【xem bong da trưc tuyên】Quan hệ kinh tế Ấn Độ
Ngài Sandeep Arya,ệkinhtếẤnĐộxem bong da trưc tuyên Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam |
Ấn Độ và Việt Nam được coi là những điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tếtoàn cầu. IMF đã nhận thấy Ấn Độ đang đóng góp khoảng 15% vào tăng trưởng toàn cầu. Việt Nam cũng được công nhận rộng rãi về sự tăng trưởng kinh tế ổn định và hội nhập với thế giới.
Ấn Độ và Việt Nam đã đặt ra tầm nhìn về "Viksit Bharat" (Ấn Độ Phát triển) vào năm 2047 và Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, được hậu thuẫn bởi một chính phủ đầy quyết tâm, các doanh nghiệpnăng động và những người dân có hoài bão ở cả hai nước.
Những xu hướng và định hướng quốc gia này đã thu hút sự chú ý lẫn nhau ngày càng tăng của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam, và nỗ lực tận dụng các cơ hội và hợp tác với nhau đang được tạo ra giữa hai bên. Điều này thể hiện rõ trong cuộc họp Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ trưởng về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ vào tháng 10/2023 tại Hà Nội, sự tham gia của Phó Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Vibrant Gujarat vào tháng 1/2024 tại Ấn Độ, Ấn Độ là "Khách mời danh dự" tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam vào tháng 4/2024 tại Hà Nội, các hoạt động doanh nghiệp bên lề tại Delhi trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ một tháng trước, cũng như nhiều hoạt động giao lưu doanh nghiệp đang diễn ra giữa hai nước.
Các nỗ lực phát triển và tăng trưởng kinh tế quốc gia được thúc đẩy bởi nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, mở rộng các dự ánsản xuất và phân phối điện, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghiệp hóa hướng tới tương lai, ngoại thương, kế hoạch đầu tư, phát triển các công nghệ mới nổi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cũng như nguồn nhân lực và năng lực hỗ trợ. Những lĩnh vực này cũng định hướng triển vọng, cơ hội và nỗ lực tăng cường quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Đẩy mạnh hợp tác thương mại
Mức thương mại song phương khoảng 15 tỷ đô la Mỹ mỗi năm hiện tại có triển vọng tăng trưởng hơn nữa khi xét đến xuất khẩu của Ấn Độ trong các lĩnh vực như hàng kỹ thuật, đặc biệt là linh kiện ô tô, thiết bị điện cho ngành điện; dược phẩm & hóa chất; hàng nông sản bao gồm các sản phẩm từ động vật và sản phẩm từ biển; dệt may; CNTT và các dịch vụ khác; sản phẩm dầu mỏ tinh luyện; đồ trang sức và hàng điện tử. Các chuyên gia thương mại Việt Nam sẽ am hiểu hơn nhưng dữ liệu cho thấy xuất khẩu ngày càng tăng của Việt Nam sang Ấn Độ có tính cạnh tranh và có thể tăng trưởng trong các lĩnh vực như điện thoại di động & phụ kiện; hàng điện tử & phụ tùng; máy móc và thiết bị; các hàng công nghiệp khác.
Việc xem xét Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ năm 2009 đang diễn ra, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sẽ tạo ra một cơ chế thân thiện hơn, đơn giản hơn và tạo thuận lợi cho thương mại với Việt Nam và các nước ASEAN khác. Hai chính phủ cũng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong một số lĩnh vực nhất định để tạo thuận lợi và tăng cường thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam. Việc hai nước công nhận các tiêu chuẩn của nhau đối với hàng hóa sản xuất cũng sẽ có lợi cho cả hai bên.
Chính phủ hai nước tiến hành các cuộc thảo luận theo ngành trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, ứng dụng kỹ thuật số, năng lượng, quốc phòng, ngân hàng,... điều này cũng sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại và kinh tế. Kết nối (vận chuyển), hậu cần và vận tải cũng được xác định là các lĩnh vực chúng ta cần tiếp tục hợp tác. Hai nước sẽ xây dựng khuôn khổ thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới trong thời gian thực, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, du khách và người dân hai nước.
Ngoài những nỗ lực của chính phủ về cơ chế thương mại và các vấn đề kỹ thuật, chúng tôi tin rằng việc tăng cường liên hệ giữa các doanh nghiệp, tham gia hội chợ thương mại, hợp tác trong các dự án tại mỗi nước, tăng cường liên kết chuỗi cung ứng và các sáng kiến quảng bá cho các doanh nghiệp và sản phẩm tiềm năng của hai nước sẽ góp phần thúc đẩy thương mại hai bên.
Tăng cường hợp tác đầu tư
Chúng tôi nhận thấy cơ hội gia tăng đầu tư giữa Ấn Độ và Việt Nam, và chúng tôi cũng đang chứng kiến sự quan tâm tích cực hơn của các công ty Ấn Độ đối với Việt Nam và cả chiều ngược lại. Các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam đang mở rộng các khoản đầu tư hiện nay của họ trong lĩnh vực linh kiện ô tô, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng, sản xuất đa ngành và dịch vụ CNTT. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp Ấn Độ tại diễn đàn doanh nghiệp song phương ở Delhi vào ngày 31/7/2024 và gặp riêng những người đứng đầu các tập đoàn và công ty chuyên ngành của Ấn Độ trong các lĩnh vực triển vọng rất hữu ích trong vấn đề này.
Việt Nam đặc biệt hoan nghênh các khoản đầu tư từ Ấn Độ vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch, công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất và phụ trợ, dệt may, công nghiệp ô tô và vật liệu, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh, đổi mới và khởi nghiệp, bán dẫn, năng lượng tái tạo và các dự án tiết kiệm năng lượng, sản xuất điện, khí sinh học và vải polyester, và một số lĩnh vực khác.
