【tỷ số kosovo】Phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ trong cơ cấu lại nền kinh tế
Cơ cấu lại nền kinh tế: Tận dụng cơ hội,ảivượtquatưduynhiệmkỳlợiíchcụcbộtrongcơcấulạinềnkinhtếtỷ số kosovo tạo đà bứt phá | |
Việt Nam có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số | |
Lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ khiến đầu tư công dàn trải, chậm trễ |
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng ngày 30/10/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Xác định nút thắt, đưa biện pháp cụ thể
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng nay 30/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết ban hành Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025; đồng thời cũng đóng góp nhiều ý kiến để cơ cấu lại nền kinh tế hiệu quả, bền vững.
Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) cho rằng, bên cạnh khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, một số vấn đề mới cần được nghiên cứu, bổ sung trong thời gian tới.
Cụ thể như, lấy liên kết vùng, phát triển đô thị, kinh tế đô thị làm trọng điểm; lấy xác định các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có hiệu quả cao, đóng góp lớn và sức lan tỏa rộng trong nền kinh tế, nhất là các ngành dựa trên công nghệ và tri thức tiên tiến làm khâu đột phá.
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; tăng trưởng dựa vào tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường trong nước và thị trường quốc tế…
Vị đại biểu đoàn Tây Ninh đề nghị tập trung xác định những nút thắt của nền kinh tế, của ngành, địa phương để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể, khả thi khơi thông và tạo nguồn lực phát triển mạnh và bền vững.
Theo ông Trần Hữu Hậu, kết quả cơ cấu lại của các ngành, địa phương dưới vai trò “nhạc trưởng” của Chính phủ sẽ là một trong những yếu tố quyết định thành công Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội.
“Tôi mong rằng các địa phương sẽ không sao chép các chỉ thị, nghị quyết một cách rập khuôn, máy móc như trước đây; không đưa vào kế hoạch, chương trình hành động những việc mà chính mình chưa biết phải làm như thế nào”, ông Hậu nói.
Tập trung vào vấn đề nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) kiến nghị Chính phủ cần có kịch bản ứng phó, không để kinh tế vĩ mô bất ổn trước những tác động từ kinh tế thế giới, nhất là việc các nước đang tung ra các gói kích thích nền kinh tế làm tăng tổng cầu có thể khiến chi phí giá cả tăng cao.
“Giải ngân đầu tư công vẫn là điểm nghẽn, điểm yếu cần rà soát chỉ ra các nguyên nhân. Phân bổ vốn đầu tư cần thực hiện theo đúng mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế; cần ưu tiên phân bổ vốn cho hạ tầng, liên kết vùng, liên kết ngành, hạ tầng kinh tế số, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo", ông Trần Hoàng Ngân bày tỏ quan điểm.
Vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ
Phát biểu giải trình ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cơ cấu lại nền kinh tế không phải là vấn đề mới mà đã thực hiện 10 năm. Vấn đề là đã làm được gì, chưa làm được gì và cần thiết làm gì, cần thực hiện như thế nào trong thời gian tới cho phù hợp với tình hình, bối cảnh mới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: quochoi.vn |
Nhận định thúc đẩy nhanh hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ cấp bách, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu trì hoãn sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức.
Cụ thể như: Không thực hiện được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khó thu hẹp khoảng cách với các nước; khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình; biến đổi khí hậu, dịch bệnh; không tiếp cận được cơ hội cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội hội nhập quốc tế; không nâng cao được tính tự chủ, thích ứng, chống chịu của nền kinh tế và không tận dụng được cơ hội mới hình thành sau đại dịch.
“Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế phải thực hiện được, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư phân tích, nội hàm và bản chất của cơ cấu lại nền kinh tế là phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thay đổi hệ thống thể chế, chính sách, điều chỉnh trong chỉ đạo điều hành phù hợp tình hình mới, không chỉ tập trung các ngành, không gian kinh tế mà còn quan tâm lĩnh vực quan trọng, tiềm năng, lợi thế, dư địa mới để hình thành ngành mũi nhọn mang tính lan toả vững chắc, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.
“Các bộ, các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu phải thấy được trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để quyết tâm thực hiện, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ, chống cát cứ; cần tính đến lợi ích tổng thể, liên vùng, liên ngành. Nếu chia cắt, phân khúc sẽ khó đem lại hiệu quả chung của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·2 trung tâm đăng kiểm ở TP. HCM và Bắc Ninh bị tạm đình chỉ
- ·Chứng khoán Việt và cơ hội đón các dòng vốn ngoại ‘tỷ đô’
- ·Rộn ràng với “Huế Countdown 2021”
- ·Triển lãm Thừa Thiên Huế trong sự nghiệp đổi mới của Đảng (1986
- ·Nền tảng BDS.Net ứng dụng công nghệ cho thị trường bất động sản
- ·Nhiều giải pháp thu hút DN làm thủ tục tại cụm cảng Cái Mép
- ·Hoa cải vàng cứ chao trong gió
- ·Áp lực dâng cao, VN
- ·Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- ·Đánh giá hoạt động kho ngoại quan
- ·Hai cửa khẩu của Trung Quốc đã mở cửa thông quan với Việt Nam
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
- ·Ăn cơm ống hút
- ·Lịch thi đấu bóng đá V League 2022 vòng 7
- ·Sân chơi hữu ích cho nhà nông
- ·Chứng khoán 15/5: Hưng phấn cao độ, tiền vào ào ạt
- ·Chelsea gây sốc 'cướp' Ronaldo khỏi MU
- ·Pau FC chốt lịch giao hữu: Quang Hải chờ đá chính
- ·Hệ sinh thái tiện ích dần lấp đầy các đô thị của Novaland
- ·Công ty cổ phần In Thanh Niên đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu SCR