【kqbd flamengo】'Phải bắt đúng bệnh công chức
Hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. (Ảnh minh hoạ)
Một trong những chủ đề thu hút nhiều phát biểu,ảibắtđuacutengbệnhcocircngchứkqbd flamengo tranh luận tại phiên thảo luận hôm nay 31-5 của Quốc hội về kinh tế - xã hội chính là việc cán bộ, công chức… sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm, không dám nghĩ, dám làm.
Tâm lý sợ sai, sợ chịu trách nhiệm lan rộng
Dẫn báo cáo của Chính phủ, Đại biểu Trần Quốc Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh nhắc đến hạn chế “một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai...” gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn đặt câu hỏi: “Tại sao từ trước đến nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm, mà đến nay mới xuất hiện, không những thế nó còn lan rộng từ trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư…”
Theo Đại biểu Trần Quốc Tuấn, cần phải xác định được nguyên phát của "căn bệnh" này thì mới có thể "điều trị bệnh" một cách hiệu quả.
Từ thực tiễn, ông Tuấn thấy có hai nhóm cán bộ loại này, trong đó có nhóm suy thoái về tư tưởng chính trị, né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích riêng; nhóm sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.
Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cũng cho hay, hiện tượng cán bộ né tránh trách nhiệm có từ lâu rồi, nhưng dường như gần đây nặng hơn, phức tạp hơn.
“Nguyên nhân có một bộ phận cán bộ do năng lực, trình độ hạn chế nên việc nắm bắt quy định của pháp luật cũng hạn chế, làm gì cũng sợ sai, không dám làm. Không dám làm thì né tránh, đùn đẩy. Đây là hiện tượng sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Phải rà soát tỷ lệ này là bao nhiêu để xử lý,” Đại biểu Tô Văn Tám nói.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Trần Quốc Tuấn phát biểu
Dẫn chứng từ câu chuyện việc sợ sai, sợ chịu trách nhiệm đang ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công, Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chỉ rõ nhiều năm nay đã đặt ra vấn đề này nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm. Trong khi nếu như càng về các năm cuối khi các thủ tục đã hoàn thành thì càng dễ giải ngân, tỷ lệ giải ngân phải cao hơn như thực tế lại vẫn còn rất thấp.
Quốc hội đã rất tích cực đồng hành với Chính phủ tháo gỡ khó khăn về thể chế, bảo đảm đồng bộ hệ thống pháp luật, nhiều nghị quyết được ban hành nhằm tháo gỡ vướng mắc. Chính phủ cũng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Thế nhưng trong cùng một hệ thống chính sách, thể chế nhiều địa phương giải ngân vẫn rất tốt, nhưng nhiều nơi vẫn chậm.
Đại biểu Tạ Văn Hạ chia sẻ qua trao đổi với cơ sở cho thấy nhiều cán bộ trực tiếp làm việc gặp khó trong tham mưu vừa phải đúng quy định của pháp luật vừa đúng chỉ đạo. Điều này cũng gây khó trong xử lý trách nhiệm, cán bộ không chịu tham mưu cũng không xử lý được.
Nhấn mạnh vấn đề đặt ra là làm sao bắt cho đúng "bệnh," ông Tạ Văn Hạ kết luận : “Tôi cho rằng trách nhiệm chính là của người đứng đầu. Chúng ta phải quyết tâm, quyết liệt xử lý những người đứng đầu, tổng kết lại xem đã xử lý được bao nhiêu người đứng đầu về thực hiện nhiệm vụ này, có bao nhiêu người cho đứng sang một bên khi không làm được việc. Việc này tôi cho mới là điểm chính.”
Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm như thế nào?
Bên cạnh việc bày tỏ băn khoăn về việc tâm lý sợ sai, sợ chịu trách nhiệm dường như đang ngày càng phức tạp hơn, ảnh hưởng đến việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, các đại biểu Quốc hội cũng quan tâm tới các giải pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Đại biểu Trần Hữu Hậu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho rằng có nhóm cán bộ công chức sợ sai, đùn đẩy công việc là đúng, nhưng không chỉ có như vậy. Nếu các quy định, các hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp thì chắc chắn rằng phần đông cán bộ, công chức, viên chức của chúng ta còn nỗ lực để năng động, sáng tạo, tìm đến cách làm hiệu quả hơn, không có gì phải sợ.
Thế nhưng thực tế hiện nay, trong không ít các việc lớn, việc nhỏ nếu quyết định thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, để đem đến hiệu quả cho dân, cho nước thì phải vi phạm không nhiều thì ít các quy định hiện hành hoặc pháp luật của Nhà nước. Do vậy, những người dù vì lợi ích chung thấy làm sai quy định, sai luật mà không biết sợ thì có lẽ là “điếc không sợ súng” hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
“Cũng vì vậy mà việc bảo vệ người dám nghĩ, dám làm có vẻ bất khả thi. Bởi lẽ, bảo vệ họ trong nhiều trường hợp là bảo vệ việc làm sai quy định, trái pháp luật và khi ấy lại cần có việc bảo vệ người dám nghĩ, dám làm và cứ theo bậc thang thì có thể phải lên đến Quốc hội. Vướng mắc để họ phải dám nghĩ, dám làm nằm trong sự chưa phù hợp, sự mâu thuẫn của các luật hiện hành, ” Đại biểu Trần Hữu Hậu phân tích thêm.
Ông Hậu cho rằng cán bộ, công chức, viên chức chỉ cần tập trung công sức và trí tuệ để năng động, sáng tạo thực hiện công việc của mình hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước. Tức là khi phát hiện luật hoặc các quy định chưa phù hợp thì tập trung sửa ngay với quy trình sao cho chặt chẽ nhưng đơn giản, ngắn gọn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Trần Khánh Thu phát biểu
Đại biểu Trần Khánh Thu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cũng cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc do còn tình trạng cán bộ không dám làm, sợ chịu trách nhiệm.
Bà nhấn mạnh việc chậm giải quyết các công việc, thủ tục hành chính đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, giảm lòng tin của Nhân dân.
Theo Đại biểu Trần Khánh Thu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó, nguyên nhân khách quan là pháp luật có những điểm thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng và quy định cụ thể về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bà cũng đề xuất cần tập trung rà soát bất cập, sửa đổi những quy định của pháp luật có liên quan theo hướng rõ ràng, minh bạch, đồng bộ hơn, có hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, khuyến khích tinh thần dám đương đầu khó khăn, dám tạo đột phá. Công tác đánh giá cán bộ cũng cần phải được đổi mới, cách đánh giá cần giúp người được giao việc, nhất là việc mới, việc khó vững tâm tin rằng, nếu mình làm vì lợi ích chung thì sẽ được nhìn nhận đúng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, công nghệ 4.0 giữa Việt Nam và Romania
- ·Đại biểu Quốc hội: Cơ hội tăng thu ngân sách khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu
- ·Thủ tướng và Tổng thống Joe Biden dự Hội nghị cấp cao Việt Nam
- ·Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết
- ·Công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên liên tục
- ·Việt Nam vượt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng
- ·Đề xuất cho rút bảo hiểm xã hội một lần qua Ngân hàng Chính sách xã hội
- ·Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9
- ·Cán bộ Cục Đường thủy lập ‘quỹ đen’, chia chác tiền tỷ: Bộ trưởng GTVT yêu cầu xác minh
- ·Chủ tịch nước: Cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ của Liên Hợp Quốc với Việt Nam
- ·'Siêu dự án' đánh thức bất động sản nghỉ dưỡng Quảng Bình
- ·Tội phạm về ma túy có chiều hướng tăng
- ·Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Australia
- ·Công ty nước sạch sông Đà xả gần 3.000m3 nước súc rửa bể ra suối
- ·Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ chưa nghiêm
- ·Phát hiện một xác chết trôi sông
- ·Những điểm mới của Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- ·Phó đồn biên phòng phá rừng làm quà biếu đối mặt mức án nặng
- ·Cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, giảm chi từ ngân sách