【kết quả eibar】Đề nghị thanh toán bằng nhân dân tệ: Chuyên gia Viện nghiên cứu quản lý kinh tế không bất ngờ
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có báo cáo gửi Chính phủ,ĐềnghịthanhtoánbằngnhândântệChuyêngiaViệnnghiêncứuquảnlýkinhtếkhôngbấtngờkết quả eibar trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam.
Trước đề nghị này, nhiều chuyên gia kinh tế, cựu quan chức ngân hàng đã lên tiếng, cho rằng Việt Nam cần có đầy đủ các lý lẽ để bác bỏ kiến nghị bất hợp lý, không phù hợp với chính sách tài chính, tiền tệ của Việt Nam.
Là người có nhiều năm nghiên cứu vấn đề quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đề nghị được thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân tệ của Trung Quốc tại Việt Nam không có gì 'bất ngờ'. Tuy nhiên, trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cần hết sức thận trọng để tránh những rủi ro không chỉ về kinh tế mà cả chính trị.
Trả lời phỏng vấn, TS. Võ Trí Thành đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố “địa chính trị” trong mối quan hệ với Trung Quốc. Theo ông Thành, đây không phải lần đầu tiên phía Trung Quốc đưa ra đề nghị này.
“Thực ra cách đây 4 – 5 năm đã có một số đề nghị tương tự nhưng mình cũng đã không đồng ý”, ông Thành cho biết.
- Nhiều ý kiến đã phản đối mạnh mẽ trước đề nghị của Trung Quốc về việc để đồng Nhân dân tệ lưu hành rộng rãi tại Việt Nam và cho rằng đây là đề nghị phi lý, không phù hợp với luật pháp Việt Nam. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS. Võ Trí Thành: 'Thời điểm này đương nhiên chúng ta không thể đồng ý với đề nghị cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam'
Đây là vấn đề nằm trong chiến lược của Trung Quốc về quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Nó đi qua nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh về địa lý là khu vực trước, toàn cầu sau và với nhiều nước, không chỉ với Việt Nam.
Trong gần một thập niên gần đây, đồng Nhân dân tệ đã từng bước được khu vực hóa trong nội bộ châu Á và bắt đầu hướng tới quốc tế hóa. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng về vị thế kinh tế - chính trị, luồng thương mại, đầu tư, vốn và lao động (hai chiều), cùng với tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, thì mức độ khu vực hóa, quốc tế hóa của đồng tiền này có khả năng ngày càng tăng, đặc biệt là khi nó được tự do hóa hoàn toàn các giao dịch trên cán cân vốn và thực hiện chuyển đổi hoàn toàn.
Vị thế đang lên mạnh mẽ của Trung Quốc, đồng hành cùng vị thế đi xuống tương đối của Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như sức ép cần cải cách hệ thống tài chính toàn cầu đã và sẽ tạo ra điều kiện cần thiết để Trung Quốc từng bước có thể khu vực hóa đồng Nhân dân tệ và tiến tới quốc tế hóa.
Thực ra vấn đề quốc tế hóa Nhân dân tệ người ta nói nhiều rồi. Năm ngoái mình với Trung Quốc cũng đã thành lập tổ nghiên cứu về tài chính, vấn đề giao dịch, vấn đề thanh toán…
Đương nhiên về nguyên tắc, nước nào có đồng tiền nước ấy, có chính sách tiền tệ nước ấy. Kể cả với đồng USD, mình cũng không để việc đó xảy ra. USD vào nước mình là phải đổi sang VND.
Trước hết, ở đây cần đặt ra vấn đề là có giữa hai nước có hiệp định hoán đổi tiền tệ hay không. Còn việc giảm Đô la hóa, Nhân dân tệ hóa là đương nhiên rồi. Tuy nhiên, cách làm như thế nào? Vấn đề quốc tế hóa Nhân dân tệ nó là xu thế chung. Giờ tất cả các nước làm, mình có làm không? Đó là vấn đề cần đặt ra.
Cái thứ hai là làm thế nào để hạn chế được rủi ro về mặt kinh tế. Ngoài rủi ro kinh tế nó còn là rủi ro địa chính trị nữa.
Nếu xét thuần túy ở khía cạnh kinh tế thì việc quốc tế hóa của đồng tiền của bất kỳ quốc gia nào, nó có những tác động cả tốt, cả không tốt đối với chính nước quốc tế hóa và các nước đối tác. Cái đó chỉ là rủi ro về mặt tài chính tiền tệ.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam thì khác. Ở đây ngoài những vấn đề về kinh tế thì nó có câu chuyện địa chính trị. Đây là vấn đề chúng ta phải đặc biệt chú ý và cần hết sức thận trọng trước đề xuất của Trung Quốc về việc này.
- Ông vừa nói xu thế quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vốn đã diễn ra từ lâu. Vậy khi Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, thì đương nhiên sẽ khó đứng ngoài xu thế đó?
Đúng vậy, nó là vấn đề xu thế, ở đây là xu thế trong tương lai. Trong quan hệ kinh tế nó là cách chơi. Vậy cách chơi như thế nào để phù hợp với xu thế?
Đương nhiên về nguyên tắc, nước nào có đồng tiền nước ấy, có chính sách tiền tệ nước ấy. Vì vậy chúng ta không chấp nhận để đồng Nhân dân tệ lưu hành rộng rãi ở Việt Nam theo đề nghị của phía Trung Quốc tại thời điểm này.
