【lịch thi đấu bóng đá u19 châu âu】Mỹ và Nga cần có thêm lựa chọn chiến lược ở Syria
Vì vậy, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về quốc phòng - an ninh (RUSI) cho rằng cả Mỹ và Nga đều phải có thêm nhiều lựa chọn chiến lược nhằm tránh nguy cơ đối đầu không mong muốn, tác động tiêu cực đến tình hình Syria.
Thỏa thuận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Syria chứng tỏ Moscow và Washington vẫn có thể hợp tác trong từng vụ việc cụ thể, phù hợp tới tính toán của mỗi nước vào một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, vùng giao thoa về lợi ích và ảnh hưởng của hai cường quốc này không phải là rộng, bởi thế họ không có nhiều lựa chọn để bắt tay nhau lâu dài và bền chặt. Trạng thái hòa hoãn chỉ mang tính tương đối, và phải nhanh chóng nhường chỗ cho cuộc khẩu chiến với những lời lẽ "toạc móng heo" mà chẳng cần bóng gió.
Phát biểu tại Đại học Oxford hôm 7-9 nhân chuyến công du Anh dự Hội nghị cấp bộ trưởng của Liên hợp quốc về hoạt động gìn giữ hòa bình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cáo buộc Nga "có tham vọng xóa bỏ trật tự thế giới hiện đang có lợi cho Washington và đồng minh". Ngay lập tức, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã phản pháo khi nói "mọi người không nên nhầm lẫn trật tự quốc tế do Mỹ và các đồng minh phương Tây lập ra. Họ đã hủy hoại những nền tảng cơ bản của thế giới đương đại, từ Bosnia và Kosovo cho đến Iraq và Lybia". Nếu nhìn vào cuộc khẩu chiến theo kiểu "ăn miếng trả miếng này", người ta có thể nhận ra tình trạng đối đầu mang tính chiến lược giữa Mỹ và Nga, trong khi khả năng hợp tác chỉ là chiến thuật tạm thời.
Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, Nga đã can dự vào tình hình Syria. Tuy nhiên, có một vấn đề ít được đề cập đến, đó là việc Nga muốn thử phản ứng của Mỹ khi luật chơi do họ lập ra có nguy cơ bị thay đổi. Ở góc độ này, dường như Nga đã ít nhiều gặt hái thành công mà thỏa thuận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Syria là minh chứng hùng hồn nhất. Giờ đây, Moscow đã có thể tạo dựng hình ảnh về mối quan hệ đối tác bình đẳng giữa họ và Washington, đặc biệt trong nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Từ lâu, Nga vẫn xác định chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad là hợp hiến, hợp pháp ở Syria, và họ đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho nhà lãnh đạo này. Tuy nhiên, Nga cũng thừa nhận rằng nếu cứ tiếp tục "chống lưng" cho ông al-Assad mà không thể giành được chiến thắng quyết định, thì sớm hay muộn, họ cũng bị sa lầy vào cuộc xung đột quân sự kéo dài và bế tắc, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Và thỏa thuận với Mỹ giúp Nga có "bảo bối" trong tay để gây sức ép, buộc Tổng thống al-Assad phải nhượng bộ.
Về phần mình, Washington thừa hiểu những nguy cơ tiềm ẩn nếu họ chia sẻ thông tin với Moscow mà thông qua đó, quân Chính phủ của ông al-Assad có thể ra tay tiêu diệt các nhóm vũ trang do Mỹ hậu thuẫn. Việc Mỹ tiếp tục đứng về phía các nhóm dân quân mà họ gọi là "lực lượng đối lập hợp pháp" khiến Nga không khỏi hoài nghi về hiệu quả của chiến dịch tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Linh hoạt điều chỉnh sách lược vào những thời điểm thích hợp, nhưng về lâu dài, cả Mỹ và Nga đều không có ý định nhượng bộ lẫn nhau. Cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng ở những vùng đệm chiến lược đã đẩy Nga và Mỹ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thỏa thuận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Syria bước đầu đã tạo ra một không gian hợp tác rộng hơn cho cả hai nước. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Rõ ràng, cả Mỹ và Nga đều phải tìm cách có thêm những lựa chọn mới mang tầm chiến lược, giúp họ chuyển hướng kịp thời và tránh nguy cơ đối đầu không cần thiết.
Không một cường quốc nào có thể dễ dàng tuyên bố rằng họ đã vượt lên để giành chiến thắng và giải quyết ổn thỏa vấn đề Syria. Tuy nhiên, với ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế, cả Nga và Mỹ đang nắm trong tay nhiều lựa chọn mới để mở rộng vùng giao thoa về lợi ích giữa hai nước, từ đó thúc đẩy hợp tác và giảm thiểu nguy cơ gây căng thẳng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Hà Nội: Học sinh huyện Thanh Oai rộn ràng ngày hội khai trường
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Học sinh, sinh viên sẽ tạo dựng khát vọng lớn
- ·Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Bí kíp giúp 10X Thái Bình tốt nghiệp thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối
- ·Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm
- ·'Trau chuốt' hay 'trau truốt' mới đúng chính tả?
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư nhân dịp khai giảng năm học mới
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Nhiều địa phương tiếp tục cho học sinh nghỉ học sau bão Yagi
- ·Điểm chuẩn hệ trung cấp công an 2024 cao nhất 27,89 điểm
- ·Bức tranh đặc biệt của nữ sinh trường khiếm thị tặng Thủ tướng ở lễ khai giảng
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Thiên tài 9 tuổi học hết Toán cấp 2, ẵm HCV Olympic quốc tế với điểm tuyệt đối
- ·Vị vua trẻ nhất sử Việt, lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi là ai?
- ·Vị vua đầu tiên trong sử Việt xuất gia đi tu, nhường ngôi cho con gái là ai?
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Thủ khoa đầu vào ĐH Kinh tế quốc dân: ‘Bố mẹ sẵn sàng bán nhà để em được đi học’