【kết quả truc tuyen】Từ bức tranh ngân hàng đầu năm, nhận diện thách thức cuối năm
Tăng trưởng tín dụng vẫn còn khá xa so với mục tiêu khoảng 14% năm 2023. Ảnh: TL |
Ảnh hưởng của sụt giảm tín dụng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2023 thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng 9,35% trong nửa đầu năm 2022. Tăng trưởng tín dụng thực tế 6 tháng đầu năm theo đó cũng vẫn còn khá xa so với mục tiêu khoảng 14% năm 2023.
Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành Ngân hàng đạt thấp cũng có những lý do khách quan từ nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều ngành nghề kinh doanh đều bị suy giảm hoạt động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 tăng trưởng 4,14% (so với cùng kỳ năm trước), chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Thực trạng kinh doanh cho thấy, các doanh nghiệp đang đối diện với khá nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không tìm được đơn hàng nên phải thu hẹp kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp cũng giảm nhu cầu vay vốn hoặc doanh nghiệp suy yếu nên ngân hàng cũng “ngại” cho vay. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, khi kinh tế khó khăn, nguồn lực của doanh nghiệp bị cạn kiệt, dẫn tới việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Phía ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, giảm các quy định, điều kiện cho vay mà vẫn phải theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống.
Sự sụt giảm tín dụng nửa đầu năm cũng phần nào khiến cho bức tranh kinh doanh của các ngân hàng ảnh hưởng theo. Theo thống kê kết quả kinh doanh của 27 ngân hàng niêm yết, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế vẫn đạt hơn 103.462 tỷ đồng; giảm khoảng 1,3%. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng vẫn khá tốt cho thấy dấu hiệu hồi phục nhẹ từ nhu cầu tiêu dùng.
Dự báo nửa cuối năm
Mặc dù bối cảnh kinh doanh chung nửa đầu năm của các ngân hàng có phần suy giảm nhẹ, nhưng so với nhóm ngành được coi là trụ cột khác như bất động sản thì có thể thấy khả năng duy trì lợi nhuận của ngân hàng vẫn đang tốt hơn. Phân tích về vấn đề này, ông Trần Ngọc Báu – CEO của WiGroup cho biết, nửa đầu năm 2023, các ngân hàng gặp khó khăn đối với nguồn thu từ thu nhập lãi thuần do ảnh hưởng của sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, họ đã tìm được sự bù đắp từ các nguồn khác như các hoạt động dịch vụ, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và vàng… Mặc dù vậy, ông Báu vẫn cho rằng, các ngân hàng cũng không thể trông đợi quá nhiều về sự bù đắp này, vì có thể nó chỉ duy trì tạm thời một thời gian và lợi nhuận ngân hàng sẽ vẫn còn lệ thuộc từ nguồn thu nhập lãi thuần.
Về bối cảnh nửa cuối năm 2023, các ngân hàng sẽ còn đối diện với khó khăn do yêu cầu chung là sẽ phải tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải tăng dần các nguồn vốn huy động dài hạn và thường vốn dài hạn sẽ phải trả lãi suất đầu vào cao hơn các khoản vốn ngắn hạn. Đây sẽ là một trong những tình trạng khó khăn mà các ngân hàng sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
Ông Báu cho biết, hiện nay, nguồn thu của các ngân hàng không tăng được thì việc các ngân hàng có thể làm để giữ được lợi nhuận là tiết giảm chi phí. Trong đó, 2 khoản chi phí cơ bản nhất là chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, việc giảm chi phí dự phòng rủi ro chỉ là vấn đề “ăn vào tương lai”, bởi lẽ ngân hàng nếu giảm trích lập dự phòng rủi ro thì chi phí đó sẽ nảy sinh trong tương lai khi các vấn đề rủi ro xảy ra.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích của VNDirect cho biết, hiện khó đặt kỳ vọng sự cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM - Net Interest Margin) ngay lập tức khi việc cắt giảm lãi suất vẫn là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Theo đó, trong giai đoạn nửa cuối năm, những ngân hàng có tỷ lệ cho vay cá nhân cao, rủi ro thanh khoản thấp và tỷ trọng vốn ngoại tệ trên tổng nguồn vốn thấp sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện NIM tốt hơn so với các ngân hàng khác.
Gia tăng hiệu quả từ hoạt động ngân hàng điện tử Một trong những yếu tố các ngân hàng có thể đặt kỳ vọng để đẩy mạnh tín dụng cá nhân và phát triển cho vay theo phương thức điện tử khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ tháng 9/2023. Theo đó, các ngân hàng có thể mở rộng xu hướng triển khai ứng dụng phương tiện điện tử vào quy trình cho vay, chú trọng phát triển và hoàn thiện các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ/thay thế các khâu tác nghiệp thủ công. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tâm Tín – nhà thuốc phân phối đa dạng dòng sản phẩm của KLS
- ·Ngày 10/5: Giá dầu thô leo đỉnh một tuần nhờ triển vọng nhu cầu tăng
- ·Giá phòng khách sạn ở Tokyo rẻ hơn so với New York và Singapore
- ·Ngày 18/6: Giá lúa quanh mốc 7.400
- ·3 thương hiệu bình giữ nhiệt an toàn hiện nay
- ·Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu sau đại dịch: Giải pháp biến thách thức thành cơ hội
- ·Xây dựng quy định mới liên quan đến chuyển quyền sở hữu chứng khoán
- ·Miền lau trắng
- ·Tiếp tục cắt giảm chất suy giảm tầng ozone đến năm 2045
- ·Tiếp cận sâu hơn vào thị trường Pháp
- ·Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
- ·Sao Việt 6/10: 'Cá sấu chúa' Quỳnh Nga gợi cảm, MC Diệp Chi như nàng thơ
- ·Biến động tiền tệ và sức ép chi phí thương mại quốc tế
- ·Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
- ·Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm phiên giao dịch đầu tuần
- ·Australia khẳng định tiếp tục phối hợp với Việt Nam thúc đẩy hợp tác OECD với các nước Đông Nam Á
- ·Vũ Quốc Việt, Nguyễn Hồng Thuận khẳng định tầm quan trọng của nhạc tình, bolero
- ·Thí sinh Miss Grand International 2023 lần đầu diện áo tứ thân
- ·Khơi thông thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản
- ·Ban nhạc Bức Tường hát 'phượt ca'