Đầu năm nay, VinFast đã công bố đầu tư vào sản xuất xe điện tại Ấn Độ, trong khi FPT cũng đang mở rộng sự hiện diện tại Ấn Độ. Chúng tôi cũng khuyến khích nhiều khoản đầu tư hơn nữa từ phía Việt Nam vào nông nghiệp, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến gỗ, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, sản xuất các sản phẩm từ tre và lâm nghiệp, khách sạn và du lịch, công nghệ số, xe điện, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tại Ấn Độ.
Chúng tôi nhận ra rằng dòng đầu tư là một quá trình từ việc thông báo cho các doanh nghiệp về các cơ hội, hiểu biết về môi trường pháp lý và kinh doanh, thảo luận giữa các doanh nghiệp và chính phủ sở tại, các thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và sau khi xác định được lợi ích chung, là thực hiện các lựa chọn và quyết định đầu tư. Những nỗ lực ở tất cả các cấp độ này đang được tiến hành với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ở cả Ấn Độ và Việt Nam và tôi hy vọng sẽ thấy giá trị của 2 tỷ đô la đầu tư giữa hai nước tăng lên trong những năm tới.
Phát triển hợp tác về công nghệ, nhân lực, và du lịch
Rõ ràng là công nghệ cao và các lĩnh vực mới nổi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế trong tương lai. Ngoài các ứng dụng kỹ thuật số đang phát triển, sự phát triển trong ngành viễn thông (nghiên cứu và thử nghiệm 6G cùng với việc triển khai 5G), công nghệ tài chính, bán dẫn, AI, công nghệ sinh học, công nghiệp quốc phòng, triển khai dữ liệu không gian/vệ tinh trong nhiều lĩnh vực và đất hiếm là những lĩnh vực được Ấn Độ và Việt Nam quan tâm. Chúng tôi dự định tăng cường tập trung theo đuổi hợp tác trong những lĩnh vực tương lai này giữa hai nước.
Phát triển nguồn nhân lực là một lĩnh vực khác được cả hai nước quan tâm. Một số viện của Ấn Độ như Trung tâm Phát triển Công nghệ Điện toán tiên tiến (CDAC) và Aptech đã có những hoạt động đáng chú ý trong lĩnh vực này; và các kế hoạch của những viện này, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông và các viện đào tạo kỹ thuật khác nhằm mở rộng hơn nữa tại Việt Nam khá hứa hẹn.
Việc thành lập Trung tâm Đào tạo và Phát triển phần mềm chất lượng cao gần đây tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, thành phố Hồ Chí Minh như một mô hình liên doanh hợp tác sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục, đào tạo và phát triển kỹ năng. Các chương trình đào tạo cấp bằng và chương trình ngắn hạn của Chính phủ Ấn Độ dành cho hơn 200 sinh viên và chuyên gia Việt Nam hàng năm có thể được điều chỉnh thêm để đáp ứng các ưu tiên và lợi ích của Việt Nam.
Trong khi đó, du lịch là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng giữa Ấn Độ và Việt Nam. Năm ngoái đã chứng kiến sự tăng trưởng lành mạnh trong hoạt động du lịch hai chiều của khách du lịch, khách hành hương, doanh nghiệp, sinh viên và những đối tượng khác. Các công ty lữ hành ở hai nước cũng đang phát triển thêm các gói du lịch bao gồm các điểm đến mới giữa hai nước. Các chuyến bay thẳng đã đóng vai trò quan trọng và nhiều cuộc thảo luận khác đang được lên kế hoạch để mở rộng hoạt động này.
Tóm lại, triển vọng và cơ hội cho hoạt động thương mại, đầu tư, quan hệ đối tác kinh doanh và các thỏa thuận công nghệ mạnh mẽ hơn giữa Ấn Độ và Việt Nam rất tươi sáng. Chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực của hai bên ở cấp độ chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức nhằm hiện thực hóa những cơ hội này và phát triển quan hệ kinh tế của hai nước sẽ mang lại thành quả hướng tới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện cao hơn.
(责任编辑:La liga)
- ·Để chọn trường ĐH, các thí sinh nên biết: Nghề nào dễ xin việc nhất hiện nay?
- ·Tổng công ty Điện lực miền Nam nhận Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2024
- ·TPHCM đang nghiên cứu chính sách cho Tổ Công nghệ số cộng đồng
- ·Nhiều ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh Hà Nam
- ·ISO 13485: 2016 và “sự sống còn” của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
- ·iPhone 16 Pro Max là smartphone quay video xuất sắc nhất
- ·Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 3 tọa đàm kỷ niệm 30 năm thành lập
- ·Thành lập Khoa Trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam
- ·Chiến tranh thương mại Mỹ
- ·Chưa thể có mức thuế tự vệ với mặt hàng bột ngọt
- ·Du khách Trung Quốc bị chém đẹp gần 80 triệu đồng cho 2kg tam thất
- ·TP.HCM: Xây dựng Đặc khu kinh tế gắn với hệ thống cảng biển
- ·Intel hỗ trợ Nhật Bản sáng kiến ‘dùng chung’ máy quang khắc bán dẫn
- ·Quảng Ngãi: Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
- ·Hà Nội: Tối nay khai trương phố đi bộ Trịnh Công Sơn
- ·Sẵn sàng kiện nếu gà nhập từ Mỹ bán phá giá
- ·CMC Telecom tiếp tục nhận giải thưởng quốc tế về Data Center
- ·'Nông dân số' và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại
- ·Dự báo thời tiết: Người dân cần biết những điều này trước Tết Nguyên đán 2018
- ·Chờ đợi gì ở sự kiện ‘It’s Glowtime’ của Apple?