【nhận định sông lam nghệ an】Kết nối nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp để thúc đẩy tự động hóa trong sản xuất
Lần đầu tiên doanh nghiệp Việt tư vấn chuyển đổi số cho một quốc gia nước ngoài | |
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Công nghệ đắt nhất không có nghĩa là phù hợp nhất |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại lễ khai mạc |
Chương trình được diễn ra trong 2 ngày với 3 hoạt động chính: hội nghị khoa học, triển lãm quốc tế và diễn đàn doanh nghiệp nhằm kết nối và khai thác có hiệu quả sự liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong đó, Hội nghị khoa học sẽ tập trung vào các vấn đề đang được giới khoa học, doanh nghiệp và xã hội quan tâm như: điều khiển học, tự động hóa, các ứng dụng…
Cùng với đó, diễn đàn doanh nghiệp sẽ tập trung vào các chủ đề chính: Thành phố thông minh, chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất, nông nghiệp thông minh, năng lượng tái tạo và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Diễn đàn doanh nghiệp là nơi để các nhà quản lý chia sẻ về định hướng, hoạch định chính sách phát triển các ngành nghề sau đại dịch Covid-19, các nhà cung cấp có thể giới thiệu kỹ hơn về các giải pháp công nghệ, có cơ hội hỏi - đáp nhiều hơn thúc đẩy kết nối thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Diễn đàn cũng có sự tham gia của các đoàn doanh nghiệp nước ngoài như Nga, Hàn Quốc…
Cánh tay Robot - một trong những công nghệ hiện đại nổi bật được doanh nghiệp giới thiệu tại khu vực triển lãm. Ảnh: N.H |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 – 2030 đang được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng (sắp được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành) đã xác định công nghệ tự động hóa là một trong những hướng công nghệ ưu tiên. Các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực điều khiển, tự động hóa cũng liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành danh mục gồm 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó, có khoảng 20 công nghệ thuộc lĩnh vực tự động hóa và danh mục 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư phát triển, trong đó có khoảng 30 sản phẩm thuộc lĩnh vực tự động hóa.
Trong các chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, công nghệ tự động hóa cũng thuộc nhóm các lĩnh vực được ưu tiên nghiên cứu. Đây là cấu phần quan trọng trong nhiều Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia như: Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2030; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030...
Doanh nghiệp giới thiệu giải pháp tự động hóa trong nhà máy. Ảnh:N.H |
Theo đó, ông Huỳnh Thành Đạt đề nghị trong thời gian tới, Hội Tự động hóa Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc kết nối, chuyển giao công nghệ từ các nhà cung cấp công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực điều khiển, tự động hóa.
Trong đó, chú trọng phát triển sản xuất thông minh theo hướng kết nối các khâu thiết kế - vận hành - bảo trì cùng tích hợp công nghệ quản lý trong doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng bộ 3 giải pháp “tự động hóa – tiết kiệm năng lượng – phần mềm” trên nền tảng số, kết hợp xử lý dữ liệu lớn bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Đồng thời, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu tập trung giải quyết các bài toán mang tính đột phá gắn với chuyển đổi số giúp cải thiện và nâng cao mức độ tự động hóa đối với sản phẩm công nghiệp của Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trên thế giới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đề nghị Hội Tự động hóa Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Khoa học và Công nghiệp để đẩy mạnh hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực tự động hóa thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và chuyển đổi số theo hướng xanh, sạch, tuần hoàn, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trọn tình với nàng xuân
- ·Đặc sản bên trong nhà hàng suốt 295 năm chưa bao giờ đóng cửa
- ·MC Kim Huyền Sâm: Luôn nhiều xúc cảm trên sân khấu Ngã ba Đồng Lộc
- ·Giá vàng SJC đã tăng gần 2 triệu đồng/lượng trong tháng 11
- ·Chồng gia trưởng, vợ muốn ghen cũng khó
- ·‘Sống chậm’ cùng bữa sáng Sparkling ở Salinda Resort, Phú Quốc
- ·Lifebuoy hỗ trợ hơn 29.000 sản phẩm rửa tay, lan tỏa tinh thần ‘Vững vàng Việt Nam’
- ·Bộ NN&PTNT muốn xây dựng rút gọn Nghị định sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam
- ·Không giỏi 'chuyện ấy' bằng tình cũ, tôi bị chê
- ·Thêm “nghiện nhà” trong dịch Covid
- ·Quảng Nam: Quá tải, hỏng cầu Cống Lở
- ·Du lịch golf là sản phẩm chiến lược để đón khách quốc tế
- ·10 món đồ hữu ích cho gia đình có con nhỏ
- ·Số ca Covid
- ·Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh – Trương Văn Nọ thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Bình Quân
- ·Chính phủ đề xuất xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu
- ·Hòn đảo phình to gấp 12 lần so với thời điểm mới 'ra đời'
- ·‘Tình khúc hoa viên Tràm’
- ·Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng