【tỷ số silkeborg】Bán lẻ nỗ lực hút khách hàng
Cạnh tranh bằng chất lượng
Điều đáng ngạc nhiên là không phải những tác động của khủng hoảng,ánlẻnỗlựchútkháchhàtỷ số silkeborg sự suy giảm của tiêu dùng và sức mua mang lại nhiều khó khăn nhất cho các nhà bán lẻ trong những năm vừa qua, mà sự cạnh tranh của các DN, tập đoàn bán lẻ lớn, cùng sự phát triển của các kênh mua sắm online, công nghệ lại khiến cho các DN của ngành này đau đầu nhất.
Ông Phạm Minh Thuận, Tổng giám đốc Công ty Phát hành sách TP.HCM (Fahasa) chia sẻ, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là sách điện tử đã cạnh tranh trực tiếp với các nhà sách truyền thống như Fahasa. Làm thế nào để giữ vững mức tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận, thu hút được bạn đọc đến các nhà sách là một bài toán khó. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế phát triển của Fahasa với những kế hoạch mở liên tiếp các điểm bán lẻ mới, đạt mức tăng hơn 5% doanh thu và lợi nhuận cũng tăng hơn 10% so với năm 2012, có thể thấy nhà sách truyền thống vẫn có sức cạnh tranh riêng của mình.
Trong bối cảnh tiêu dùng ảm đạm, đây được xem là những kết quả đáng khích lệ khi Fahasa liên tiếp đưa ra những chương trình kích cầu, giảm giá khuyến mãi cho khách hàng. Tuy nhiên, ông Thuận cho rằng, để thu hút và giữ chân khách hàng, ba yếu tố quan trọng nhất chính là có tầm nhìn chiến lược, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tập trung nguồn lực vào ngành kinh doanh chính và phát triển một đội ngũ chuyên nghiệp. “Với những phương châm kinh doanh như trên, chúng tôi vẫn lên kế hoạch mở thêm 6 nhà sách vào cuối năm và thêm từ 3- 5 nhà sách trong năm 2014. Bởi tôi vẫn tin vào sách truyền thống, người ta không thể ngồi máy tính mãi và việc đi ra trung tâm thương mại, nhà sách để thư giãn là nhu cầu cần thiết. Quan trọng là các nhà sách hút được khách hàng ra khỏi màn hình ti vi, đáp ứng đúng nhu cầu thư giãn, giải trí, tạo ra một không gian văn hoá của người đọc thì sẽ hứng thú hơn khi ngồi trên màn hình”, ông Thuận nói.
Tương tự với Fahasa, vấn đề khiến cho ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái cảm thấy đau đầu nhất trong giai đoạn qua chính là lựa chọn định hướng kinh doanh phù hợp để giảm áp lực cạnh tranh. Tự tin là người đứng đầu trong lĩnh vực bán buôn, song trong lĩnh vực bán lẻ thì Phú Thái lại khá dè dặt khi nói về sức mạnh của mình. Do đó, để có thể đứng vững trên thị trường bán lẻ, Phú Thái cho biết chỉ tập trung nguồn lực vào những mảng kinh doanh có thế mạnh, đó là 600 chuỗi cửa hàng thời trang và hệ thống cửa hàng tiện lợi.
Chọn hướng đi khác biệt
“Chúng tôi không tham gia vào siêu thị hay đại siêu thị vì đã có nhiều tên tuổi lớn, chúng tôi phải lượng sức và tập trung vào điểm mạnh như xây dựng điểm bán lẻ sản phẩm thời trang. Trong những năm tới, Phú Thái dự định phát triển chuỗi hệ thống thời trang trên toàn quốc với 1.000 cửa hàng. Phú Thái có kế hoạch như vậy là do hiểu Việt Nam và các DN Việt Nam đi sau so với các DN ngoại, trong khi họ có sức mạnh lớn với hàng trăm tỷ USD còn DN Việt với tiềm lực yếu thì khó có thể đáp ứng ngay những yêu cầu đổi mới công nghệ. Lĩnh vực này không cho phép ta làm lại, mà phải thận trọng từng bước, nghiêm túc và tỉnh táo”, ông Đoàn nói.
Đối với những nhà bán lẻ chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng đặc thù do chính DN sản xuất như Kangaroo, việc xây dựng hệ thống bán lẻ dày đặc là điều kiện cần thiết để nâng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Minh, Giám đốc Truyền thông và quan hệ công chúng của Kangaroo, với 5.000 điểm bán lẻ hiện có, DN càng phải mất nhiều chi phí cho các hoạt động truyền thông. Cũng bởi, Kangaroo phải đưa ra các kế hoạch quảng bá cụ thể, riêng rẽ cho từng ngành hàng mà DN phân phối như đồ điện, thiết bị đồ bếp, két bạc, máy lọc nước… Do đó, một trong những cách thức được DN này lựa chọn chính là truyền thông tại điểm bán lẻ và có chính sách quảng cáo hợp lý. “Có đến 32% khách hàng cho rằng quảng cáo tại điểm bán lẻ hiệu quả hơn so với quảng cáo bên ngoài cửa hàng và có đến 70% số người mua ra quyết định tại điểm bán. Trong khi chỉ có một số ít DN bán lẻ lựa chọn cách này để thu hút khách hàng”, ông Minh cho biết.
Nhờ việc lựa chọn cách thức riêng trong kinh doanh, hầu hết các DN này đã duy trì được doanh thu bán hàng ổn định, thậm chí đạt mức tăng trưởng cao. Thực tế, cho dù những tác động của khủng hoảng và sức mua suy giảm trực tiếp “đe doạ” doanh số của nhà bán lẻ, song nếu có những chiến lược kinh doanh hợp lý, đưa ra những cách thức mới để thu hút khách hàng, chú trọng đến chất lượng dịch vụ, thì tiêu dùng bán lẻ vẫn vững vàng ngay cả khi đối diện với những áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Linh Sơn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cơ hội mua nhà sang trúng tặng xe điện VinFast tại đại đô thị biển Vinhomes
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dày vò' hay 'giày vò'?
- ·Nhà gần nhưng con không được học, nhiều phụ huynh Hà Nội 'quây' trường chất vấn
- ·Đề xuất nhận 520 học sinh vào trường Tiểu học Tây Mỗ 3, Hà Nội
- ·Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khó có khả năng tăng lãi suất vào tháng 11
- ·Hơn 500 phụ huynh Hà Nội chờ xin học cho con vào Tây Mỗ 3 đến nửa đêm
- ·Vinschool khai trương 2 cụm trường mới tại Hưng Yên và Phú Quốc
- ·Mối tình đầu của bạn vào năm lớp mấy?
- ·Công bố Sáng kiến “Ngày trồng cây 3/3”
- ·Vị vua duy nhất tử trận trong sử Việt là ai?
- ·WinCommerce ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đưa cà phê Sơn La vào hệ thống bán lẻ
- ·Trường Tây Mỗ 3 không tiếp nhận thêm học sinh
- ·Điểm chuẩn các trường công an 2024
- ·Lớp trường làng có 100% học sinh đậu đại học, gồm cả trường top đầu
- ·Chính phủ lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản
- ·Hơn 500 phụ huynh Hà Nội chờ xin học cho con vào Tây Mỗ 3 đến nửa đêm
- ·TP.HCM quy định 5 khoản tiền không được thu đầu năm học mới
- ·Công chúa duy nhất của Việt Nam được phong hoàng hậu ở nước ngoài là ai?
- ·Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
- ·Nữ sinh lớp 7 ở Hải Dương bị bạn đánh hội đồng