会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd aff cup】Người chuyên viết báo tường ngày 20!

【kqbd aff cup】Người chuyên viết báo tường ngày 20

时间:2024-12-27 11:09:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:506次

Giữa một Hà Nội ồn ào,ườichuyênviếtbáotườngngàkqbd aff cup hối hả nằm nép mình trong con hẽm nhỏ của khu phố hào hoa Hoàng Hoa Thám, nơi tập trung đông các cưụ văn nghệ sỹ đất Hà Thành, hàng chục năm qua, người cựu binh vẫn miệt mài trên trang giấy trắng, làm đẹp cho đời qua từng nét vẽ, ông thổi hồn vào ngọn bút khiến bức tranh có thần. Xem nghề làm báo tường là cái ngã rẻ phụ để khiến mình bận rộn hơn, nhưng với ông đấy lại là công việc có ý nghĩa vô cùng, thể hiện được tình thầy trò trong ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Từ những bức vẽ chiến trường...

Tôi tìm đến số nhà 29, ngõ 221, trên đường Hoàng Hoa Thám, ngôi nhà nhỏ của họa sỹ Vũ Đức Quỳnh nằm lọt thỏm vào trong cái ngõ tĩnh mịch, khác xa với cái ồn ào, vội vả của Hà thành ngoài kia. Ngôi nhà tuy không rộng nhưng lại là cả thế giới của người họ sỹ Trường Sơn năm xưa và hầu như trong căn nhà nhỏ đó chỉ để trưng bày một thứ duy nhất, đó là những bức ký họ, những tác phẩm báo tường của ông.

Người họa sĩ chuyên viết báo tường

Người họa sĩ chuyên viết báo tường xem lại bức ảnh đồng đội năm xưa

Ông được thừa hưởng được cái gen nghệ sỹ từ ông cụ thân sinh vốn là nghệ nhân tranh thêu có tiếng đất Phú Xuyên (Hà Nội), cộng hưởng với niềm đam mê nghệ thuật từ bé, lại  được sống trong môi trường tập thể của khu tập thể giành cho cựu văn nghệ sỹ.

Năm 1963, sau khi hoàn thành khóa học hệ Trung cấp mỹ thuật- điện ảnh, ông bắt đầu đi làm tại hãng phim tài liệu trung ương.

Làm việc được một thời gian, ông tạm gác công việc và lên đường vào chiến trường đánh giặc năm 1968 và thế là ông trở thành chiến sỹ Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn. 

Dù phải đối mặt với bom đạn, với hiểm nguy và là những giây phút cận kề cái chết, nhưng niềm đam mê nghệ thuật vẫn không hề tắt trong ông. Trong một lần tham gia làm báo tường cho đơn vị, tác phẩm báo tường của tiểu đội do ông đảm nhiệm đã giành được giải nhất.

Sau đó một thời gian ngắn, ông được điều chuyển lên TW đoàn bộ của trung đoàn công binh, ở đây ông được làm công việc mà bấy lâu yêu thích, đi tuyên truyền, vẽ tranh miêu tả cuộc sống, sinh hoạt và chiến đấu của quân đội và thế là những bức ký họ về đề tài Trường Sơn ra đời mang tên họ sỹ Vũ Đức Quỳnh.

Cũng từ đó họa sỹ Vũ Đức Quỳnh cũng thêm yêu nghề hơn, xem công việc đang làm như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bộ đồ nghề là những cây bút vẽ, lọ mầu và ít trang giấy trắng luôn được ông đem bên mình dù đi đâu cũng trở thành hành trang không thể nào thiếu.

Ông tâm sự: “Trước đây trong bom đạn chiến tranh, trong mỗi chuyến hành quân xa trong đêm, có lần đã phải bỏ lại hầu hết tư trang của mình, nhưng riêng bộ đồ hành nghề của ông vẫn không thể thiếu và nó trở thành vật bất ly thân của tôi từ lúc nào không hay. Đến nay thì vẫn chưa thể bỏ được, dù có đi đến đâu trên những con phố dài ở Hà Nội, tôi cũng vẫn luôn mang theo bên mình…”

Những bức vẽ của mình, họa sỹ Vũ Đức Quỳnh quý chúng và xem như những đứa con tinh thần, được ông “sản sinh” ra và luôn lưu giữ lại chúng bằng những bản phô tô, rồi cho vào một ngăn riêng, trong số đó có những bức ký họ trong chiến trường năm xưa mà nhân vật sẽ không bao giờ có thể có cơ hội nhận được bức họ của mình, đã không ít lần “lục lại” ký ức năm xưa và người cựu binh nghẹn ngào khi nghĩ đến những người đồng đội đã phải nằm lại nơi bom đạn ác liệt.

