会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【girona vs sevilla】Chuyển đổi số!

【girona vs sevilla】Chuyển đổi số

时间:2024-12-23 15:48:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:625次
Hỗ trợ nhau cùng chuyển đổi số - Đôi bên cùng thắng
Thời điểm “vàng” để doanh nghiệp chuyển đổi số
Doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh doanh qua chuyển đổi số
Chuyển đổi số - bắt buộc, thích ứng và phát triển
Chuyển đổi số, kinh tế số hiện nay đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược Ảnh: ST

5 trụ cột

Chuyển đổi số, kinh tế số đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của Cách mạng công nghệ 4.0 và cú huých từ đại dịch Covid-19, thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Sau giai đoạn khởi động chuyển đổi số quốc gia thì năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025 được nhận định là thời điểm để tăng tốc với những hành động, giải pháp triển khai cụ thể đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương.

Theo dự báo của các chuyên gia, chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2021 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới.

Phát biểu tại Diễn đàn “Kinh tế số và Thương mại điện tử” diễn ra ngày 15/4, PGS, TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, Nghị quyết Đại hội XII đã đặt ra vấn đề về vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và điều đó được khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết Đại hội XIII. Trong đó, quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ưu tiên số 1. Quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang thu nhập cao vào năm 2045 đòi hỏi tăng trưởng dựa trên năng suất. Đổi mới kinh doanh và số hoá là một cách thức để Việt Nam đạt được tăng trưởng năng suất cao hơn, khả năng chống chịu và phục hồi tốt hơn khi có cú sốc bên ngoài. Như vậy yêu cầu nắm bắt xu hướng của khoa học công nghệ nói chung và vận dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, chỉ trong 3 năm gần đây, đa số doanh nghiệp đã tin là cần chuyển đổi số và phải làm để có thể thành công. Trong thời gian Covid-19, khảo sát của Tổng cục Thống kê với 152.000 doanh nghiệp đã cho thấy, trên 30% doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư công nghệ và đặc biệt là công nghệ số, chuyển đổi cách thức vận hành, sản xuất kinh doanh ở mức độ khác nhau.

“Kinh tế số và thương mại điện tử đang định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh khi nó tạo ra nhiều lĩnh vực mới, làm mờ ranh giới giữa các ngành truyền thống, thông minh hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Đồng thời, kinh tế số và thương mại điện tử cũng tạo đột phá trong nâng cao khả năng và chất lượng quả trị. Tuy nhiên, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến 5 trụ cột đó là văn hóa và chiến lược kinh doanh số, gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng, tối ưu quy trình, công nghệ hóa, phân tích và quản lý dữ liệu”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, để thành công trong chuyển đổi số, bản thân doanh nghiệp cần lưu ý 3 bài học, đó là cần nghĩ lớn, làm cụ thể, quyết liệt từ việc nhỏ, có tính đổi mới, lan tỏa cao. Bên cạnh đó, cũng cần gắn bó sâu sắc chuyển đổi số với chiến lược phát triển doanh nghiệp và đặc biệt lãnh đạo phải đi tiên phong.

Kỳ vọng lớn

Theo TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Covid-19 là cú huých trăm năm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Theo kết quả khảo sát đánh giá tác động của Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp và phân tích xu hướng ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp về công nghệ số thời gian qua rất tốt, hơn 50% doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ số trước khi có Covid-19; hơn 25% doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ số từ khi có Covid-19 và có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, kỳ vọng của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số cũng rất lớn, đặc biệt là những kỳ vọng liên quan đến giảm chi phí (hơn 71% doanh nghiệp), giảm giấy tờ (hơn 61%), quản trị kinh doanh hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm (trên 50% doanh nghiệp)...

Tuy nhiên, ông Huân cũng cho hay, các doanh nghiệp cũng cho rằng, chi phí ứng dụng công nghệ số vẫn còn cao, thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp và đặc biệt là thiếu thông tin công nghệ số, thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng... đang là những rào cản lớn nhất hiện nay.

Đáng chú ý, theo ông Huân, dù là lĩnh vực công nghệ nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc nhiều vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm chính trị, thể chế kinh tế quốc gia, của doanh nghiệp. Để thành công, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm. Đồng thời, việc đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số như sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức.

Ông Phạm Nam Long, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty Abivin:
Chuyển đổi số - bắt buộc, thích ứng và phát triển

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên bắt đầu bằng việc chuyển đổi các tài liệu, thông tin, cách giao tác vụ... sang nền tảng số. Từ đó, sử dụng các dữ liệu dạng kỹ thuật số để cải thiện quy trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp.

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần rà soát năng lực và nhu cầu của mình, tìm kiếm giải pháp phù hợp, bám sát thực tế khi phát triển. Từ đó, doanh nghiệp sẽ triển khai từng bước và tiếp tục duy trì, cam kết vận hành.

GS.TSKH Hồ Tú Bảo, nguyên Viện trưởng Viện John von Neumann Đại học Quốc Gia - Hồ Chí Minh, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu, Viện nghiên cứu cao cấp về toán:

Chuyển đổi số - bắt buộc, thích ứng và phát triển

Cuộc CMCN 4.0 đang mở ra cơ hội cho các quốc gia không có truyền thống công nghiệp, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều có thể thực hiện được. Bởi nếu ta không thể nhanh chóng chuyển đổi, ứng dụng công nghệ để tiến lên thì sẽ tiếp tục bị tụt hậu. Chuyển đổi số, nói đơn giản là chuyển đổi hoạt động của chính quyền, của nền kinh tế và của xã hội lên môi trường số. Chuyển đổi số là tự thay đổi để thích nghi với môi trường khai thác cơ hội số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc.

Theo đó sẽ có 6 bước cụ thể trong chuyển đổi số gồm: nhận thức và tư duy mới; chiến lược và lộ trình; năng lực số (bao gồm nhân lực, hạ tầng, văn hóa); xác định công nghệ chính; mô hình kinh doanh hoạt động; chuyển đổi quy trình theo các bước từ nhỏ đến lớn.

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương:

Chuyển đổi số - bắt buộc, thích ứng và phát triển

5 năm gần đây, thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng nhanh với tốc độ 25 - 30%/năm với 80% khách hàng đã từng mua hàng trực tuyến. Các mặt hàng được mua sắm nhiều nhất là thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm. Khảo sát mua sắm trực tuyến năm 2019 cho thấy, mua sắm quần áo 24%; mua hàng cá nhân 21%; mua hàng điện tử 18%; mua vé máy bay, xem phim 17%; mua nội dung online là 19%. Hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch Covid-19 bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Bộ 5 tiêu chuẩn tín nhiệm thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể gồm: Thanh toán đảm bảo; dịch vụ mua hàng Frime (Vỏ hộp, Tracking); ứng dụng chứng từ điện tử; giải quyết tranh chấp trong giao dịch trực tuyến; thống kê tín nhiệm giao dịch thương mại.

Xuân Thảo (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Long An thông báo tìm nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 4.000 tỉ đồng
  • Quá liều!
  • Khiếu nại của Công ty Kim Kim Sơn:  Hồ sơ kháng cáo quá hạn đã được chuyển cho Tòa án tỉnh
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Thời điểm sàng lọc chủ đầu tư
  • 45 triệu đồng đến với bé gái phù chân voi ở Yên Bái
  • Đô thị sinh thái thông minh – Giải pháp cho tương lai xanh bền vững
  • Đầu tư bất động sản không chỉ cần tiền và... máu liều
  • Xử lý tình trạng kinh doanh phế liệu tràn lan!
推荐内容
  • Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
  • Bức xúc vì kẹt xe
  • Trả lời bạn đọc
  • Tôi đi mua nhà ở xã hội: Mua suất bốc là trúng với giá 40 triệu đồng
  • Giá xăng dầu hôm nay 16/9/2024: 'Ngóng' tin từ cuộc họp về lãi suất của Fed
  • Nhìn lại thị trường bất động sản 2019: Dự án có pháp lý hoàn thiện lên ngôi