【xếp hạng la liga tây ban nha】Tất bật chăn nuôi đón tết
Cận Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng thịt gia súc,ấtbậtchănnuiđntếxếp hạng la liga tây ban nha gia cầm sẽ tăng. Chính vì vậy, người chăn nuôi đã sớm chủ động nguồn cung phục vụ thị trường đợt cao điểm.
Người chăn nuôi chuẩn bị nguồn cung gia súc, gia cầm phục vụ đợt cao điểm tết.
Chăn nuôi nông hộ không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội, mà còn tạo công ăn việc làm, giúp tăng thu nhập thêm cho người dân khu vực nông thôn. Ở Hậu Giang, chăn nuôi nông hộ chiếm số lượng khá lớn. Thông thường, dự đoán nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trước và trong đợt Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, người chăn nuôi đã chủ động chọn thời điểm khoảng tháng 8, tháng 9 để gây nuôi, tái đàn gia súc, gia cầm bán tết, mong thu về lợi nhuận cao. Điều này góp phần cung ứng một lượng thực phẩm lớn ra thị trường tết.
Chị Nguyễn Thị Nguyên, ở phường III, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Như thông lệ, gia đình vẫn chuẩn bị liên tục và đầy đủ nguồn cung trứng gia cầm vào 2 tháng cuối năm, bởi mặt hàng này thường hút hàng sớm do nhu cầu làm nguyên liệu chế biến các loại bánh phục vụ tết. Cao điểm tiêu thụ là từ 20 tháng 12 âm lịch”.
Ông Trần Văn Tèo, ở ấp Thạnh Đông, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cho biết thêm: “Trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng những ngày này rất quan trọng, nguồn thức ăn cho vịt phải đầy đủ mới đảm bảo lượng trứng như mong đợi. Thông thường vào giữa tháng Chạp, những tiểu thương bán lẻ trứng ở ngoài chợ gọi đặt hàng chỗ tôi với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba lần ngày thường, giá trứng cũng tăng hơn. Lúc này mình phải chăm đàn kỹ, thức ăn đầy đủ để vịt đẻ sai”.
Ngoài trứng gia cầm, các loại thịt gia cầm là mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ cao vào dịp Tết Nguyên đán. Nắm bắt nhu cầu này, bà Nguyễn Thị Phương, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cũng chủ động gây nuôi đàn gà nòi hơn 200 con để bán tết. Bà Phương cho biết, những tháng cuối năm, việc nuôi gà sẽ gặp nhiều rủi ro do ảnh hưởng bởi thời tiết giao mùa. Do vậy, bà đã sớm làm kín chuồng trại để bảo vệ đàn tránh thất thoát trong lúc này.
Nhìn chung, năm nay việc tái đàn đón tết của bà con khá thuận lợi, đàn heo khôi phục và phát triển ổn định, ít xuất hiện dịch bệnh. Vào dịp Tết cổ truyền, thịt heo là mặt hàng thực phẩm có sức hút mạnh nhất. Nắm bắt nhu cầu này, cứ “đến hẹn lại lên” người chăn nuôi đón thời điểm xuất bán để mong được giá cao.
Tuy nhiên, nuôi heo bán vào dịp tết phải trải qua giai đoạn chuyển mùa. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. Theo kinh nghiệm chăn nuôi của chị Đặng Thị Cẩm Hường, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, người nuôi heo nên chủ động phòng tránh dịch bệnh trong thời gian này bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh phòng bệnh đúng cách. Những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết, mình phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi. Có như vậy mới chủ động quản lý dịch bệnh trên heo được hiệu quả.
Về nguồn cung heo hơi cho thị trường tết năm nay được đánh giá là khá dồi dào. Nhưng trong khi chi phí đầu vào tăng thì giá heo hơi vẫn giữ mức thấp. Do vậy, ngay từ thời điểm tái đàn, tăng đàn đón tết, người chăn nuôi cũng cân nhắc, chọn lọc chuẩn bị đàn ở mức độ phù hợp.
Theo tiểu thương Lê Thị Bé Hai, bán thịt heo ở chợ Nàng Mau, huyện Vị Thủy, giá heo hơi lúc này chỉ dao động từ 51.000-53.000 đồng/kg. Để chuẩn bị nguồn cung cho đợt tết, chị sớm tìm mua và đặt cọc heo hơi, sau đó bán dần, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở các quầy kệ, nhất là thời điểm từ 27 đến 30 tết. Năm nay, thấy nguồn cung heo hơi khá dồi dào, giá bán heo thịt tính đến thời điểm này cũng khá thấp, phù hợp túi tiền người tiêu dùng.
Như vậy, để chuẩn bị cho thị trường thịt gia súc, gia cầm phục vụ Tết cổ truyền, người chăn nuôi và cả những tiểu thương đã chủ động đảm bảo nguồn hàng đủ cung ứng. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, đánh giá nguồn cung các sản phẩm trứng, thịt gia súc, gia cầm khá dồi dào. Riêng nguồn cung heo hơi phục vụ tết dự đoán tăng khoảng 10-15% so với tết năm trước. Tình hình chăn nuôi những tháng cuối năm có nhiều thuận lợi, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi khá cao, dẫn đến chi phí đầu vào của người chăn nuôi cao, lợi nhuận chưa như mong đợi.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tránh nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn
- ·NPK Phú Mỹ 20
- ·Sunshine Homes được vinh danh Top Thương hiệu mạnh
- ·Giá cà phê hôm nay 19/10: Thế giới tăng, trong nước giảm nhẹ
- ·EVN nâng cao năng suất chất lượng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
- ·Giá vàng hôm nay 16/10: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách năm 2024
- ·Nợ Chính phủ an toàn, năm 2025 cần vay hơn 815.000 tỷ đồng
- ·Khuyến khích doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam hợp tác đầu tư, tận dụng lợi thế EVFTA
- ·Chuỗi dự án nông nghiệp sắp mang về 2 tỷ USD mỗi năm của DHN
- ·Báo chí luôn đồng hành, đưa chính sách bảo hiểm xã hội vào cuộc sống
- ·TP.HCM duyệt bảng giá đất mới, cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2
- ·Phát hiện hàng thời trang giả nhãn mác nổi tiếng ở Quảng Trị
- ·Hợp tác để hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu
- ·Quảng Ninh: Nhà kho chứa hàng bị 'bà hỏa' thiêu rụi trong đêm
- ·Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có Tổng giám đốc mới
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/10: Tăng, giảm trái chiều
- ·Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Cây mai ‘khủng’ đại gia Ninh Binh bỏ 180 triệu mua về để biệt thự chơi Tết đẹp cỡ nào
- ·Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Giá nhà tăng phi lý do đầu cơ