Trong ký ức đó, ông họa sỹ già vẫn luôn nặng trĩu một tâm sự: “ Trong một chuyến công tác xuống đơn vị thuộc Trung đoàn 98, ông được giao nhiệm vụ vẽ tranh về chân dung chiến sỹ y tá Nguyễn Văn Lợi. Xúc động trước bức ký họ giống hệt ngoài đời, y tá Lợi mong được giữ lại, nhưng vì yêu cầu nhiệm vụ nên họ sỹ Quỳnh chỉ có thể tặng y tá Lợi bản khắc họ bằng chì. Đi suốt quãng đường đời dài đằng đẳng suốt 40 năm qua, ông vẫn luôn mong ước một điều là có thể gặp được y tá Lợi hoặc gia đình để có thể gửi lại bức ký họ, dù biết rằng Trung đoàn của y tá Lợi ngày đó bị trúng bom hy sinh mất gần một nửa…

...đến họa sĩ của ngày 20-11

Sau ngày giải phóng Đất nước, họ sỹ Quỳnh tiếp tục theo học Đại học nghành mỹ thuật- sân khấu, sau đó ra công tác ở Đài truyền hình Việt Nam rồi về làm việc ở Hãng phim Tài liệu- Khoa học TW. Năm 1993 ông về hưu, trong cái thời buổi khó khăn ấy, ông đã phải tự xoay xở “vật lộn” với những cơm áo gạo tiền, những bức tranh ít bán được, không có mấy người thuê vẽ nữa. Chính thời gian này, công việc làm báo tường trước kia lại được ông đưa ra, trước là để giúp đỡ, sau lấy tiền công và rồi “nghề” làm báo tường đã thật sự giúp ông giữ được nghề và nuôi sống được gia đình trong những ngày khó khăn đó.

Vẽ báo tường 20-11

Vẽ báo tường 20-11

Ban đầu đến với nghề như một bước rẽ trên con đường nghệ thuật, nhưng càng dấn sâu vào với “nghề” có nhiều thời gian trải nghiệm, ông mới thấy rằng mình yêu nghề và thấy hết được giá trị, ý nghĩa cái công việc mà mình đang làm. Mặc dù nghề làm báo tường của ông có rất nhiều khách hàng khác nhau, nhưng ông chú ý nhất vẫn là số thầy cô, học sinh đến nhờ ông trong ngày 20/11 mỗi năm.

Họ sỹ Vũ Đức Quỳnh chia sẻ: “Khách đến với ông trong những ngày này chủ yếu là khách quen, có người trước đây là học sinh, đến nhờ ông làm báo tường, rồi khi lấy chồng có con đi học lại vẫn quay lại đề nhờ ông giúp. Quý lắm, trân trọng lắm có những cháu bé tiểu học theo chân mẹ đến đây mong ông vẽ giúp cháu món quà tặng cô giáo mà nhất nhất là phải có hình của cô và cháu trong đó….!”

Vẽ báo tường 20-11

Vẽ báo tường 20-11 là nghề gắn bó với thương hiệu của ông

Vậy là thấm thoát cũng đã hơn 20 năm qua ông sống với niềm đam mê, với cái công việc mà ông yêu thích, hơn thế nữa ông có cho mình một giá trị mới, giá trị nhân văn hơn là nhịp cầu tình cảm của thầy trò trong ngày tết của nghành giáo. Mỗi năm ông đều chọn cho mình một chủ đề khác nhau, ông hé lộ rằng năm nay ông sẽ trình bày theo chủ đề “qua sông nhớ bến” “ngàn lời tri ân”…

Nhưng vẫn còn đó là những băn khoăn trăn trở của ông họ sỹ già khi bước vào cái tuổi thất thập: “Đời sống của con người càng ngày càng cao, thì yêu cầu về thẩm mỹ cũng trở nên khắt khe hơn, khách hàng trở thành khó tính. Thế nên để “chiều lòng” được thì lại phải luôn đổi mới tư duy, dùng vốn tư liệu của mình và học hỏi thêm để thay đổi cho phù hợp. Trước đây, học sinh đều được giao cho một chủ đề nhất định hoặc tự tìm hiểu rồi làm theo một nhóm, nhưng ngày nay các phụ huynh đều muốn con cái tập trung vào việc học hành, công việc bận rộn của các thầy cô mà làm mai một đi. Cách đây tầm 3 năm, ông có mở lớp học vẽ cho học sinh tiểu học, ban đầu cũng có người đến theo học, nhưng rồi lại thưa dần. Học sinh bây giờ bị ép học nhiều quá, nên đâm ra các hoạt đông ngoại khóa, mang tính chất để các cháu giải trí lại vừa có thể khơi lên tín sáng tạo của các cháu cũng bị cái lối sống vội vã cuốn đi…!

Hoàng Giáp

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Những quan niệm sai lầm về vắc
  • Tổ 171 phát hiện đối tượng tàng trữ ma túy
  • Văn bản mới
  • Huyện Dầu Tiếng: Phát huy hiệu quả các chuyên đề xử lý vi phạm về an toàn giao thông
  • Ngăn chặn hành vi kinh doanh phụ tùng xe máy giả
  • Ra quân xử lý nồng độ cồn, ma túy trong toàn tỉnh
  • Hơn 150 chủ nhà hàng, quán ăn ký cam kết chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ
  • Phòng ngừa khai thác cát trái phép trên sông
推荐内容
  • Sản phẩm hữu cơ nở rộ trên thị trường, làm sao để chọn hàng 'chuẩn'?
  • Huyện Bàu Bàng: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm
  • TP.Thủ Dầu Một: “Phạt nguội” 190 trường hợp vi phạm giao thông qua hình ảnh camera
  • Đang tích cực tìm kiếm người đàn ông nhảy hồ đá mất tích
  • Thu giữ gần 1.000 lọ nước hoa không có hóa đơn hợp pháp
  • Tập huấn công tác xử lý người bị “ngáo đá”