Tôi muốn nhắc lại rằng, thời điểm này đương nhiên chúng ta không thể đồng ý với đề nghị từ phía Trung Quốc về việc cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam.
Tất nhiên, xét về dài hạn, nằm trong xu thế chung thì chúng ta cũng cần xem xét, nhưng vẫn phải hết sức thận trọng. Đặc biệt, bên cạnh yếu tố kinh tế, chúng ta không bao giờ được quên yếu tố "địa chính trị” trong mối quan hệ với nước láng giềng này.
- Theo ông, Việt Nam sẽ chịu tác động thế nào trước xu thế quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ của đồng Nhân dân tệ?
Hiện nay Việt Nam là nước láng giềng song vẫn có mức độ sử dụng Nhân dân tệ còn hạn chế so với nhiều nước đối tác của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Do vậy trong một vài năm tới, vấn đề cần lưu ý chủ yếu là những đối sách đối với bất ổn tài chính toàn cầu vào suy giảm kinh tế trong nước hơn là vấn đề đối với phó với tác động của việc quốc tế hóa Nhân dân tệ.
Trong dài hạn, việc Trung Quốc quốc tế hóa Nhân dân tệ và bất ổn tài chính toàn cầu có tác động, với các mức độ khác nhau, tới các kênh giao dịch trên cán cân vãng lai và cán cân vốn, nhất là cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tác động nhãn tiền có thể thấy là việc sử dụng Nhân dân tệ nhiều hơn sẽ giúp giảm nhẹ tổn phí và thời gian để chuyển đổi VND sang ngoại tệ khác, nhất là USD. Việc quốc tế hóa Nhân dân tệ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng Đô la hóa song có thể phát sinh vấn đề Nhân dân tệ hóa, tạo thêm khó khăn cho việc xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ, quản lý thị trường tiền tệ, thị trường tài chính.
Một vấn đề khác đặt ra là có đối sách phù hợp với xu hướng ngày càng phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và Việt nam chịu thâm hụt lớn nhất, ngày càng tăng; riêng đầu tư từ Trung Quốc tăng mạnh, nhất là từ 2013. Việc sử dụng nhân dân tệ, nếu thực hiện quá nhanh sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động lành mạnh của các thị trường tài chính, nhất là khả năng quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính – ngân hàng Việt Nam. Do vậy Việt Nam cần nghiên cứu để xây dựng một lộ trình thích hợp.
- Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần làm gì để đối phó với những rủi ro trong quan hệ thương mại với Trung Quốc?
Hiện đang có một vấn đề có liên quan trực tiếp là Việt Nam có nên hay không nên, và nếu nên thì xây dựng, ký kết và thực thi Hiệp ước hoán đổi tiền tệ (NDT – VND) với Trung Quốc như thế nào khi nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, nhất là một số nước tham gia sáng kiến Chiêng Mai đã ký kết? Đây là vấn đề “nhạy cảm” đối với Việt Nam.
Tuy nhiên một số đánh giá ban đầu cho thấy, Việt Nam vẫn nên tham gia ký kết Hiệp định hoán đổi tiền tệ (tính tới các lợi ích có thể và phù hợp với “thông lệ” nhiều nước trong khu vực) song bước đầu chỉ với dung lượng hoán đổi nhỏ và từng phần nhằm tránh các tác động, hậu quả (có thể) ngoài mong muốn, đồng thời đối phó với chúng hiệu quả hơn.
Hiện nay, trong hoạt động kinh doanh với Trung Quốc, khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình cần quan tâm đúng mức tới những rủi ro có thể trong giao dịch với Trung Quốc bằng Nhân dân tệ, nhất là xu hướng phi chính thức hóa các giao dịch từ phía Trung Quốc.
Điều này đòi hỏi sự hiểu biết pháp luật quốc tế, sự chắc chắn trong thực thi các hợp đồng và sự tìm hiểu sau các điều kiện kèm theo, kể cả giao dịch khu vực công cũng như khu vực tư nhân.
Do vậy, Việt Nam cần có bước chuẩn bị chu đáo, đặc biệt đánh giá chuyên sâu các kênh tác động với các lợi ích, chi phí đi kèm.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTCnews
Thanh toán trực tuyến vẫn lỗi hẹn với người tiêu dùng Việt Nam
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Trường ĐH Y – Dược trao bằng cho 368 học viên sau đại học
- ·Để trẻ được “chơi mà học”
- ·Đào tạo công nghệ thông tin, du lịch được áp dụng cơ chế ưu tiên
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Bị phạt gấp đôi vì vận chuyển hơn 600 m3 cát không rõ nguồn gốc
- ·“Ngôi trường thứ hai” của học sinh nghèo
- ·Mỹ triển khai quân gần biên giới Nga
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Linh hoạt kế hoạch năm học
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Người nước ngoài dạy ngoại ngữ phải có chứng chỉ phù hợp
- ·Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 8/1/2024: Đồng Nhân dân tệ ngân hàng, chợ đen ngày đầu tuần đi ngang
- ·Nhà Trắng chỉ trích tỷ phú Elon Musk vì lên án chuyên gia dịch tễ Fauci
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Trải nghiệm Khóa hè 2021 Cracking your future
- ·HCV Olympic Sinh học quốc tế Hồ Việt Đức: Gian nan nhưng cũng nhiều niềm vui
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 5/1/2024: Đồng Euro phục hồi, bán cao nhất 27.550 VND/EUR
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực