【cá độ bóng đá hôm nay】Nhà phố trung tâm chấp nhận cho thuê 0 đồng vì Covid
Nhà phố trung tâm chấp nhận cho thuê 0 đồng vì Covid-19
Cửa hàng, nhà phố khu vực trung tâm của Hà Nội đang trải qua giai đoạn làm ăn khó khăn vì tác động của đại dịch Covid-19. Có chỗ phải chấp nhận giá thuê chỉ bằng 20% so với trước đây. Thậm chí có chỗ phải chấp nhận cho thuê với giá 0 đồng để giữ khách thuê uy tín lâu năm.
Phải chấp nhận cho thuê giá bèo hoặc không đồng
Giám đốc một công ty du lịch có trụ sở cách hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vài trăm mét cho biết, công ty của bà trước đây thuê hai tầng ngót một nghìn mét vuông tại một tòa nhà với chi phí thuê văn phòng mỗi tháng vài trăm triệu đồng.
Nhưng do Covid-19, công ty này đã phải trả bớt mặt bằng tầng một và chỉ còn giữ lại phần thuê tầng 2 của tòa nhà để hạn chế tối đa chi phí tiền thuê nhà. Bởi công ty du lịch này chuyên cung cấp các tour du lịch trong và ngoài nước. Nhưng phần lớn doanh thu đến từ mảng thị trường đưa khách Việt đi du lịch nước ngoài.
Vì tác động của dịch Covid-19, công ty du lịch trên phải đóng cửa, cho 80% số nhân viên nghỉ việc và trả lại phần lớn diện tích mặt bằng để giảm chi phí vận hành.
Với Covid, người cho thuê tòa nhàcũng khó không kém người đi thuê. Mặc dù công ty du lịch nói trên đã trả mặt bằng được vài tháng nhưng chủ tòa nhà cũng vẫn chưa kiếm được khách thuê giữa mùa dịch. Phần diện tích công ty du lịch thuê trước đây đã trả lại vẫn phải để trống.
Cách đó vài trăm mét, chị Hương có nhà cho thuê trên phố Hàng Bông, cho biết nhà chị có gần 50 mét vuông tầng một nhà trên phố này. Thời điểm kỷ lục, khi Covid-19 chưa diễn ra, chị Hương cho các hãng kinh doanh trang phục thể thao, mỹ phẩm, túi xách thuê với giá 50 triệu đồng một tháng. Nhưng do Covid, tình hình kinh doanh ế ẩm không bán được hàng, khách thuê đã trả lại mặt bằng.
Tìm mãi không ra khách thuê, chị Hương đành phải chấp nhận cho một thương hiệu may đo thuê với giá 10 triệu đồng/tháng trong ba tháng đầu tiên. Sau khoảng thời gian này hai bên sẽ đàm phán lại giá thuê.
"Chưa bao giờ có nhà cho thuê trên phố Hàng Bông chủ nhà phải chiều khách như bây giờ. Trước đây chủ nhà chỉ việc chọn khách nào trả cao hơn để cho thuê, bây giờ thì mọi việc khác hẳn. Có lẽ đây là lần đầu tiên chủ nhà phố cổ phải tích cực đàm phán giá với khách thuêdo khó khăn tác động bởi Covid-19," chị Hương nói.
Cũng là một người có nhà cho thuê trên phố cổ Hà Nội, anh Nam cho biết thường nhà anh cho khách thuê cả toàn bộ tòa nhà để làm khách sạn. Song do dịch bệnh nên không có du khách, khách sạn không có khách thuê, khách thuê nhà sau nửa năm không trụ nổi đã định trả lại mặt bằng.
Do vừa quý khách thuê uy tín lâu năm cũng như lường trước tình hình Covid-19 nên sẽ rất khó tìm khách thuê mới nên anh Nam thuyết phục khách thuê ở lại và anh chấp nhận cho họ thuê mặt bằng với giá 0 đồng. Khi nào tình hình kinh doanh khả dĩ hơn và dịch Covid-19 tàn lụi thì hai bên sẽ thương lượng đàm phán tiếp.
Tỷ lệ mặt bằng trống ngày càng tăng
Với số liệu ghi nhận được, ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê Thương mại, công ty bất động sản Savills tại Hà Nội cho biết thị trường Hà Nội ghi nhận tỷ lệ mặt bằng trống tại các trung tâm thương mại và các mặt bằng có vị trí đắc địa đặc biệt tại khu vực phố cổ bắt đầu tăng rõ rệt.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa của Hà Nội tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm gia tăng và thương mai điện tử được đẩy mạnh. Tuy nhiên, doanh số vẫn ở mức thấp do hàng hóa nhập khẩu bị hạn chế cũng như thu nhập và sức mua bị tác động bởi đại dịch.
Dữ liệu mới đây của Savills cho thấy, khoảng 50% số doanh nghiệp bán lẻ có mức doanh thu sụt giảm trên 50% trong và sau giai đoạn Covid-19 vừa qua. Theo đó, nguồn cầu bị ảnh hưởng lớn, các công ty và đơn vị bán lẻ không thể tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh.
Giá mặt bằng bán lẻ tại các khu vực phố cổ trung tâm đã giảm sâu so với trước Covid-19, giá của các vị trí vàng có thể giảm tương đương 30-40% để thu hút khách hàng tiếp tục thuê mặt bằng.
Ông Bình cho hay trong thời gian qua các chủ trung tâm thương mại đã đưa ra các chính sách hỗ trợ lớn cho khách thuê, tuy nhiên lượng gian hàng trống vẫn tăng lên đáng kể. Bởi chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ cũng đã có sự thay đổi nhất định sau giai đoạn đại dịch.
Có nhiều đơn vị bán lẻ nhận thấy tiềm năng và bắt đầu chuyển dần hoạt động sang thương mại điện tử. Các mặt bằng kinh doanh vật lý đã không còn là ưu tiên số một, nên các trung tâm thương mại cần phải điều chỉnh về đối tượng khách thuê, điều kiện thuê, diện tích thuê … để thu hút được khách thuê phù hợp.
Savills cho rằng, tăng trưởng mua sắm trực tuyến cùng với hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống và chủ nhà cho thuê mặt bằng cần phải phát triển kế hoạch thu hút khách đến theo các chiến lược sáng tạo hơn.
- ·Công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018
- ·Điện thoại phát nổ khi sạc pin, một thiếu niên bỏng nặng
- ·Vinacapital rót hơn 600 tỷ đồng vào Bệnh viện Thu Cúc
- ·3 thói quen trước khi ngủ rút ngắn tuổi thọ của bạn
- ·Bão số 3 (bão Sơn Tinh) hướng miền Trung, cảnh báo lũ quét diện rộng
- ·WHO khuyến cáo cách đeo khẩu trang y tế phòng Covid
- ·Doanh thu từ thương mại điện tử còn khiêm tốn
- ·Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Vận chuyển trái phép số tiền hơn 4 tỉ USD
- ·Nâng cao năng suất chất lượng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng
- ·Các tòa nhà ở Việt Nam có thể tiết kiệm năng lượng đến 36%
- ·Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh khai chỉ nhận áo sơ mi và thuốc bổ gan
- ·Tuyến Metro Tân Sơn Nhất
- ·Hải Phòng: Quy hoạch lại hệ thống logistics
- ·Học ngay Mẹ Gạo ngừa bệnh đường hô hấp cho bé yêu
- ·Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh COVID
- ·Bệnh viện sắp quá tải, Đà Nẵng đưa hàng trăm người đến khu cách ly mới
- ·Phát triển điện gió
- ·Tìm ra "căn bệnh" của các dự án thua lỗ để xử lý
- ·Cao điểm mùa mưa lũ: 150 hồ chứa nước xuống cấp, hư hỏng
- ·Bộ Tư pháp triển khai nghiêm túc công tác bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng