【ty so thuy sy】Tăng trưởng GDP ấn tượng, thu nhập bình quân tăng lên 7,4 triệu/tháng
Ngày 4/7,ăngtrưởngGDPấntượngthunhậpbìnhquântănglêntriệutháty so thuy sy Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Kinh tế đang phục hồi toàn diện
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong 6 tháng qua, các bộ, ngành, địa phương đã bám sát phương châm hành động của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" và đã đạt một số kết quả rất tích cực trên các lĩnh vực.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm trong điều kiện khó khăn; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…
Về kết quả cụ thể, các ý kiến tại hội nghị đánh giá dịch bệnh được kiểm soát với các quyết định phù hợp, kịp thời.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,… trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe người dân.
Các ý kiến tại hội nghị cũng thống nhất đánh giá tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, 44/63 tỉnh, thành phố tăng trưởng trên 6% cho thấy sự tăng trưởng đồng đều ở các khu vực và địa phương. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 2,44%...
Tình hình phát triển doanh nghiệp khởi sắc với gần 117.000 DN thành lập mới và trở lại hoạt động (lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp), tăng 25,4% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3%.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Từ tháng 7/2021 đến nay, cả nước đã hỗ trợ gần 81.300 tỷ đồng cho trên 49,7 triệu lao động và gần 728.500 người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, 126, 116 của Chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho gần 150.000 người lao động với kinh phí là 98,6 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11…
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được đẩy mạnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư công và nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng…
“Chúng ta cũng giải quyết bình tĩnh, thận trọng, có hiệu quả các vấn đề phát sinh, các vấn đề tồn đọng như việc xử lý các ngân hàng yếu kém, 12 dự án thua lỗ, dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Long Phú 1, các vấn đề liên quan nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy...”, người đứng đầu Chính phủ nói.
Những kết quả này đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam, chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam cũng tăng 39 bậc chỉ sau 1 năm, chỉ số công khai minh bạch ngân sách năm 2021 tăng 9 bậc so với 2019. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao trong năm 2022.
Thống nhất tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7%
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý tình hình thế giới còn tiềm ẩn nhiều biến động và rủi ro, tác động tới Việt Nam như giá cả xăng dầu, lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ...
Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ lưu ý nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất nặng nề, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, luôn giữ vững nguyên tắc cơ bản nhưng chủ động, linh hoạt, sáng tạo, biến nguy thành cơ, tận dụng tốt cơ hội để phát triển bền vững.
“Thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay”, Thủ tướng nêu rõ.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổng hợp, xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động cập nhật các kịch bản tăng trưởng. Các ý kiến tại Hội nghị cũng thống nhất với phương án, kịch bản tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7% trong năm nay.
Cùng với đó, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng, bảo đảm ổn định tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại hối, tiền tệ, tín dụng, tập trung tín dụng cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cố gắng giảm lãi suất cho vay; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, như phí, thuế, lệ phí, tăng đầu tư công…, tích cực báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh thuế đối với xăng dầu. Nghiên cứu, tiến hành thận trọng chính sách hỗ trợ về xăng dầu với một số đối tượng.
Bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Cùng với đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt.
Quản lý chặt chẽ giá cả, phòng chống đầu cơ, tích trữ găm hàng; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, sử dụng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu; bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các nghị quyết về phát triển vùng và các dự án giao thông trọng điểm.
Trong đó, khẩn trương xây dựng Đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển; danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi, phát triển trong lĩnh vực y tế.
Thủ tướng: Rà soát số lượng y bác sỹ nghỉ việc, sửa đổi phụ cấp ưu đãi ngành y
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát, cập nhật số cán bộ ngành y tế khu vực công nghỉ việc trong thời gian gần đây; sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Cần sớm khắc phục những cọc ngầm dưới lòng sông
- ·Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh, sức mạnh và trí tuệ trước các vấn đề lớn, phức tạp
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Gìn giữ, bảo tồn di tích cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
- ·Đường sắt giảm giá vé tàu đến 30% sau Tết
- ·Góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Dấu ấn Việt Nam trong vai trò Điều phối viên G
- ·Tổng Bí thư chủ trì họp Ban Bí thư đánh giá việc tổ chức Tết Quý Mão
- ·Mức thu học phí năm học 2023
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Lực lượng cảnh vệ trình diễn khí tài, võ thuật tại quảng trường Ba Đình
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc
- ·Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: Đã đi vào cuộc sống
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Đại tá Bùi Quốc Khánh làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng