【kết quả bong da net】Vốn tín dụng cho cao tốc Bắc
Ngay từ năm 2017,ốntíndụngchocaotốcBắkết quả bong da net trong giai đoạn báo cáo Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tưdự án, Chính phủ đã nhận định "khả năng huy động nguồn vốn từ cá tổ chức tín dụng trong nước khó khăn" |
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong phiên họp thứ 45 khai mạc sáng nay, 8/5, có một nội dung dự phòng (nếu chuẩn bị kịp sẽ xem xét) là chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số đoạn tuyến Bắc-Nam phía Đông.
Nếu đủ điều kiện thì sau đó nội dung này sẽ được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, sẽ bắt đầu từ ngày 20/5 tới đây.
Trong khi chờ Quốc hội bấm nút, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông thì dự án vẫn triển khai song song theo hai hình thức (cả đầu tư công và PPP - PV).
Quá trình này, trong một báo cáo mới được gửi đến Uỷ ban Kinh tếcủa Quốc hội (cơ quan được giao giám sát các công trình trọng điểm quốc gia), Bộ GTVT kêu khó về nguồn vốn tín dụng trong nước.
Nói tiếp tục là bởi, ngay từ năm 2017, trong giai đoạn báo cáo Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án, Chính phủ đã nhận định "khả năng huy động nguồn vốn từ cá tổ chức tín dụng trong nước khó khăn".
Để giải quyết, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàngNhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp để đảm bảo nguồn cung tín dụng cho dự án.
Ba năm đã trôi qua, Bộ GTVT cho biết, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/2/2020 viết rằng: " các dự án BOT, BT giao thông có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài... trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.
Đồng thời, để đảm bảo ổn định về chính sách tiền tệ, pháp luật về tín dụng quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Ngoài ra, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông chưa được xử lý dứt điểm và các ngân hàng thương mại nhà nước chưa được kịp thời tăng vốn, các tổ chức tín dụng khó có khả năng xem xét, tài trợ đối với các dự án mới".
Vì thế, Bộ tiếp tục lo lắng về nguồn vốn. Nhất là, từ thực tế thực tế triển khai một số dự án BOT giao thông trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện các cơ chế chia sẻ rủi ro (đặc biệt là rủi ro về doanh thu) chưa được áp dụng, việc huy động vốn tín dụng để triển khai đầu tư là rất khó khăn.
Báo cáo của Bộ dẫn chứng: một số dự án có nhu cầu vận tải lớn khả thi về tài chính(như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng.
Mặt khác, về năng lực nhà đầu tư trong nước thì qua sơ tuyển các dự án cho thấy, các doanh nghiệpcó thế mạnh về tài chính chưa quan tâm. Trong khi các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển cao tốc Bắc - Nam chủ yếu là các nhà thầu, năng lực thi công tốt nhưng năng lực tài chính không phải là thế mạnh, nên việc huy động vốn tín dụng để triển khai đầu tư sẽ khó khăn.
Tiến độ triển khai dự án cũng khiến Bộ lo lắng. Theo báo cáo, đối với 7 dự án thành phần có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển sẽ tiếp tục triển khai bước đấu thầu. Trường hợp đấu thầu thành công dự kiến dự kiến sớm nhất có thể lựa chọn được nhà đầu tư khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11/2020, đàm phán ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020, bắt đầu triển khai thi công từ đầu năm 2021.
Để đảm bảo tiến độ triển khai theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ quy định: nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực.
Như vậy, trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trong năm 2020 cũng chưa thể khẳng định có thể triển khai được ngay các dự án thành phần PPP trong năm 2021. Trường hợp nhà đầu tư không huy động được nguồn vốn tín dụng, Bộ Giao thông vận tải phải huỷ hợp đồng và Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, trong một số cuộc họp gần đây và cả trong báo cáo mới được gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều đề nghị cần nhanh chóng giải quyết những ách tắc trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt, nhằm giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có đường cao tốc Bắc-Nam…
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư đã được trình lên Chính phủ, nhưng vẫn phải qua thẩm định của Hội đồng nhà nước rồi mới trình ra Quốc hội được.
Theo nghị quyết của Quốc hội, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 có tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, trong đó gồm 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước đầu tư tham gia thực hiện Dự án; 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Sai lầm trong ăn uống khi ăn quá nhiều bí đao
- ·Rau quả, trái cây Thái Lan lấn át hàng Việt
- ·Thuốc ép chín trái cây độc đến mức nào?
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Đồ chơi bạo lực: Phụ huynh đừng làm ngơ!
- ·Chim đặc sản làm từ cút non và vịt con
- ·Cuối năm coi chừng rượu tây rởm
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Thảo dược có chứa kim loại nặng gây ngộ độc
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Mức bán lẻ điện bình quân tăng tối thiểu 7%
- ·Kinh hồn giòi nhảy nhót trong thịt bò Walmart
- ·Sức khỏe gia đình và cách phòng tránh bệnh bướu cổ
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Sai lầm ăn uống thường gặp khi uống nước cam
- ·Thực phẩm bẩn: Phát hiện hơn 500 kg da heo 'bẩn'
- ·Ngộ độc thực phẩm do ăn canh rau ngót, hơn 100 người nhập viện
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Tắc ruột vì ăn quá nhiều quả hồng, măng