【ket bong da phap】Sinh con “một bề” vẫn vui...
Hiện nay một bộ phận người dân tuy đã có 2 con nhưng vẫn muốn sinh thêm cho “vui nhà vui cửa”. Đặc biệt, ở những gia đình sinh con "một bề" là gái thì nhu cầu sinh thêm để kiếm con trai với quan niệm sau này nối dõi và chăm sóc cha mẹ già, ngày càng tăng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, khi con cái được chăm sóc, nuôi dạy tốt, thì dù là con trai hay con gái, việc hiếu nghĩa cũng như nhau.
Hiện nay một bộ phận người dân tuy đã có 2 con nhưng vẫn muốn sinh thêm cho “vui nhà vui cửa”. Đặc biệt, ở những gia đình sinh con "một bề" là gái thì nhu cầu sinh thêm để kiếm con trai với quan niệm sau này nối dõi và chăm sóc cha mẹ già, ngày càng tăng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, khi con cái được chăm sóc, nuôi dạy tốt, thì dù là con trai hay con gái, việc hiếu nghĩa cũng như nhau.
"Một bề" vẫn vui
Gia đình chị Nguyễn Thị Vân, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường 9, TP Cà Mau, có 2 con, đều là gái. Hiện cả hai đã có gia đình, có việc làm ổn định. Hiện vợ chồng chị có cuộc sống ấm êm với cơ ngơi khang trang. Chị Vân cho biết, hành trình vận động gia đình người chồng gốc Hoa chấp nhận chuyện sinh con một bề rất gian nan. Là cán bộ Hội LHPN phường, cộng tác viên dân số của khóm, chị Vân vẫn thường bị nhiều người khác “vận động ngược” nên bỏ việc “Nhà nước” để kiếm con trai, nhưng chị vẫn quyết không sinh thêm mà tập trung nuôi dạy 2 con cho tốt.
Sau giờ làm, chị Nguyễn Thị Vân, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường 9, TP Cà Mau và con gái út Khổng Như Tú cùng vào bếp chăm lo bữa ăn cho gia đình. |
Chị Vân chia sẻ: "Tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với người dân nên từ những trường hợp điển hình tôi khuyên gia đình bên chồng nên có cách nghĩ khác về việc sinh con một bề. Bên cạnh đó, tôi phải chu toàn trách nhiệm của người mẹ, người vợ để gia đình chồng không trách móc. Và tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao để làm gương cho nhiều người khác. Nhờ chồng tôi ủng hộ, động viên, 2 đứa con tôi được chăm sóc, học hành đàng hoàng nên dần dần quan niệm về chuyện sanh con một bề không còn gây áp lực cho chúng tôi. Con gái lớn Khổng Như Cẩm hiện đang đợi bảo vệ luận án tiến sĩ, con gái út Khổng Như Tú là giáo viên Trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau. Hiện nay, cả 2 cô con gái đều thành đạt trong công việc và có gia đình hạnh phúc".
Chồng chị Vân bị bệnh tai biến hơn 9 năm nay, chị và con gái út Như Tú cùng nhau chăm sóc. Chị Vân tâm sự: “Tôi vẫn đùa vui với các con, bây giờ các con phải nuôi cha mẹ bởi lương cán bộ cấp phường như mẹ đâu đảm bảo chi tiêu hằng ngày cho gia đình. Nhìn con gái chăm sóc cha, tôi thấy gia đình mình thật hạnh phúc, ấm áp”.
Trái hẳn với quan niệm của nhiều người là “gia đình càng đông càng vui” hay phải “có nếp, có tẻ”, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đảm, chị Nguyễn Mỹ Dung (ấp Dinh Cũ, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) cũng có 2 con gái nhưng vẫn không có ý định sinh thêm con trai.
Anh Huỳnh Văn Đảm cho hay: "Cuộc sống gia đình chỉ tạm đủ ăn và vẫn còn nhiều vất vả. Ở vùng biển, nhiều người nói ra nói vào, rằng phải có thằng con trai để đi rừng, đi biển, nhưng tôi không nghĩ thế. Con trai hay con gái đều quý như nhau, quan trọng là mình sống tốt, con cái có điều kiện được chăm lo chu đáo. Nếu sinh nhiều con mà không nuôi được thì tội lắm. Con cái học giỏi, chăm ngoan, vợ chồng đồng thuận thì đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình rồi”.
Bên trong căn nhà của vợ chồng chị Dung, giấy khen về thành tích học tập của 2 cô con gái được treo khắp nơi. Con gái lớn của chị, bé Huỳnh Thuý Vi học lớp 7, con gái út Huỳnh Thị Tường Vi học lớp 5, năm học nào cả 2 cũng nhận giấy khen học sinh khá, giỏi. Cách đây 4 năm, anh Đảm ký cam kết để chị Dung đi triệt sản.
Báo động mất cân bằng giới tính
Tuy nhiên, trong thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình không hài lòng với hạnh phúc “một bề” như gia đình chị Vân, chị Dung mà tìm mọi cách để sinh bằng được con trai. Điều này khiến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành vấn đề nổi cộm trong công tác DS-KHHGĐ ở tỉnh Cà Mau. Những năm gần đây, Cà Mau nằm trong “top” những tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.
9 tháng đầu năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh toàn tỉnh là 110 nam/100 nữ. Một số huyện có tỷ số giới tính khi sinh còn cao như huyện Thới Bình và Đầm Dơi. Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh đang ở mức báo động, hầu hết các huyện số lượng trẻ sinh ra là nam cao hơn so với nữ. Như vậy, nếu xu hướng này tiếp tục tăng nhanh và không trở lại mức bình thường ở 107 ca sinh bé trai trên 100 ca sinh bé gái, nó sẽ tác động đáng kể tới cơ cấu dân số. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tâm lý người dân mong muốn có con trai, cộng với sự hỗ trợ của các loại kỹ thuật hiện đại nên các cặp vợ chồng dễ dàng lựa chọn giới tính cho thai nhi.
Tình trạng trọng nam khinh nữ dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh về lâu dài là nghiêm trọng. Xã hội sẽ thừa nam, thiếu nữ, nhiều nam giới không có cơ hội kết hôn vì thiếu cô dâu, điều này sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường.
Từ những câu chuyện của những gia đình hạnh phúc “một bề”, có thể thấy rằng, điều quan trọng không phải là việc sinh con trai hay con gái, mà chính là việc giáo dục con cái trở thành người có ích./.
Bài và ảnh: Thanh Phương
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3
- ·Việt Nam vẫn còn hơn 11.000 người phải cách ly vì Covid
- ·Thêm 8 bệnh nhân Covid
- ·Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư
- ·Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bắt đầu từ nhận thức của người lãnh đạo
- ·Thủ tướng thúc giục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Tổng thống Mỹ ký lệnh trừng phạt Triều Tiên
- ·Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà tăng vàng thế giới
- ·Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường hợp tác với IMF
- ·Lãi suất ngân hàng TPBank tháng 12 chạm ngưỡng 8,5%/năm
- ·Hà Nội lên phương án cấm xe máy trong nội thành vào năm 2030
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 63 phát hành ngày 26/5/2020
- ·Ngăn chặn kẻ giả danh công an lừa tiền của cụ bà ở Hà Nội
- ·Thông tin mới nhất về kết quả chấm thẩm định điểm thi ở Hòa Bình
- ·Vành đai 3 TPHCM: Không bàn lùi để thông xe toàn tuyến vào 30/4/2026
- ·Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về lý do chưa tăng lương từ 1/7/2020
- ·Thành lập Hội truyền thống chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị tại Hà Nội
- ·Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8/2021
- ·Hội thảo “Quan hệ văn hóa Ấn Độ