【bxh hạng 1 trung quốc】Huy động tiền ngoại thời “đói” vốn
Nhanh hơn “đường thẳng”
Việc hơn 24,đóibxh hạng 1 trung quốc3 triệu GDRs của HAGL vừa chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán London với giá chào sàn là 3,7 USD/chứng chỉ đã đánh dấu một khởi đầu mới không chỉ với HAGL mà còn với nhiều DN Việt Nam. Đây là lần đầu tiên GDRs của một DN Việt Nam chào sàn ngoại. Hiện nay, thị trường vốn nước ngoài không chỉ dồi dào mà còn có lãi suất rất hấp dẫn. Ví dụ, lãi suất liên ngân hàng ở thị trường London hiện là 0,75%/năm.
DN, đặc biệt là những DN có quy mô vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh có thể tìm nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Con đường này nhanh và phù hợp với sức của DN Việt Nam hơn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, dù là “đường thẳng” nhưng đang khá chông gai bởi khung pháp lý chưa hoàn thiện.
Theo ông Sonali Shahpurwala, Giám đốc Ban quản lý khách hàng Nam Á và Đông Nam Á, Ngân hàng Deutsche Bank-ngân hàng lưu ký GDRs của HAGL, “đường vòng” này cũng không quá ngoằn ngoèo và mất nhiều thời gian, công sức của DN bởi quy trình niêm yết không nhiều. Quan trọng là để phát hành GDRs thành công, cần phải có 4 đối tác chính gồm tổ chức phát hành, ngân hàng lưu ký, người nằm giữ GDRs và bên lưu ký (cơ quan phụ trợ của ngân hàng lưu ký giúp việc lưu giữ chứng khoán gốc).
Ông Sonali Shahpurwala cho rằng, cách huy động vốn này có thể sẽ làm thay đổi lối nghĩ đơn giản lâu nay của một số DN về ý định niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài. Về nguyên lý, để được xem là GDRs thì chứng chỉ đó phải được phát hành tại hơn một nước, do một ngân hàng quốc tế phát hành, có giá trị cơ sở là cổ phiếu hay trái phiếu.
Tuy nhiên, loại chứng khoán cơ sở này chỉ là một sản phẩm phái sinh của thị trường chứng khoán sở tại nên quy định không quá phức tạp. Cách huy động vốn này ngắn, ít thử thách hơn phát hành cổ phiếu và trái phiếu quốc tế, do đó được xem là vừa sức với DN Việt Nam. Ngoài ra, các DN Việt Nam có thể dùng GDRs làm phương tiện thanh toán cho các cuộc mua bán, sáp nhập, mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế.
Rủi ro, thách thức
Tuy nhiên đây cũng là công cụ khá chuyên biệt, có cách vận động đặc thù và chọn lọc. Ông Johan Kruimer, Giám đốc điều hành Công ty chứng khoán HSC cho biết, khi phát hành GDRs ra thị trường quốc tế, nếu chứng chỉ lưu ký thuộc chuẩn phải công bố thông tin, điều này có thể là một trở ngại với DN Việt Nam. Bên cạnh đó, theo ông Johan Kruimer, vì các chứng chỉ lưu ký tương ứng với một đơn vị cổ phiếu nhất định, nên các cổ đông của DN niêm yết cũng đối mặt với một số rủi ro ngắn hạn. Chẳng hạn, khi ngân hàng phát hành DR nhận được các quyền mua cổ phiếu phát hành thêm hay nhận cổ phiếu thưởng, họ sẽ không ghi tăng số lượng trên thị trường chung mà sẽ bán ngay ở thị trường địa phương. Điều này có thể tạm thời gây ra các quan hệ mất cung cầu trên thị trường.
Ngoài rủi ro đặc thù, khi tham gia thị trường quốc tế bằng cách này, DN phải đáp ứng được các yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế về quản trị DN, cơ chế báo cáo một cách thường xuyên, minh bạch và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Huy động vốn quốc tế đồng nghĩa với việc DN chịu phát sinh nhiều chi phí, đặc biệt là phí dịch vụ tư vấn luật, tư vấn nghiệp vụ. Ngoài ra, DN cần đầu tư nhiều hơn vào công tác marketing, PR để quảng bá thương hiệu trên trường quốc tế.
Hiện nay, ngoài HAGL đã vào cuộc, còn hai công ty niêm yết lớn của Việt Nam cũng đang có ý định niêm yết tại nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký. Trong đó, một công ty có tham vọng phát hành lượng chứng chỉ có giá trị lên tới 500 triệu USD. Ông Sonali Shahpurwala cho biết, thị trường GDRs toàn cầu còn rất tiềm năng, bởi đến hết năm 2010, các nhà đầu tư mới giải ngân hơn 700 tỷ USD vào thị trường này.
Thực tế cho thấy nhu cầu sở hữu GDRs của các nhà đầu tư nước ngoài còn rất lớn và công cụ này đang trở nên thông dụng tại nhiều thị trường mới nổi. Sở dĩ nhà đầu tư thích GDRs là bởi sản phẩm này giúp giảm chi phí giao dịch và lưu ký hơn khá nhiều so với mua trực tiếp cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Hơn nữa, tính thanh khoản của GDRs rất cao, bởi tại thị trường Mỹ và EU, GDRs được giao dịch giống như bất kỳ loại chứng khoán nào.
Song Trân
(责任编辑:World Cup)
- ·Trồng răng implant mất bao lâu thì lành?
- ·100% trung tâm tư vấn pháp luật sẽ tư vấn miễn phí cho người dân
- ·Hoàn thành chỉ tiêu thi hành án dân sự
- ·9 năm tù vì tội cố ý gây thương tích
- ·Tối 13/12, vàng miếng SJC loạn giá, có nơi bán ra chỉ hơn 85 triệu đồng/lượng
- ·Cần bổ sung nguyên tắc định giá đất bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư
- ·Bộ Nội vụ sắp ‘nhường’ địa phương quản lý biên chế công chức, viên chức
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ cháy ở Quan Hoa khiến 3 chiến sĩ hy sinh
- ·Châu Thành
- ·Đồng bằng sông Cửu Long với nỗi lo sạt lở
- ·Sản xuất lúa 'xanh', chất lượng cao, phát thải thấp
- ·Bộ trưởng TT&TT: Chuyển đổi số báo chí cũng cần học mạng xã hội về công nghệ
- ·Đã đến lúc sửa Luật Báo chí 2016 để phù hợp hơn với thực tiễn
- ·Luật Thủ đô (sửa đổi): Cho phép Hà Nội thí điểm lập Quỹ đầu tư mạo hiểm từ ngân sách nhà nước
- ·Bảo hiểm Agribank Hồ Chí Minh: Chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 559 triệu đồng
- ·Kiến nghị Bộ Chính trị quan tâm đến chức danh Chủ tịch Hà Nội
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định mở đối với đấu giá biển số xe
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 8/2023
- ·Hình hài của biển
- ·Công tác theo dõi thi hành pháp luật ở một số địa phương