【ty so barcelona】Năm 2020, Quỹ BHYT sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tỷ đồng
Vấn đề quản lý và sử dụng Quỹ BHYT đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và cần cả hệ thống chính trị vào cuộc để tăng cường quản lý,ămQuỹBHYTsẽthiếuhụtkhoảngtỷđồty so barcelona sử dụng quỹ BHYT.
Quỹ BHYT sẽ bội chi khoảng 10.000 tỷ đồng
Theo ông Phúc, số liệu tổng hợp quyết toán sơ bộ năm 2016, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT được giao trong dự toán là 61.393 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số chi KCB trong năm 2016 là 68.736 tỷ đồng, cân đối thu chi quỹ KCB trong năm 2016 là -7.590 tỷ đồng. Có 51 tỉnh bội chi: 10.135 tỷ đồng. Các tỉnh bội chi lớn là: Nghệ An (>900 tỷ đồng); Thanh Hóa (> 800 tỷ đồng); Quảng Nam, An Giang, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Cà Mau, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thái Bình, Đà Nẵng (> 300 tỷ đồng). Có 12 tỉnh kết dư, 2.544 tỷ đồng là: Bình Dương (832 tỷ đồng), TP. Hồ Chí Minh (821 tỷ đồng), Đồng Nai (591 tỷ đồng). Dự kiến 20% kết dư chuyển địa phương: 509 tỷ đồng.
Báo cáo nhanh của BHXH Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2017, Quỹ BHYT đã chi KCB 41.283 tỷ đồng, chiếm 59,5% quỹ được sử dụng trong năm 2017, vượt 6.500 tỷ so với dự toán chi 6 tháng của BHXH Việt Nam. Nếu tính đến ngày 28/8/2017, Quỹ BHYT đã chi KCB trên 50.000 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng chi phí 6 tháng đầu năm 2017 rất lớn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Nhiều địa phương đã sử dụng hết 70%, thậm chí 90% quỹ KCB BHYT cả năm (Quảng Nam, Quảng Trị).
Ông Phúc cho biết, với tốc độ gia tăng chi phí như trên, dự kiến năm 2017, Quỹ BHYT sẽ bội chi trên 10.000 tỷ đồng. BHXH Việt Nam ước tính sẽ có khoảng 59 tỉnh bội chi. Nhiều địa phương dự kiến bội chi từ 500 – 1.000 tỷ đồng (Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...) và chỉ có 4 tỉnh cân đối được quỹ KCB BHYT là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đăk Lăk.
Nhiều nguyên nhân được ông Phúc chỉ ra, trong đó có nguyên nhân về cơ chế chính sách. Việc không chi trả KCB ngoại trú tuyến tỉnh, tuyến trung ương làm cho các bệnh viện tăng chuyển bệnh nhân vào nội trú. Việc nâng mức hưởng đối với một số nhóm đối tượng, miễn đồng chi trả khi đã tham gia 5 năm liên tục, có chi phí đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở... Hay, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37 đã khiến tăng sử dụng dịch vụ KCB.
Bên cạnh đó, quy định về xã hội hóa trong cơ sở y tế công lập chưa có quy định điều chỉnh. Vì vậy, có nhiều bệnh viện lắp đặt nhiều máy xã hội hóa và gia tăng chỉ định dịch vụ xét nghiệm từ các máy này, để được thanh toán chi phí nhiều hơn cho bệnh viện. Ngoài ra, chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm vẫn chưa nghiêm, chưa đủ mạnh. Hiện nay, đa phần khi phát hiện lạm dụng, trục lợi, trừ trường hợp đem ra xử lý hình sự còn lại chưa xử lý hành chính được theo Nghị định 176, chủ yếu là sai thì xuất toán... Vì vậy khó có thể ngăn chặn được việc trục lợi, lạm dụng Quỹ BHYT.
Kiểm soát chi phí trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người lao động
Để quản lý hiệu quả Quỹ BHYT, ông Lê Văn Phúc cho rằng, cần điều chỉnh chính sách về BHYT. Trong đó, rà soát lại Nghị định 105, giữ lại những điều gì thuận lợi cho người bệnh và không đưa thêm những vấn đề làm gia tăng chi phí; sửa Thông tư 37, rà soát lại những dịch vụ chi phí lớn, ví dụ như nội soi tai mũi họng... Đồng thời, giao dự toán, gắn trách nhiệm của UBND, cơ sở y tế, để triển khai thực hiện dự toán, nếu không tính toán, gắn trách nhiệm rõ ràng thì không thể nào điều hành được.
Ông Phúc cho biết, do mức đóng BHYT không tăng, nếu chính sách BHYT giữ ổn định: Dự kiến mỗi năm quỹ BHYT phải bù 10.000 tỷ đồng cho chi KCB BHYT. Do đó, đến năm 2020 sẽ sử dụng hết nguồn dự phòng để cân đối Quỹ BHYT. Nếu điều chỉnh chính sách: Sửa đổi Nghị định 105, mở rộng danh mục thuốc, chi trả ARV, thuốc lao, điều chỉnh giá dịch vụ y tế có kết cấu công nghệ thông tin và khấu hao trang thiết bị, tài sản cố định…, dự kiến Quỹ BHYT sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tỷ đồng. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng Quỹ BHYT đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhấn mạnh thêm vấn đề này, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ông Phạm Lương Sơn cho biết, tất cả các giải pháp quản lý sử dụng Quỹ BHYT đều phải dựa trên nguyên tắc kiểm soát chi phí gắn chặt với quyền lợi cơ bản hợp pháp của người lao động. Kiểm soát sử dụng quỹ, vừa để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, vừa đảm bảo Quỹ BHYT được chi đúng, chi đủ. Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần cả hệ thống chính trị vào cuộc để tăng cường quản lý, sử dụng quỹ BHYT nhằm ổn định chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.
Hà My
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện bộ tiêu chuẩn ESG hướng đến phát triển bền vững
- ·Đề xuất giảm 15% mức trần giá vé máy bay nội địa
- ·Diễn viên Việt Anh sau 2 lần đổ vỡ: 'Tôi không lấy vợ 3 nữa'
- ·GMD và HSG thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền
- ·Ngành Nông nghiệp khởi động đầu năm
- ·Lời kể của giám khảo được quan sát thí sinh trong trạng thái Eva
- ·Doanh nghiệp có hoạt động quảng cáo trên mạng nộp thuế nhà thầu như thế nào?
- ·Thông báo học bổng Chính phủ du học tại Trung Quốc năm 2025
- ·Cần xử lý tình trạng đổ rác “bậy” trên đường tạo lực Bắc Tân Uyên
- ·Bộ Tài chính công bố giá sữa đã kê khai trước khi áp trần
- ·Người nuôi tôm 'treo ao', vì sao?
- ·The Rock lồng tiếng cho 'đại boss' nhà Superman
- ·An Giang: Yêu cầu các nhà thầu cao tốc chấn chỉnh vi phạm khai thác cát
- ·Khuyến khích sử dụng kinh phí ngoài ngân sách để biên soạn giáo trình đại học
- ·Phê duyệt Chương trình 'Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030
- ·Doanh nghiệp chạy đua chuẩn bị hàng Tết
- ·TTCK 30/8: Nhà đầu tư nên canh nhịp hồi của thị trường để hạ bớt tỷ trọng
- ·Hàng nghìn dân xúc động xem 'Cõi thiêng Đồng Lộc'
- ·Dịch vụ bảo vệ Hưng Cát Lợi
- ·Hoa hậu Thùy Tiên hạnh phúc tặng giếng nước sạch cho bản nghèo ở Angola