【tỷ lệ đức】Đảm bảo tài chính cho hệ thống lương hưu: Mức đóng nào là hợp lý?
Tăng đóng góp không phải là giải pháp cân đối quỹ
Đối với hệ thống lương hưu được đảm bảo tài chính bằng các khoản đóng góp BHXH,ĐảmbảotàichínhchohệthốnglươnghưuMứcđóngnàolàhợplýtỷ lệ đức tỉ lệ đóng góp phù hợp tính trên lương của người lao động mang tính chất quyết định đến việc đảm bảo sự an toàn và cân bằng của quỹ.
Mức đóng góp BHXH của người lao động Việt Nam hiện nay là 26% (người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 18%). Theo ông Philip O’Keefe- Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đây là mức tương đối cao theo chuẩn mực của khu vực và có khả năng làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về lao động. Ông Philip O’Keefe cho rằng, việc đặt mức đóng góp BHXH quá cao có thể khiến cho thị trường lao động của nước đó bị giảm khả năng cạnh tranh.
Chẳng hạn, mức đóng góp cho lương hưu của Hàn Quốc chỉ có 9%, còn của Thái Lan thì chỉ chiếm 6% lương. Mặc dù Trung Quốc có mức đóng góp bình quân toàn quốc cao hơn của Việt Nam (28%) nhưng một số vùng có khả năng cạnh tranh cao hơn có tỉ lệ đóng góp thấp hơn một cách đáng kể.
Nghiên cứu mô hình hóa mang tính thống kê về hệ thống lương hưu của Việt Nam, do ILO thực hiện, cho thấy một cách rõ ràng rằng, chỉ tăng tỉ lệ đóng góp đơn thuần không phải là một giải pháp nhằm đảm bảo cân đối quỹ lương hưu. Theo tính toán bắt đầu từ 2017, tình trạng già hóa dân số Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng. Để duy trì cân đối quỹ lương hưu tính đến năm 2035, cần tỉ lệ đóng góp khoảng 40% và cho đến năm 2050 tỉ lệ này sẽ cần tăng lên 60%.
Vẫn cần sự trợ cấp từ ngân sách
Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của WB, xu hướng nhân khẩu ở Việt Nam đưa ra một vấn đề căn bản hơn trong cách cơ cấu tài chính cho chế độ hưu trí: Hệ thống lương hưu có cần phải chuyển từ chỗ dựa vào các khoản đóng góp BHXH sang nguồn thu hỗn hợp hơn, với vai trò lớn từ ngân sách nói chung hay không? Nếu Chính phủ có ý định tăng độ bao phủ một cách đáng kể ở khu vực lao động phi chính thức thì câu trả lời là có (với khả năng cao).
Kinh nghiệm gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy rằng, sẽ cần phải có trợ cấp từ ngân sách để có thể mở rộng độ bao phủ, đồng thời tránh được việc đánh thuế lao động một cách quá nặng. Đây là trường hợp trong đó thiết kế hệ thống bao gồm cả lương hưu xã hội, rồi chế độ lương hưu MDC (mức đóng xác định có đối ứng của nhà nước), hoặc sử dụng các cách tiếp cận hỗn hợp.
Ở một số nước phát triển, ngay cả việc duy trì hệ thống hưu trí cho khu vực chính thức đã đòi hỏi nguồn đóng góp rất lớn từ ngân sách. Ví dụ như quỹ hưu trí công Nhật Bản thu từ tiền đóng được 50%, 50% còn lại lấy từ ngân sách chung (trên thực tế lấy chủ yếu từ thuế bán hàng).
Theo bà Nguyễn Nguyệt Nga - Chuyên gia cao cấp của WB Việt Nam: Mặc dù hầu hết các biện pháp cải cách hệ thống lương hưu hiện đang được Chính phủ thực hiện đều là hợp lý và đúng hướng, nhưng có thể chưa đạt được mức cần thiết để giúp đảm bảo cân đối cho hệ thống trong dài hạn, khi mà dân số già hóa một cách nhanh chóng.
Chẳng hạn, việc tăng tuổi hưởng lương hưu lên 62 tuổi hiện nay là một bước đi tích cực, nhưng một điều gần như chắc chắn là chỉ trong vòng một thập kỷ nữa Việt Nam sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tăng tuổi hưởng lương hưu. Tương tự, việc tăng tỉ lệ giảm trừ mức hưởng lương hưu đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định là một bước đi đáng chúc mừng, nhưng cần phải tăng tỉ lệ giảm trừ hơn gấp đôi để đảm bảo tính công bằng hợp lý về thống kê bảo hiểm và để đạt tỉ lệ tương đương so với các nước có nguồn tài chính ổn định hơn cho hệ thống.
Một trong những định hướng cải cách chính sách lương hưu của Việt Nam hiện nay là mở rộng diện bao phủ BHXH, bao gồm cả hình thức bắt buộc và tự nguyện, cải thiện mức hưởng lương hưu, giảm tỷ lệ nợ BHXH… Trước hết, khi Luật BHXH sửa đổi chính thức có hiệu lực sẽ nâng dần mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; xây dựng hệ thống lương đa trụ cột, tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, với mục tiêu trước mắt đặt ra là đến năm 2020 sẽ có 50% người tham gia BHXH.
“Một lĩnh vực quan trọng khác nữa liên quan đến tính bền vững của các hệ thống lương hưu là những nỗ lực nhằm đạt hiệu quả đầu tư quỹ lương hưu công cộng cao hơn. Tuy nhiên, rất ít quốc gia trên thế giới đạt được tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư từ quỹ lương hưu công ở mức cao hơn so với mức tăng trưởng thu nhập, kể cả các hệ thống lương hưu của Hàn Quốc và Singapore” - bà Nguyễn Nguyệt Nga, chuyên gia cao cấp của WB Việt Nam. |
An Nhi
(责任编辑:La liga)
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Đảng của Tổng thống Macron dẫn đầu trong cuộc bầu cử Hạ viện Pháp
- ·Mỹ cân nhắc lao vào một cuộc chiến mới
- ·Sai lầm của tiếp viên mới khiến du khách hoảng loạn, hãng bay thiệt hại tỷ đồng
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·3 lưu ý khi ‘săn’ tour Phú Quốc giá rẻ
- ·Khách thương gia không vừa ý suất ăn gây rối ầm ĩ, máy bay phải hạ cánh khẩn
- ·Sức mạnh mềm của Mỹ tan biến dười thời chính quyền Trump
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Khách du lịch mặc đồ bơi tháo chạy khỏi cháy rừng ở Hy Lạp
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Tiềm năng của vũ khí Trung Quốc tại Đông Nam Á
- ·Việt Nam đón 13 triệu khách quốc tế: Đích đến ‘trong tầm tay’
- ·Đặc sản kỳ dị được ví như 'mì chính nhà giàu', giá ngang chỉ vàng ở Quảng Ninh
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Hành trình vòng quanh thế giới của lữ khách mù đặc biệt nhất lịch sử
- ·Đức khẳng định mong muốn tăng cường hội nhập Eurozone
- ·Phú Thọ: Bảo tồn di sản hát Xoan
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Theo cô gái Hải Dương chèo SUP, thả mình 'rơi 40m vào lòng đất' ở Cao Bằng