【trận bóng đá trực tiếp】Lộ trình hướng tới chuyển đổi số tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ
TheộtrìnhhướngtớichuyểnđổisốtạiCôngtyTNHHDệtPhúThọtrận bóng đá trực tiếpo đó, chuyển đổi số quốc gia được thực hiện trên thế "kiềng 3 chân" là Chính phủ số - kinh tế số - xã hội số. Việc xây dựng Chính phủ điện tử được nhận định tạo điều kiện kiên quyết để xây dựng thành công Chính phủ số tại Việt Nam.
Chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là gì? Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Hiện nay chuyển đổi số được xem là giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, có nhiều thách thức đặt ra cho doanh nghiệp khi định hướng theo chương trình chuyển đổi số, theo báo cáo phân tích năm 2016 của Forrester, trong số những doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 11% thành công trong quá trình chuyển đổi số. Một trong thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi số là doanh nghiệp muốn bắt đầu, nhưng không biết từ đâu, hơn nữa chuyển đổi số là chặng đường dài, cần đầu tư lớn, và rủi ro cao, chính vì lẽ đó rất cần phải có quá trình đánh giá tính sẵn sàng của chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đây là bước rất quan trọng trong việc thực hiện hiện thực hóa con đường chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có lộ trình phù hợp mới giảm thiểu các phát sinh chi phí, rủi ra không mong muốn. Việc đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp xem hiện trạng tổ chức chúng ta đang ở đâu, cần phải làm gì, để thiết lập kế hoạch, các nguồn lực nào (tài lực, vật lực, nhân lực…) cần chuẩn bị và đảm bảo phương án chuyển đổi hiệu quả đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ “Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid-19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”, thuộc chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì thực hiện đã mở ra cơ hội lớn hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.