【mu - west ham trực tiếp】Vốn đầu tư công 5 năm tới dự kiến tăng lên 2,75 triệu tỷ đồng
Dành nguồn lực cho các dự án quan trọng quốc gia
Báo cáo về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 2,750 triệu tỷ đồng, Trong đó, vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 1,380 triệu tỷ đồng, bao gồm vốn nước ngoài 300 nghìn tỷ đồng và vốn trong nước là 1,08 triệu tỷ đồng. Vốn cân đối ngân sách địa phương là 1.370 nghìn tỷ đồng, dự kiến phân bổ gồm đầu tư từ bán vốn tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu từ xổ số kiến thiết và bội chi ngân sách địa phương.
Định hướng đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 là gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, NSTW dành nguồn lực tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể về giao thông, đến năm 2025, tập trung xây dựng và hoàn thành ngay một số trục giao thông chính như: toàn bộ đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng; đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm; đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; đường ven biển; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.
Về lĩnh vực năng lượng, đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải. Mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo.
Về công nghệ, đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; hạ tầng số; hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất; phát triển kinh tế số, hạ tầng số, chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, năng lực quản lý và điều hành.
Đồng thời, xây dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm an ninh nguồn nước. Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là đồng bằng sông Cửu Long; tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đường vành đai, đường xuyên tâm, các công trình đầu mối về cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải,...
Phân bổ vốn đầu tư công phải gắn chặt với cơ cấu lại thu chi ngân sách
Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới được nêu rõ là phải gắn chặt với quá trình cơ cấu lại đầu tư công và cơ cấu lại thu - chi NSNN. Bố trí đủ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt; dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn; bố trí vốn để thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 1/1/2015 (nếu có).
NSTW bố trí cho các dự án của trung ương, bảo đảm giữ vai trò chủ đạo của NSTW; hỗ trợ mỗi địa phương 1 dự án trọng điểm, có tính kết nối, lan tỏa. Ưu tiên bố trí vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Chỉ giao kế hoạch vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nhìn lại việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là "chưa đạt được hiệu quả như mong đợi". Cơ cấu lại đầu tư chưa gắn với cơ cấu lại tài chính ngân sách, vai trò chủ đạo của NSTW chưa được phát huy. Chi đầu tư trung ương thấp hơn chi đầu tư địa phương ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn; mới bố trí được 53% nhu cầu vốn NSTW cho các dự án thuộc 21 chương trình mục tiêu được Chính phủ phê duyệt, chưa bố trí được nguồn để thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước, nhiều nhiệm vụ chi chưa cân đối được nguồn vốn để giải quyết dứt điểm trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư chậm thay đổi, thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào khu vực công còn nhiều hạn chế. Chất lượng quy định quản lý đầu tư công còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt ở khâu lập, thẩm định, lựa chọn, đánh giá hiệu quả dự án.
Việc giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công mặc dù đã chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Tình trạng lãng phí, thất thoát, chất lượng công trình thấp trong đầu tư và xây dựng chưa được xử lý triệt để./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Những hóa chất nguy hiểm 'ẩn mình' trong nước tẩy rửa nhà bếp
- ·Vụ gạo mầm Vibigaba bị “tố” có vấn đề: Khách hàng từ chối nhận hỗ trợ của Lộc Trời
- ·Báo động vấn nạn mạo danh quảng cáo trong hoạt động kinh doanh TPBVSK
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Úc bắt đầu thực hiện chiến dịch cấm sử dụng đồ nhựa một lần
- ·Bán hàng trực tuyến vào EU
- ·Quạt trần kém chất lượng và hàng loạt lỗi không mong muốn thường xuyên xảy ra
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền qua app 'giật' đơn hàng ảo
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Cảnh giác với các thiết bị phòng cháy chữa cháy kém chất lượng
- ·Phát hiện lượng lớn nước hoa giả mạo nhãn hiệu
- ·Rủi ro cháy nổ từ ổ cắm, phích cắm điện kém chất lượng
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Chặn đứng lượng lớn xương chân gà, kẹo xốp không rõ nguồn gốc
- ·Người phụ nữ bị hôn mê sâu do dùng máy phát điện đóng kín cửa khi ngủ
- ·Hoá chất độc hại tồn tại trong sữa mẹ lớn hơn tới 2000 lần lượng an toàn
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Triệu hồi 27.600 xe City, Accord, Jazz và HR