【bảng xếp fifa】Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 2 bậc
(CMO) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử vào chiều ngày 26/8. Tại điểm cầu tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng cùng lãnh đạo các sở, ngành đến dự.
Theo báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ của Liên Hợp quốc, giai đoạn từ tháng 8/2017-7/2019 Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 24/47 châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức cao.
Tính từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/7/2020 đã có khoảng 4,4 triệu giao dịch chính thức thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), trung bình 1 ngày có khoảng hơn 7,6 nghìn giao dịch. Ước tính chi phí, thời gian tiết kiệm được cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện 1 thủ tục hành chính (TTHC) thông qua NGSP là 30.500 đồng. Hàng năm, chỉ riêng dịch vụ liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi thông qua NGSP có thể giúp tiết kiệm cho xã hội khoảng 48,8 tỷ đồng.
Năm 2018, tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc đạt 72%. Năm 2019 tỷ lệ này đạt 86,5% và tháng 7 năm 2020 tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc đạt 88,53%. Tháng 7 năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng 15,91%. Có 9 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%, trong đó có Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông có tỷ lệ DVCTT mức độ 4 đạt 100%; 9 bộ, cơ quan đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%.
Đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Cà Mau
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, sau hơn 8 tháng hoạt động, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 1.039 DVCTT/6.842 TTHC tại 4 cấp chính quyền. Cổng dịch vụ công quốc gia nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân, doanh nghiệp, đã đạt trên 60 triệu lượt truy cập, trên 235 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 295 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến; tiếp nhận, hỗ trợ trên 24 nghìn cuộc gọi và 7,8 nghìn phản ánh, kiến nghị. Từ tháng 3/2020, hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành, đến nay đã có 9.000 giao dịch, riêng trong tháng 8/2020 có trên 3.000 giao dịch với số tiền khoảng 5 tỷ đồng.
Dù số lượng TTHC trên môi trường điện tử do các Bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng nhanh. Tuy nhiên, việc cung cấp, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử vẫn còn những hạn chế. Việc cung cấp TTHC trên môi trường điện tử tại một số cơ quan được chuyển đổi “máy móc” từ phương thức trực tiếp sang trực tuyến, không dựa trên tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ và dữ liệu, không lựa chọn giải pháp kỹ thuật dẫn đến khi thực hiện gặp rất nhiều bất cập, không đáp ứng đúng chất lượng của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo công bố. Đồng thời, việc cung cấp các giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý như cấp chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử còn chậm triển khai.
Ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết TTHC của ngành Công an tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các tổ chức đã phát huy nguồn nhân lực, tài lực trong cung cấp hạ tầng công nghệ số để cùng với Chính phủ phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa hiệu quả Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, môi trường pháp lý của chính phủ điện tử hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh, bên cạnh đó tỷ lệ DVCTT vẫn đạt ở mức thấp; một số cơ sở dữ liệu quốc gia, nhất là đất đai vẫn chậm được triển khai rộng rãi; chưa đầu tư đúng mức đối với vấn đề an toàn an ninh mạng...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai DVCTT cấp độ 4 gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để triển khai nhanh, hiệu quả với mục tiêu lấy người dùng làm trung tâm./.
Phương Lài
(责任编辑:World Cup)
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Bộ Y tế thông báo khẩn về dịch bệnh có họ với virus SARS
- ·Tổng Giám đốc nuốt 13 tỷ đồng từ dự án ma nghĩa trang
- ·Hội nghề cá: Tàu hải quân Trung Quốc bất ngờ tăng tốc, lao thẳng vào tàu Việt Nam
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Gái bán dâm có thể sẽ được miễn phí thẻ bảo hiểm y tế
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 29/5
- ·Công chức Hà Nội bị cấm nói tục, chửi bậy
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 24/5/2015
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Ireland
- ·TP.HCM: Bất chấp quy định, xe tải nặng vẫn thoải mái đi vào giờ cấm
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 12/5
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·“Không đổ lỗi cho nhau nữa, phối hợp để giải quyết nạn xe dù, bến cóc”
- ·Bản tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 19/5
- ·Tỷ phú người Nga chi khủng cho sinh nhật con gái
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Tin tức mới cập nhật hôm nay: Trung Quốc đang hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò