会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tot vs crystal palace】Mới manh nha thị trường thực phẩm an toàn theo chuỗi!

【tot vs crystal palace】Mới manh nha thị trường thực phẩm an toàn theo chuỗi

时间:2025-01-11 13:07:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:551次

moi manh nha thi truong thuc pham an toan theo chuoi

Thời gian qua,ớimanhnhathịtrườngthựcphẩmantoàntheochuỗtot vs crystal palace từ cấp Trung ương tới địa phương đều thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành, phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn nhằm ngày càng đa dạng hóa nguồn cung, dần xóa nỗi ám ảnh về thực phẩm bẩn. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?

Nhìn tổng quan, gần 1 năm nay, nhiều vấn đề liên quan tới chuỗi thực phẩm an toàn đã có sự chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận, trong đó, khâu sản xuất có bước chuyển biến rõ rệt. Các Bộ: Y tế, Công Thương vào cuộc tích cực hơn. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất thực phẩm an toàn và có nhiều DN, hợp tác xã đã đầu tư, chuyển hướng sang liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản sạch và đưa ra thị trường với nhiều mặt hàng có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ ở bước manh nha ban đầu. Thực tế, còn nhiều vấn đề khác chưa có sự chuyển biến rõ nét như: Hành lang pháp lý, tổ chức lại thị trường… để đưa sản phẩm an toàn tới tận tay số đông người tiêu dùng. Sự bất cập này vừa là nguyên nhân, vừa là hạn chế đang kìm hãm lối ra và sự phát triển bền vững của thị trường nông sản sạch.

Đối với nhiều DN, dù đã có cách đi bài bản từ sản xuất tới tiêu thụ, song hệ thống mạng lưới tiêu thụ thực phẩm an toàn vẫn còn khá khiêm tốn. Điểm bán chủ yếu tập trung ở các khu đô thị, lượng bán nhỏ so với nhu cầu. Bản thân các cửa hàng phần lớn cũng chỉ nhằm vào người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu. Người tiêu dùng phổ thông vẫn khó tiếp cận. Hy vọng trong một vài năm tới, tình hình sẽ có những thay đổi tốt hơn, để thực phẩm an toàn lấn át thực phẩm bẩn, giải quyết được cơ bản tình trạng “một nhà hai luống rau”, một để đem bán, một để gia đình sử dụng.

Đâu là nguyên nhân mấu chốt khiến cho việc tẩy chay thực phẩm bẩn, đẩy mạnh các sản phẩm an toàn theo chuỗi phát triển, thưa ông?

Trên địa bàn dân cư, người dân đã nhận thấy rõ hơn về số người chết vì ung thư mà nguồn gốc có liên quan tới thực phẩm thiếu an toàn ngày một tăng lên. Ngoài ra, hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra tại những khu công nghiệp lớn cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những hiện thực bày ra trước mắt, cộng với sự vào cuộc tích cực của các phương tiện truyền thông đại chúng đang dần làm đổi thay nhận thức trong sử dụng thực phẩm, hướng người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này. Có thể khẳng định, sự chuyển biến ban đầu về thị trường thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn xuất phát từ chính sự chín muồi trong nhận thức của toàn xã hội về thực phẩm, cũng từ đó, đặt ra những áp lực nhất định, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương và người sản xuất cần liên kết, hợp tác và vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt để tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại thị trường, đưa thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe của toàn dân.

Đối với DN, việc nắm bắt thị trường nhanh, tập trung đầu tư sản xuất thực phẩm an toàn, tung ra các mặt hàng vào đúng thời điểm là một lựa chọn “khôn ngoan” để thành công. Hơn nữa, việc tham gia tích cực trong giai đoạn đầu sẽ giúp DN được hưởng sự hỗ trợ, ưu đãi nhất định, lâu dài, góp phần tăng tính cạnh tranh cho nông sản thực phẩm. Tôi tin rằng, họ sẽ thành công hơn nữa trong sản xuất, kinh doanh, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Đặt lên “bàn cân” so sánh ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hiện nay, theo ông khâu nào đang yếu nhất?

Hiện tại, khâu liên kết trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn còn lỏng lẻo. Trong đó, tôi cho rằng khâu tổ chức lại thị trường, khâu bán lẻ, đưa hàng tới tận tay người tiêu dùng vẫn là yếu nhất. Nguyên nhân xuất phát từ truyền thông chưa đủ mạnh, bản thân người tiêu dùng còn thiếu kiến thức, kỹ năng phân biệt sản phẩm an toàn và sản phẩm không an toàn đang được bày bán tràn lan. Điều này, đã làm giảm sức bán và cạnh tranh của thực phẩm an toàn.

Xét ở thị trường tập trung như siêu thị cũng gặp không ít khó khăn. Bởi các chủ siêu thị thường không mua đứt bán đoạn mà duy trì mua bán theo phương thức cho DN hay các hợp tác xã gửi hàng vào bán. Nếu bán được thì siêu thị hưởng “hoa hồng”. Nếu sau một thời gian, hàng bị héo hỏng, xuống cấp thì siêu thị sẽ yêu cầu DN phải thay thế hàng mới. Thực tế này khiến đơn vị sản xuất không thể đáp ứng được yêu cầu bởi mất thời gian và chi phí vận chuyển.

Thời gian qua, không ít đơn vị tham gia cung ứng thực phẩm an toàn theo chuỗi gặp khó khăn, thậm chí đã có cơ sở, DN phải “bỏ cuộc chơi”. Theo ông, có cần những chính sách hỗ trợ duy trì sản xuất và phát triển đối với các đơn vị này?

Việc hỗ trợ các DN, nhất là DN chưa đủ tiềm lực nhưng có ý tưởng tốt, có động lực sản xuất và phát triển thị trường thực phẩm an toàn là cần thiết. Chính sách hỗ trợ nên tập trung vào các khoản thuế như: Thuế đất đai, thuế Thu nhập DN… Đương nhiên, bên cạnh trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN cũng cần “tự thân vận động”, đẩy mạnh kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, thông qua các điểm bán thuận tiện cho người tiêu dùng. Ví dụ, DN vào tận cơ quan liên kết với tổ chức Công đoàn để bán nông sản tới tận tay người lao động. Tại đây, DN thường xuyên cung ứng các sản phẩm an toàn, cam kết chất lượng, chịu trách nhiệm tới cùng nếu xảy ra mất an toàn về sức khỏe, thì tôi tin rằng sẽ chinh phục được người tiêu dùng trong một cơ quan, đơn vị… rồi nhân rộng ra nhiều cơ quan khác trên cùng một địa bàn. Đây là kinh nghiệm quý mà nhiều tổ nhóm hợp tác sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Hà Nội đã tổ chức thành công.

Xin ông cho biết, về lâu dài, làm thế nào để có thể mở rộng, phát triển bền vững các chuỗi thực phẩm an toàn, hướng tới mục tiêu ngày càng nhiều người tiêu dùng được tiếp cận, sử dụng thay vì chỉ một bộ phận cư dân đô thị như hiện nay?

Muốn thực phẩm an toàn “sống khỏe” và phát triển bền vững thì người tiêu dùng vẫn là đối tượng quyết định. Bởi vậy, việc đầu tiên các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh truyền thông về cơ sở sản xuất, các điểm bày bán hàng, về cách nhận biết giữa thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn. Khi có kiến thức và kỹ năng phân biệt, người tiêu dùng sẽ vững tâm hơn và ra quyết định đúng trong lựa chọn sử dụng sản phẩm an toàn.

Đối với các cơ sở được chứng nhận sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn thì cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính trung thực, nghiêm minh… để tạo niềm tin với người tiêu dùng, người sản xuất, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong cạnh tranh của thị trường nông sản sạch.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát chặt, các cơ quan chức năng cũng cần xử lý nghiêm, triệt để các đơn vị vi phạm, cung ứng thực phẩm bẩn ra thị trường. Trong phạm vi này, tôi cũng đề nghị các nhà làm chính sách, làm luật cần thay đổi cách nhìn đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn, để có mức xử lý đủ mạnh chứ không đơn giản là vi phạm hành chính, xử phạt hành chính là xong.

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam: Mong kéo dài sự hỗ trợ DN

Là một trong các DN trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo chương trình “Địa chỉ xanh-Nông sản sạch”, BigGreen đã nhận được sự hỗ trợ nhất định của cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong chứng nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi. DN mong muốn sự hỗ trợ này có thể kéo dài vài năm liên tiếp. Bởi, với khâu phân tích đa dư lượng hiện nay, một mẫu rau phải bỏ ra chi phí lên tới 7,5 triệu đồng. Mỗi tháng, DN phải phân tích khoảng 3 mẫu nên tổng chi phí cũng tương đối lớn. Sự kéo dài hỗ trợ không phải để DN ỷ lại mà nhằm hình thành thói quen tiêu dùng cho người dân với các sản phẩm an toàn. Khi đã xây dựng được sự ổn định, các hỗ trợ có chấm dứt thì DN cũng sẽ yên tâm hơn, cân đối các yếu tố để duy trì hoạt động.

Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Hội sẵn sàng làm cầu nối giữa DN và nông dân

Để có thể ngày càng nhân lên nhiều mô hình “Địa chỉ xanh-Nông sản sạch”, làm sao hướng các hộ nông dân tham gia hiệu quả trong chuỗi cung ứng đóng vai trò khá quan trọng. Điều này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa DN với các hộ dân. Sự liên kết này có thể thông qua các mô hình như tổ hợp tác, hợp tác xã… Hội Nông dân Việt Nam sẵn sàng đứng ra làm cầu nối giữa cộng đồng DN và người nông dân, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, chất lượng.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart): Đề nghị địa phương giám sát chặt cơ sở sản xuất

Trước khi đưa hàng hóa vào hệ thống bán lẻ, DN thường tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất của cơ sở ở địa phương, song không thể làm xuể. Do vậy, DN đề nghị các địa phương có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã… tham gia cung ứng thực phẩm trong chuỗi cung ứng để tạo niềm tin cho DN. Bên cạnh đó, DN cũng mong các địa phương có chính sách hỗ trợ người nông dân, các hợp tác xã đầu tư, nâng cấp các khu sơ chế, giết mổ, phương tiện vận chuyển… để đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết, đảm bảo chất lượng hàng hóa có thể đưa vào hệ thống bán lẻ.

Đức Quang (ghi)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
  • Bù Đăng: 13 điện thoại thông minh tặng học sinh nghèo vùng sâu
  • Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
  • Linh hoạt khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
  • Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
  • Bình Phước sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Tuyển sinh đại học 2024: Điểm chuẩn “leo thang” ở hầu hết các ngành
  • 89 sản phẩm tham gia chung khảo cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng
推荐内容
  • Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
  • 11/11 chỉ tiêu nhiệm kỳ của thanh niên huyện Bù Đăng đạt và vượt
  • Trên 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
  • Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
  • Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
  • Năm 2023: Công tác đoàn