũng như những dẫn chứng về sự độc hại của loại khoáng vật này đã kết luận: Vấn đề độc hại của amiăng đối với sức khỏe con người là đã quá rõ ràng và chúng ta không cần phải tranh cãi về chuyện này nữa.
Ngược lại, các chuyên gia cho rằng, điều cần nghiên cứu hiện nay là các phương pháp đảm bảo sự an toàn cho người dân, người lao động cũng như môi trường.
Gánh nặng tài chính
Là tác nhân trực tiếp gây ung thư, việc sử dụng amiăng là tác nhân chính làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho chi phí chữa bệnh, đền bù và chi phí khắc phục môi trường do amiăng gây ra.
TS Lương Mai Anh cho hay, chi phí dành cho bệnh ung thư liên quan đến amiăng đã vượt quá giá trị kinh tế của thương mại amiăng quốc tế. Theo WHO, năm 2008, chi phí kinh tế trục tiếp dành cho bệnh ung thư liên quan đến amiăng là 2,4 tỷ USD, trong khi giá trị kinh tế của thương mại amiăng quốc tế trong cùng năm nay chỉ là 802 triệu USD.
Tại Mỹ, một quỹ đặc biệt đã được thành lập để bồi thường cho các nạn nhân amiăng trong đó có các hãng bảo hiểm và các công ty đóng góp 114 tỷ USD. Chi phí cho khoảng 400 ngàn trường hợp tử vong do ung thư amiăng ở châu Âu trong vài thập niên tới sẽ lên tới 528 tỷ USD.
Trong khi đó, GS Nico van Zandwijk, thuộc Viện Nghiên cứu các bệnh liên quan đến Amiăng, Đại học Syney, Úc, khẳng định, bên cạnh chi phí về y tế, bồi thường thì chi phí về môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục chất thải amiăng cũng rất lớn. GS Zandwijk dẫn ra một ví dụ tại Úc cho biết, để hỗ trợ cho 1.000 hộ dân sống trong các căn nhà có chứa amiăng cách nhiệt, Chính phủ Úc đã phải tiêu tốn 5 triệu đô la Úc cho quỹ hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình này.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vấn đề xử lý chất thải amiăng là một khó khăn lớn và cần quan tâm hơn là tranh cãi chuyện có độc hay không. Bởi lẽ, cho tới hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ công nghệ, quy trình nào xử lý được các phế thải này. Trong khi đó, nếu để amiăng tồn tại trong môi trường thì nguy cơ bệnh tật sẽ còn tăng cao.
Từ đây, các chuyên gia khẳng định, có thể thấy, chi phí khắc phục hậu ủa của amiăng gây ra có thể tốn kém hơn nhiều so với lợi ích mà amiăng mang lại.
Đi ngược với thế giới?
TS Trần Tuấn cho rằng, chúng ta đang đi ngược lại với thế giới trong vấn đề amiăng.
Trong khi WHO đưa ra những khuyến cáo mạnh mẽ và nhiều quốc gia cũng đã cấm việc sử dụng amiăng thì Việt Nam lại đang đi ngược xu hướng thế giới vì cho rằng, amiăng vẫn còn mang lại lợi ích.
Theo GS. TS Lê Vân Trình, Đan Mạch là nước khởi đầu cho việc cấm sử dụng amiăng vào năm 1972. Và cho tới nay, đã có 55 quốc gia khác nhau, bao gồm cả các nước phát triển lẫn đang phát triển cấm sử dụng amiăng. Trong thời gian từ 2000 – 2012, số lượng các quốc gia sử dụng amiăng giảm tới hơn một nửa. Đến 2012, chỉ còn 15 quốc gia sử dụng hơn 500 tấn amiăng mỗi năm.
Về ý kiến phản bác, cho rằng, amiăng vẫn đang được sử dụng tại 149 quốc gia và các quốc gia phát triển như Mỹ vẫn sử dụng amiăng của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, GS Trình cho rằng, tại Mỹ và Canada, hoạt động sử dụng amiăng gần như chấm dứt. Việc sử dụng amiăng tại Mỹ chủ yếu là sử dụng cho việc đóng các tàu quân sự chứ trong hoạt động dân sự thì gần như không sử dụng nữa.
"Vào năm 1980, nước Mỹ sử dụng 350 ngàn tấn amiăng. Đến năm 2011, Mỹ sử dụng 961 tấn, chỉ bằng 0,3% khối lượng năm 1980”, GS Trình dẫn chứng.
Trong khi xu thế chung của quốc tế là không sử dụng hoặc cấm sử dụng amiăng thì Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Theo TS Lương Mai Anh, trong hơn 10 năm qua, Việt Nam luôn là nước tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi năm nước ta nhập khoảng 650 ngàn tấn amiăng.
Một điểm đáng lưu ý nữa, Việt Nam là quốc gia duy nhất nhập khẩu amg trong số 7 quốc gia phản đối việc đưa amiăng trắng vào phụ lục 3 của Công ướng Rotterdam năm 1998 (danh mục các chất bị cấm hoặc hạn chế).
“Chúng ta là thành viên của WHO, chúng ta đã chấp nhận nhiều khuyến cáo của WHO nhưng riêng vấn đề amiăng lại đi theo xu thế ngược lại. Tôi cho rằng, nếu có nghiên cứu tiếp tục thì chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề vì sao riêng vấn đề amiăng chúng ta lại đi ngược lại xu thế của thế giới”, TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đặt vấn đề.
Từ phân tích nói trên, các chuyên gia thống nhất cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng một lộ trình về việc cấm sử dụng amiăng càng sớm càng tốt đồng thời không nên phản đối việc đưa amiăng trắng vào phụ lục 3 của Công ước Rotterdam trong Hội nghị diễn ra vào năm 2015 tới.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng thống nhất việc cần thiết phải phổ biến tuyên truyền tác hại của amiăng đối với người sản xuất lẫn tiêu dùng tại Việt Nam bởi lẽ, nhiều người Việt Nam hiện nay, kể cả các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết tác hại của khoáng vật nguy hại này.
Theo VNN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Top 5 ô tô giảm giá ‘sập sàn’, xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 12
- ·Thay đổi về chứng thư số của Viettel trong thực hiện thủ tục hải quan
- ·Hải Phòng: 220 doanh nghiệp nợ trên 242,8 tỷ đồng tiền thuế
- ·Quảng Bình: Có tới 190 tỷ đồng nợ thuế không có khả năng thu
- ·Chân dung 20 nữ doanh nhân ảnh hưởng nhất Việt Nam do Forbes bình chọn
- ·Sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 7/2020
- ·Giá Bitcoin hôm nay 11/3: Lại quay đầu giảm mạnh
- ·Tăng trưởng GDP quý I cao hơn 2021, nhưng vẫn thấp hơn 2019
- ·Kinh doanh không mấy khấm khá, đây là số tiền 'khủng' bầu Đức 'rót' vào Học viện bóng đá
- ·Các tỉnh ĐBSCL: Trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư năng lượng tái tạo
- ·Thêm loạt 'đại gia' bị xử phạt vì sai phạm trên thị trường chứng khoán
- ·Hàng hóa sản xuất để dùng nội bộ có tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp vi phạm về thuế hơn 1.800 tỷ đồng
- ·Phân công Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên
- ·Mặc loạt xe rẻ mới xuất hiện, chiếc ô tô hơn 300 triệu này vẫn bán ‘siêu chạy’ tại VN
- ·Nghệ An: Tiếp nhận 2.292 trường hợp gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất
- ·Kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp gặp khó trong quy định ghi nhãn hàng hóa
- ·Chương trình Xuân Quê hương 2025: Việt Nam
- ·Chuyện khởi nghiệp từ âm 20 cây vàng của 'ông chủ Ô mai Hồng Lam'
- ·Giá xăng dầu trong nước tăng thấp hơn thế giới