【kqbd hang 1 anh】Giá cà phê hôm nay 17/10: Trong nước ổn định, thế giới giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 17/10 ghi nhận giảm ở thị trường thế giới,ácàphêhômnayTrongnướcổnđịnhthếgiớigiảmnhẹkqbd hang 1 anh trong khi giá trong nước ổn định, giao dịch cao nhất ở mức 113.900 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Đầu giờ sáng 17/10 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 ở mức 4.859 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn so với đầu giờ sáng qua. Kỳ hạn giao tháng 1/2025 giao dịch ở mức 4.752 USD/tấn, giảm 26 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 ở mức 258 cent/lb, tăng 2 cent/lb so với phiên giao dịch trước. Giá giao tháng 3/2025 ở mức 256 cent/lb, tăng 1 cent/lb.
Giá cà phê trong nước
Giá cà phê trong nước hôm nay không ghi nhận sự biến động, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.900 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk là 113.700 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng ghi nhận ở mức 113.300 đồng/kg, không đổi so với một ngày trước.
Giá cà phê tại Gia Lai hôm nay giao dịch ở mức 113.800 đồng/kg, bằng với phiên giao dịch trước.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông không có thay đổi so với hôm qua, giao dịch ở mức 113.900 đồng/kg.
Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê, thu về hơn 4,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 11,7% nhưng giá trị lại tăng 38,7%. Dù sản lượng giảm, giá cà phê tăng đã giúp kim ngạch xuất khẩu vượt qua 4,24 tỷ USD của năm 2023, đạt kỷ lục mới.
Tính đến hết niên vụ 2023 - 2024, Việt Nam xuất khẩu 1,47 triệu tấn cà phê, giảm 11,3% so với niên vụ trước. Giá trị xuất khẩu niên vụ này tăng 33%, đạt 5,42 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, nhờ giá xuất khẩu bình quân cao hơn 50%, ở mức 3.673 USD/tấn.
Cà phê là sản phẩm nông nghiệp có mức giá tăng mạnh nhất, với giá xuất khẩu trong tháng 9 đạt 5.469 USD/tấn, cao nhất lịch sử, tăng 5,8% so với tháng trước và 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự giảm sản lượng và tăng nhu cầu toàn cầu cho cà phê Robusta là nguyên nhân chính khiến giá cà phê tăng cao, đặc biệt là trong niên vụ 2023 - 2024.
Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới, đã hưởng lợi từ xu hướng tăng giá này.
Ở trong nước, các địa phương đang bắt đầu thu hái cà phê vụ mới. Chất lượng của hạt cà phê phụ thuộc lớn vào việc thu hoạch đúng thời điểm. Để tạo ra những hạt cà phê tốt nhất, quả cà phê phải được thu hoạch khi chín đỏ hoặc vừa chín tới. Điều này bảo đảm rằng hạt cà phê bên trong đạt đủ các vị của hạt cà phê, mang lại hương vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng khi rang xay.
Chuyên gia cho rằng, cần thu hoạch cà phê thực hiện theo từng đợt, lần đầu khi có 3-5% quả chín, lần hai khi đạt 90% và lần cuối để thu toàn bộ số quả còn lại trên cây. Điều này không chỉ tối ưu hóa chất lượng mà còn gia tăng sản lượng thu được.
Thành Lâm(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tai nạn kinh hoàng 13 người tử vong ở Quảng Nam: Nguyên nhân thực sự là do tài xế xe khách
- ·Việt Nam stresses co
- ·New Joint Commission on Việt Nam
- ·ASPC 17 calls for solving regional issues by peaceful measures
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cùng biến tầm nhìn, ước vọng thành 'trái ngọt' hòa bình, hạnh phúc
- ·Việt Nam protests illegal Chinese military drill on Paracel islands
- ·Kazakhstan Ambassador calls for deeper cooperation with Việt Nam
- ·Changes in visas for travel to border or coastal economic areas
- ·Việt Nam ghi nhận ca thứ 67 nhiễm Covid
- ·Việt Nam reaffirms support for peace deal in Colombia
- ·Bộ Tài chính
- ·Việt Nam backs tackling terrorist challenges in Syria on basis of int’l laws
- ·ASEAN governments, parliaments boost ties to build people
- ·Thanh Hoá should strive to be 'exemplary province': Party chief
- ·Vinamilk và những bước đi chiến lược trong 30 năm phát triển ngành chăn nuôi bò sữa
- ·Việt Nam shows proactive, responsible chairmanship of ASEAN: opinions
- ·VN proposes better pandemic prevention cooperation at regional forum
- ·Việt Nam backs a comprehensive, long
- ·Quý 1/2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao nhất
- ·Việt Nam highlights efforts to ensure human rights amidst COVID